0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phương pháp chế tạo mẫu có chứa talc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN KẾT NỐI SILAN ĐỂ BIẾN ĐỔI BỀ MẶT KHOÁNG TALC SỬ DỤNG LÀM PHỤ GIA CHO VẬT LIỆU POLYME (Trang 36 -36 )

2. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phương pháp chế tạo mẫu có chứa talc

28

 Mẫu PP/talc

Cân chính xác PP, talc biến đổi và không biến đổi bề mặt theo tỷ lệ thể tích xác định. Hàm lượng PP/ talc thay đổi lần lượt là 100/0, 90/10, 70/30, 50/50.

Hỗn hợp PP và khoáng talc được đưa vào máy trộn kín HAAKER (Đức) đã được gia nhiệt trước đến 1800C, tốc độ quay của roto 50 vòng/phút. Sau khoảng 10 phút trộn nóng chảy, khi momen xoắn đạt ổn định và vật liệu trở nên đồng nhất thì dừng trộn. Mẫu PP/talc ở trạng thái nóng chảy được lấy ra, nhanh chóng ép phẳng trên máy ép thủy lực TOYOSEIKY (Nhật Bản) ở 1900C trong 2 phút với lực ép 12-15 Mpa. Mẫu ép được lấy ra, bảo quản trong điều kiện chuẩn ít nhất 24 giờ trước khi xác định các tính chất và cấu trúc pha.

 Mẫu CSTN/talc

Mẫu nghiên cứu được chế tạo theo thành phần cơ bản sau: (bảng 2.4)

Bảng 2.4 : Thành phần chế tạo mẫu cao su thiên nhiên TT Thành phần Hàm lượng (pkl)

1 Cao su thiên nhiên 100 2 Axít stearic 1,5 3 Lưu huỳnh 2 4 Xúc tiến DM 0,6 5 Xúc tiến D 0,3 6 ZnO 5 7 Phòng lão 2 8 Talc Thay đổi

29

Các thành phần của mẫu nghiên cứu được trộn hợp trên máy cán 2 trục, sau ép lưu hóa trên máy ép thủy lực được gia nhiệt bằng điện trở.

Cán trộn

Mẫu nghiên cứu được chế tạo bằng phương pháp cán trộn trên máy cán hai trục thí nghiệm của hãng TOYOSEIKI, Nhật Bản (hình 2.2).

Các thông số của máy cán: - Đường kính trục: 7,5 cm, - Chiều dài trục: 16 cm, - Tốc độ trục chậm: 7,5 vòng/phút - Tỷ tốc: 1,2. Hình 2.2: Máy cán 2 trục TOYOSEIKI

Các bước được thực hiện như sau:

- Đầu tiên CSTN được cán đứt mạch để tăng khả năng phối trộn.

- Tiếp theo cán trộn CSTN đã đứt mạch với tro bay và các phụ gia khác ở nhiệt độ phòng. Lưu huỳnh được đưu vào cán trộn cuối cùng.

- Kết thúc quá trình cán trộn, mẫu được xuất tấm để chuẩn bị cho giai đoạn ép lưu hóa.

30 Mẫu được ép lưu hóa trong khuân có kích thước 200 x 200 x 2 mm. Các thông số của quá trình ép lưu hóa như sau:

- Áp suất ép: 6 kg/cm2 - Thời gian lưu hóa: 25 phút - Nhiệt độ lưu hóa: 145oC.

Ép lưu hóa được thực hiện trên máy ép thủy lực thí nghiệm TOYOSEIKI, Nhật Bản.

Hình 2.3: Máy ép thủy lực TOYOSEIKI

 Mẫu nhựa epoxy/talc

Hỗn hợp gồm nhựa epoxy, bột talc biến tính bằng silan dung môi và các phụ gia được nghiền bằng cối nghiền bi trong 48 giờ. Bổ sung các thành phần còn lại ta thu được hỗn hợp epoxy chứa bột talc. Chất đóng rắn được đưa vào sơn sau cùng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN KẾT NỐI SILAN ĐỂ BIẾN ĐỔI BỀ MẶT KHOÁNG TALC SỬ DỤNG LÀM PHỤ GIA CHO VẬT LIỆU POLYME (Trang 36 -36 )

×