Lòng rạch Tây Ninh ngày càng bị bồi lắng, gây tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 39)

rất lớn đến khả năng tự làm sạch của rạch.

Khả năng tự làm sạch của một con sông hay một con rạch trên thực tế rất khó có

thể xác định vì nó phụ thuộc vào rất nhiều như tốc độ dòng chảy, mức độ xả thải, độ

sâu của đoạn rạch…Tuy nhiên ta có thể dựa vào sự thay đổi của dòng chảy mà chính xác là vận tốc của dòng chảy, độ sâu…kéo theo nó là khả năng hòa trộn DO và tốc độ

tiêu thụ BOD để đánh giá một cách tương đối khả năng tự làm sạch của một con sông,

một đoạn rạch.

Nhìn chung trên toàn rạch Tây Ninh thì khả năng tự làm sạch là trung bình, có một vài đoạn do sự thay đổi của mặt cắt ướt dẫn đến vận tốc dòng chảy tăng khiến cho

khả năng hòa trộn của rạch tăng cao, đưa đến là đoạn sông này có khả năng làm sạch

cao.

Việc lựa chọn điểm xả thải ứng với các các đoạn sông có khả năng tự làm sạch

cao sẽ tốt hơn là xả vào các đoạn có khả năng tự làm sạch kém; đó là các đoạn ứng với các điểm xả thải như cống thoát nước, cầu Mới, cầu Thái Hòa. Tuy nhiên, việc xả thải vào môi trường cũng cần phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.

Hiện nay, tại những đoạn này dù có khả năng làm sạch tốt nhưng đang có hiện tượng bị

ô nhiễm do việc xả thải ra quá nhiều mà không qua xử lý, không có sự kiểm soát chặt

chẽ đối với nguồn thải trước khi được thải bỏ ra tự nhiên.

Môi trường nước mt ca tỉnh Tây Ninh có nguy cơ bị ô nhim:

Các nguồn nước mặt trên địa phận tỉnh Tây Ninh ngoài 2 hệ thống sông lớn là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn còn có khá nhiều kênh rạch là phụ lưu và chi lưu

của 2 con sông chính kể trên. Ngoài ra còn phải kể đến các hồ chứa nhân tạo như hồ

Dầu Tiếng, hồ nước Tân Châu, hồ suối Nước Trong và những hệ thống kênh mương khác (kênh Đông, kênh Tây...).

Hiện trạng chất lượng nước của các hệ thống sông và kênh rạch ở tỉnh Tây Ninh tuy chưa bị ô nhiễm nhiều nhưng xu hướng đang ngày dần xấu đi ở một số nơi: hạ lưu

sông Vàm Cỏ Đông đang chịu ảnh hưởng của dòng nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm

khó phân hủy từ các nhà máy sản xuất mì ở phía thượng nguồn huyện Trảng Bàng; chất lượng nước kênh Cầu Mương đã bị ô nhiễm và không thể sử dụng để phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt của các hộ dân xung quanh do bị ảnh hưởng từ nguồn nước thải

của khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III; chất lượng nước sông Cầu Quan và sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng bởi các hoạt động san lấp mặt bằng và xây dựng vườn công nghiệp Bourbon An Hòa; nước tại kênh Đông không thể sử dụng cho sinh

hoạt vì đã bị ô nhiễm nặng SS, COD, BOD và tảo là chủ yếu, khiến cho diện tích bề

mặt nước bị suy giảm, hàm lượng oxy hòa tan ít, lượng thủy sinh trong nước chết

dần…do hoạt động xây dựng bờ kè, xây đập, phục vụ cho việc xây dựng khu liên hợp

công nghiệp – đô thị – dịch vụ Phước Đông – Bời Lời.

Nhìn chung một số khu công nghiệp đã có xây dựng hệ thống xử lý nước thải

tập trung nhưng công tác đấu nối chưa hoàn thành 100% là nguyên nhân chính làm ô

nhiễm nước sông và kênh rạch. Chính vì thế mà chất lượng nguồn nước mặt ngày càng không tốt và có xu hướng ô nhiễm tăng dần vì ngày càng có nhiều nhà máy được xây

dựng trên thượng nguồn cũng như hạ nguồn. Với việc phát triển các hoạt động công

nghiệp tập trung như hiện nay mà không chú trọng nhiều đến các biện pháp xử lý

nguồn thải đầu ra sẽ tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước mặt của tỉnh, đặc biệt

việc xả thải ô nhiễm của các nhà máy, cơ sở sản xuất trên thượng nguồn hay dọc theo

bờ sông thải vào.

Ngoài ra, còn phải kể đến các hoạt động nông nghiệp của tỉnh có tác động

không nhỏ đến chất lượng nguồn nước mặt.

Với địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã hỗ trợ rất nhiều cho việc phát

triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Nông nghiệp phát triển kéo theo hệ quả là hiện trạng

lạm dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Nước dùng cho nông nghiệp ngày càng bị ô nhiễm các loại hóa chất này. Thêm vào đó là sự đa dạng về chủng loại cũng

làm phát sinh thêm nhiều dạng hóa chất chứa trong chúng, càng khiến cho các chất ô

nhiễm trở nên phức tạp hơn.

