Xác định nồng độ hợp chất biến đổi bề mặt khoáng talc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tác nhân kết nối silan để biến đổi bề mặt khoáng talc sử dụng làm phụ gia cho vật liệu polyme (Trang 43)

2. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Xác định nồng độ hợp chất biến đổi bề mặt khoáng talc

35

khoảng 800°C. Dưới nhiệt độ này gần như không có sự thay đổi về khối lượng nào. Với các mẫu bột talc biến đổi bằng hợp chất silan, có nhiệt độ phân hủy thấp, đề tài chỉ khảo sát các mẫu bột talc biến đổi bề mặt đến 400°C, tốc độ gia nhiệt thấp 5°C/phút. Nếu ở mẫu bột talc ban đầu, ở khoảng nhiệt độ dưới 800ºC gần như không có sự suy giảm khối lượng thì với mẫu bột talc biến đổi bề mặt bằng metacrylsilan đã có sự suy giảm (hình 3.2).

Hình 3.2: Giản đồ phân tích nhiệt của mẫu bột talc biến đổi bằng metacrylsilan

Từ giản đồ phân tích nhiệt của các mẫu bột talc biến đổi bề mặt ở các nồng độ hợp chất silan khác nhau cho thấy rằng, hầu hết các mẫu đã có sự thay đổi khối lượng với các mức độ khác nhau. Khối lượng suy giảm này chính là phần khối lượng của hợp chất silan có trên bề mặt khoáng talc. Sự suy giảm khối lượng chủ yếu diễn ra ở khoảng 200°C - 300°C khi các hiệu ứng nhiệt được thể hiện rõ ở vùng nhiệt độ này. Bảng 3.1 trình bày khối lượng suy giảm của từng mẫu bột talc khác nhau:

36

Bảng 3.1: Hàm lượng silan trên bề mặt khoáng talc

Khi tăng hàm lượng hợp chất silan trong dung dịch biến đổi trong khoảng nồng độ từ 1-4% thì hàm lượng hợp chất silan có trên bề mặt khoáng talc tăng khá mạnh. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ hợp chất silan đến 6% thì hàm lượng hợp chất silan trên bề mặt khoáng talc tăng không nhiều. Với nồng độ dung dịch silan biến đổi bề mặt khoáng talc 2% là phù hợp với hàm lượng hợp chất silan có trên bề mặt khoáng là 1,132%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tác nhân kết nối silan để biến đổi bề mặt khoáng talc sử dụng làm phụ gia cho vật liệu polyme (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)