Chà vá chân xám

Một phần của tài liệu Tìm hiểu: động vật đặc hữu của Việt Nam (Trang 27 - 28)

2. Các loài động vật đặc hữu ở Việt Nam

2.2.3.Chà vá chân xám

Tên Việt Nam: Chà vá chân xám

Tên Latin: Pygathrix cinerea

Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trƣởng Primates

Lớp (nhóm): Thú

Mô tả:

Thân hình thon mảnh, bộ lông nhiều màu, đỉnh đầu, trán màu đen, mặt cằm trắng nhạt, lông dày lên ở quanh mặt tạo thành vòng mặt. Vùng dưới mắt, dưới họng, cổ, ngực màu hung đỏ rực rỡ. Lưng màu xám nhạt, hoặc lốm đốm trắng sáng. Vai màu xám đen.

Chân tay rất dài, cánh tay, bàn tay màu xám nhạt, các ngón tay màu đen. Đùi màu đen, ống chân màu xám sẫm. Mu bàn chân và các ngón màu đen. Đuôi rất dài và lông màu trắng.

Sinh học:

Thức ăn của chúng là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy.

29 Nơi sống và sinh thái:

Sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 – 1000m so với mặt biển. Vùng hoạt động kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng hỗn giao trong thung lũng trên núi thấp, nương rẫy.

Chúng sống thành đàn, bao gồm nhiều cá thể đực và cái, mỗi đàn có khoảng 4 – 5 con.

Hoạt động ban ngày vào hai buổi sáng và chiều tối. Buổi trưa và đêm nghỉ ngơi, trú ẩn trên cây cao, trên mỏm đá, hoặc trong hốc đá khi trời lạnh.

Phân bố:

Chà vá chân xám sinh sống ở khu vực trung Trường Sơn của Việt Nam trên địa bàn năm tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai.

Tổng số lượng của quần thể này ước khoảng 600-700 con.

Giá trị:

Là loài đặc hữu của Việt Nam, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Chà vá chân xám là phân loài linh trưởng qu hiếm, chúng cần được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây do săn bắt quá mức, nhiều nơi đã trở nên khan hiếm.

Động vật linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, tổng số lượng quần thể ước tính khoảng 600-700 con, là một trong 25 loài linh trưởng bị đe dọa nhất hiện nay.

Ngày 3 tháng 7 năm 2007, người ta thông báo rằng WWF và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã giám sát ít nhất 116 con tại miền trung Việt Nam, làm tăng cơ hội sống sót của chúng.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm tuyệt đối săn bắt chà vá chân xám. Xây dựng các khu bảo tồn loài này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu: động vật đặc hữu của Việt Nam (Trang 27 - 28)