Nói chung, các mối liên hệ: bên trong, bản chất, chủ yếu, tất nhiên giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. (sinh viên tự rút ra bài học về phương pháp luận).
4. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến : Các sự vật, hiện tượng, quá
trình khác nhau của thế giới không những chúng tồn tại riêng biệt, mà còn liên hệ với nhau, nghĩa là tác động qua lại, quy định và chuyển hoá (mutation) lẫn nhau.
5. Bài học phương pháp luận (methodology): Phải có quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử-cụ thể trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn. 5.1- Trong nhận thức: Quan điểm toàn diện (đối lập với quan điểm phiến diện) đòi hỏiphải xem xét đầy đủ các mối liên hệ (bên trong, bên ngoài) của sự vật, đồng thời phải biết phân biệt các mối liên hệ khác nhau (tránh “cào bằng”), làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật để tìm ra bản chất của sự vật. Quan điểm lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải đặt sự vật trong không gian, thời gian cụ thể (hoàn cảnh lịch sử) mà xem xét, đánh giá. Bởi : Mọi sự vật chỉ được tạo thành và chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình, bộc lộ bản chất của mình thông qua các mối liên hệ cụ thể diễn ra trong không gian, thời gian nhất định.
5.2- Trong thực tiễn: Giải quyết bất kì vấn đề gì, quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể đòi hỏi vừa phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, vừa phải biết điểm lịch sử-cụ thể đòi hỏi vừa phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, vừa phải biết sử dụng giải pháp then chốt. (Chẳng hạn, muốn nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, phải giải quyết đồng bộ các khâu : quản lí, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở và phương tiện vật chất cho dạy và học, nhân cách thầy giáo, trình độ và tinh thần, thái độ, phương pháp học tập của sinh viên, môi trường xã hội, … trong đó giải pháp then chốt nằm trong khâu quản lí ngành và quản lí xã hội).