Nhông cát trinh sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu: động vật đặc hữu của Việt Nam (Trang 43 - 46)

2. Các loài động vật đặc hữu ở Việt Nam

2.4.3.Nhông cát trinh sản

Nhông cát trinh sản ( Leiolepis ngovantrii) là một loài thằn lằn thuộc chi Leiolepis, thường gọi chung là nhông cát, mới được các tác giả Ngô Văn Trí thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và hai nhà nghiên cứu Mỹ Lee Grismer và Lesse Grismer phát hiện và đặt tên năm 2010. Đây là loài nhông cát đặc hữu thứ ba được khám phá ở Việt Nam sau loài nhông cát Guta – Leiolepis guttata và loài nhông cát Guentherpetersi –

45 Mô tả:

Loài nhông mới có kích cỡ tương đối nhỏ, chiều dài đầu mình khoảng 11,5cm, có chín hàng vảy có gờ nở rộng ngang cánh tay và 37 – 40 giáp bám phụ bên dưới ngón chân thứ tư. Màu sắc cơ thể trông rất đẹp: trên lưng có những đốm nâu trắng nhạt hình mắt lưới rải đều từ sau gáy và nhỏ nhạt dần ở cuống đuôi. Hai sọc màu vàng nhạt chạy song song hai bên riềm (nếp) lưng và hai sọc khác có màu vàng nhạt hơn ở hai bên hông. Màu sắc này giúp cho nhông cát hòa lẫn tốt với màu của nền rừng vào mùa khô, vốn rất nhiều những bụi cỏ khô lá và cành có màu vàng nhạt. Đây là một trong những loài thích nghi tuyệt vời với kiểu rừng khô ưu thế cây họ dầu trên nền đất cát ven biển, hay kiểu rừng tràm trên vùng đất nhiễm phèn của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Loài này có lẽ là kết quả lai giống giữa 2 loài nhông cát cận chủng. Đây là một hiện tượng có thể xảy ra trong vùng chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái. Điển hình là nơi sinh sống của loài nhông cát mới này là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, nằm giữa vùng đồng đất cây bụi và các cồn cát ven biển. Căn cứ vào đó Grismer cho rằng hai loài thích ứng từ hai hệ sinh thái "sẽ chung đụng và sinh sản để tạo ra một dạng lai ghép."

Suy từ thử nghiệm gen tiến hành với ADN ti thể của loài nhông cát mới này, khoa học đã xác nhận L. guttata là dòng mẹ tuy nhiên vì ADN này chỉ truyền theo mẫu huyết nên dòng cha của loài này vẫn chưa được minh xác.

Sinh sản:

Trong thiên nhiên, Leiolepis ngovantrii là một quần thể chỉ toàn con cái nên loài nhông này còn gọi là loài nhông cát vô tính. Đây là loài thằn lằn có khả năng trinh sản, có nghĩa là chỉ có một cá thể mẹ (không cần con đực, bố) là có thể sinh sản được. Các con cái tự rụng trứng và tự phát triển thành dòng vô tính để cho ra đời những con thằn lằn con.

46 CHƢƠNG 3:

KẾT LUẬN

Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài động vật đặc hữu chiếm một số lượng không nhỏ. Điều này đã góp phần vào đa dạng hệ sinh thái của chúng ta. Chúng đem lại cho chúng ta rất nhiều tiềm năng về mặt kinh tế, có giá trị khoa hoc và thẩm mỹ cao.

Vì thế, chính sách của nhà nước cần đưa ra nhiều biện pháp để bảo tồn các loài động vật đặc hữu, để chúng luôn sinh tồn và phát triển trong một môi trường lành mạnh như: Khẩn trương ngăn chặn việc phá rừng, giáo dục mọi người về tầm quan trọng của các loài đặc hữu cũng như nghĩa khoa học của chúng để tích cực tham gia bảo vệ, nghiêm cấm và trừng phạt nghiêm khắc những hành vi săn bắt làm chúng có nguy cơ dần tuyệt chủng. Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch bảo vệ các khu rừng hiện nay, các vườn quốc gia là công việc cấp thiết không chỉ để bảo vệ các loài thực vật hiếm ở nước ta mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật qu sống ở đó.

Động vật đặc hữu còn đem lại sự tò mò thích thú đối với những du khách nước ngoài , chính vì vậy, việc phát hiện ra nơi cư trú mới của loài đã góp phần thắp lên hy vọng cho các nỗ lực bảo tồn, đồng thời khẳng định giá trị, nghĩa của các tour du lịch sinh thái đối với việc bảo tồn nguồn gene động, thực vật vô giá của nhân loại.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/ 2. http://www.vncreatures.net/tracuu.php 3. http://camnangdongvat.com/home/

4. http://thuvien247/Chim-Viet-Nam-Bach-khoa-toan-thu-ve-464-loai-chim-t7706.html 5. vietbao.vn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu: động vật đặc hữu của Việt Nam (Trang 43 - 46)