Dòng nước mặt chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nước dùng cho tưới tiêu; thường được

sử dụng với lưu lượng nước và thường xuyên. Nước được dẫn vào các cánh đồng để

cung cấp dinh dưỡng cho cây. Sau khi lưu trữ một thời gian thì lượng nước này được tháo ra để thay thế bằng một lượng nước mới tùy từng chu kỳ canh tác. Cứ mỗi lần như

thế thì dòng nước lại tiếp nhận thêm 1 phân chất ô nhiễm, chủ yếu là các hóa chất phân

bón.

Nước sau khi phục vụ canh tác thì được xả thẳng ra sông, kênh rạch. Với lưu lượng lớn thì sau nhiều năm sử dụng, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm một phần hóa chất

nông nghiệp. Vì đây là các hợp chất có cấu trúc phức tạp, đa vòng, đa nhánh nên tồn tại

rất lâu trong môi trường tự nhiên và hầu như không phân hủy. Nếu sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt thường xuyên dễ mắc phải các chứng bệnh ung thư do sự tích

lũy lâu dài của chúng trong cơ thể.

Tình hình cá chết trên sông Vàm CĐông:

Hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Vàm Cỏ Đông xuất hiện đã vài năm trở

lại đây và năm 2010 là nhiều nhất và lớn nhất.

Bảng 2.19. Bảng thống kê tình hình cá chết trên sông Vàm Cỏ Đông

STT Thời gian Khu vực tác động Hiện trạng môi trường Tổng thiệt hại

STT Thời gian Khu vực tác động Hiện trạng môi trường Tổng thiệt hại

Cỏ Đông từ rạch Ba Vít đến chân

cầu Gò Dầu

ở thời điểm kiệt (nước

ròng), nước bẩn, có màu vàng đỏ và hôi thối An Thạnh, huyện Bến Cầu và 01 hộ ở phường 1, Thị xã Tây Ninh, khoảng 37,4 tấn cá

- Cá sống tự nhiên trên

sông (tôm, cá, lươn,

lịch...) cũng đều bị chết 2 13/04/2007 Ấp Chánh, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu Tình trạng ô nhiễm từ đợt tháng 03/2007 vẫn tiếp tục 01 hộ nuôi cá bè mất khoảng 7,7 tấn cá lăng và cá diêu hồng 3 07/04/2010 - Ấp Phước Trung thuộc xã Phước Vinh và cầu Gò Chai thuộc xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành - Đoạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Gò Dầu - Ấp Long Biên, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành

- Trên mặt sông, lục

bình dày đặc.

- Không phát hiện các cơ sở sản xuất đóng dọc theo lưu vực sông xả nước thải xuống sông

- Trên các cánh đồng

dọc theo bờ sông, các

chai, lọ, vỏ bao thuốc

bảo vệ thực vật vứt bừa

bãi trên bờ và dưới mặt

sông.

- Nước sông có màu không bình thường

- Các loại cá trắng (cá lăng, cá mè) chết hàng loạt và nổi trên mặt nước

- Theo thống kê của Chi

cục Bảo vệ môi trường,

số lượng cá bè chết từ ngày 07/04 đến ngày 14/04/2010 là trên 144.500 con cá các loại

STT Thời gian Khu vực tác động Hiện trạng môi trường Tổng thiệt hại 4 13/04/2010 Đoạn sông Vàm Cỏ Đông từ cầu Bến Sỏi đến cầu Gò Dầu Trên mặt sông lục bình dày đặc 5 23/04/2010 Đoạn sông Vàm Cỏ Đông từ cầu Bến Sỏi đến cầu Gò Chai Trên mặt sông, lục bình dày đặc; không phát hiện các cơ sở sản xuất

dọc theo lưu vực sông

xả nước thải xuống

sông

Phát hiện các loại cá

trắng (cá lăng, cá mè) chết nổi trên mặt nước

6

07/05/2010 Khu vực vị trí cầu

Gò Dầu

Tại thời điểm này, các

cơ sở chế biến cao su và chế biến khoai mì đã

ngưng hoạt động nên không phát hiện được

nguồn ô nhiễm

Phát hiện cá chết trên sông và cả cá được nuôi

trong bè 7 10/06/2010 Đoạn sông Vàm Cỏ Đông từ rạch Trà Cao đến bến đò Lộc Giang

Nước sông đang ở thời điểm triều dâng cao. Cá tự nhiên có hiện tượng

bị ngộp và nổi trên mặt nước

Chỉ phát hiện cá tự nhiên nổi trên sông nhưng cá

nuôi trong bè không bị ảnh hưởng

Hình 2.4 Cá chết hàng loạt trên sông Vàm Cỏ Đông[29].

Hiện tượng cá chết trên sông Vàm Cỏ Đông thường xuất hiện vào thời điểm

giao mùa, chuẩn bị vào mùa mưa, khoảng tháng 4, 5 hàng năm. Các cơ quan quản lý có

liên quan cũng đã tiến hành điều tra khảo sát ngay sau mỗi khi nhận được thông tin từ người dân địa phương. Tuy nhiên, thời điểm điều tra thường sau đó vài ngày do người

dân báo trễ, do đó cũng phần nào gây khó khăn cho việc đánh giá tình hình thực tế.

Phân tích theo hiện trạng môi trường và thời điểm cá chết, có thể là do các nguyên

nhân như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)