1. Hệ thống giám sát:
Trên thị trường hiện nay, ngoài các dịch vụ giám sát bằng camera IP thông qua mạng Internet hoặc 3G của một số nhà cung cấp như FPT, Viettel và VNPT thì ta có thể dễ dàng tìm thấy các hệ thống giám sát truyền thống với thành phần là các camera được kết nối với đầu ghi hình. Camera trong hệ thống có thể là camera IP hoặc camera analog. Mô hình của hệ thống được mô tả trong Hình 4-1 dưới đây:
Hình 4-1: Mô hình hệ thống giám sát thông thường
Với mô hình truyền thống này thì hệ thống sẽ bao gồm các camera và đầu ghi hình. Hiện tại thì mô hình này được sử dụng nhiều trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Số lượng camera có thể thay đổi với điều kiện là đầu ghi hình là loại hỗ trợ nhiều camerea như mong muốn. Đặc điểm của hệ thống này là hệ thống cần ghi hình lại từ các camera và lưu trữ trong một thời gian dài nhất định. Thiết bị quan trọng trong mô hình này chính là đầu ghi hình. Đầu ghi hình này có chức năng nén dữ liệu video từ các camera và ghi vào các ổ đĩa cứng. Nó còn cho phép truy cập dữ liệu video tại các thời điểm nhất định trong lịch sử đã được ghi lại. Nó cũng là thành phần kết nối hệ thống giám sát với các hệ thống khác như hệ thống báo động, hệ thống kiểm soát vào ra, kết nối Internet. Đầu ghi hình được phân loại thành một số loại:
Đầu ghi hình switch
Camera 1
Camera 2
DVR: Đầu ghi hình chuyên dùng cho các hệ thống mở có thể có nhiều kết nối với các hệ thống khác và yêu cầu điều khiển hệ thống từ xa.
Card ghi hình: Chuyên dùng để tích hợp hệ thống camera cùng với máy tính PC
NVR: Thết bị ghi hình qua mạng.
VCR: Thiết bị ghi hình sử dụng băng từ.
Tuy nhiên hệ thống này không phù hợp với phần lớn đối tượng khách hàng cá nhân hộ gia đình bởi vì một số lí do sau:
Thứ nhất là chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống lớn. Với hệ thống này người dùng sẽ phải bỏ thêm chi phí đầu ghi hình. Với một chiếc đầu ghi hình thì chi phí cũng không phải là thấp.
Tuy nhiên dù phải đầu tư thêm chiếc đầu ghi hình thì thực ra chi phí cũng chỉ là một phần. Mà vấn đề quan trọng hơn là người dùng sẽ phải bảo trì thiết bị này bao gồm cả thiết bị lưu trữ.
Thứ ba là người dùng cũng sẽ gặp khó khăn trong việc cấu hình hệ thống và vận hành hệ thống bới chính họ, những người hầu như không có kinh nghiệm. 2. Hệ thống cảnh báo:
Đi cùng với hệ thống giám sát bằng camera là hệ thống cảnh báo dùng một số loại cảm biến đã giới thiệu ở phần trước. Hệ thống này bao gồm bộ điều khiển, báo động trung tâm và các cảm biến khác nhau. Khối báo động trung tâm này kết nối với tất cả các cảm biến và nhận tín hiệu cảnh báo từ các cảm biến này. Sơ đồ của hệ thống được mô tả trong Hình 4-2 sau đây:
Hình 4-2: Mô hình hệ thống cảm biến Khối báo động trung tâm Cảm biến ga Cảm biến chuyển động Đèn chớp Cảm biến từ Cảm biến khói Cảm biến vùng Loa
Khối báo động trung tâm thường được đặt ở những nơi kín đáo, có tính năng chính dùng để lập trình, điều khiển hoạt động của toàn hệ thống như nhận và xử lý các tín hiệu từ các cảm biến, đưa ra các cảnh báo có trộm tức thời ra loa, còi, thiết lập các chế độ hoạt động cho từng khu vực …
Các loại cảm biến (Sensor): Có chức năng phát hiện các hành vi xâm nhập trái phép, phát hiện khói, dò gas, kính vỡ. Khi phát hiện thấy có các hiện tượng bất thường, các cảm biến sẽ gửi tín hiệu về tủ trung tâm, tủ trung tâm sẽ báo động bằng còi hú, loa, đèn chớp, đồng thời thông báo đến các số điện thoại được cài đặt trước.
Có hai loại hệ thống cảnh báo chính là hệ thống có dây và hệ thống không dây. Với hệ thống nối dây thì các thiết bị của hệ thống được kết nối với trung tâm báo động bằng cáp tín hiệu. Còn trong hệ thống không dây thì các thiết bị kết nối bằng sóng cao tần. Tùy theo nhu cầu thực tế mà chúng ta lựa chọn loại nối dây hay không dây để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.