NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác (Trang 77)

IV. Quy luật phủ định của phủ định

NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

trong tính lịch sử - cụ thể của nó. Từ đó mà tìm ra những giải pháp phù hợp , tránh rập khuôn, máy móc, tránh tuyệt đối hoá các tri thức đã có.

Những căn bệnh trên đây thường gắn bó chặt chẽ với nhau. Chúng là một trong những nguyên nhân đưa nước ta vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội những năm 80. Với tinh thần cách mạng khoa học, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới tư duy lý luận được xem là cơ sở. Từ đó đến nay, chúng ta đã có những bước tiên quan trọng trong việc khắc phục các khuynh hướng tư duy sai lẩm, vận dụng một cách khoa học tư duy biện chứng duy vật trong việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Tuy nhiên, vốn là những bệnh đã tồn tại khá lâu dài và những cơ sở nảy sinh ra chúng chưa hoàn toàn mất đi, nên chúng chưa hoàn toàn bị loại trừ. Ở mức độ nào đó, những căn bệnh này vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc đổi mới của chúng ta.

Việc ngăn ngừa, khắc phục các căn bệnh nói trên về thực chất phải là quá trình xoá bỏ những nguồn gốc đã sinh ra chúng. Điều đó có nghĩa là phải xoá bỏ tình trạng yếu kém về tư duy lý luận, phát triển tư duy lý luận lên trình độ cao. Muốn vậy, trước hết phải nắm vững phương pháp luận biện chứng duy vật và thông qua đó, không ngừng nâng cao trình độ lý luận, năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn.

Như vậy, nắm vững phép biện chứng duy vật sẽ giúp cho chủ thể vừa ngăn ngừa, khắc phục những khuynh hướng tư duy sai lầm, vừa nâng cao năng lực tư duy, tạo khả năng giải quyết đúng đắn những vấn đề do thực tiên đặt ra.

Theo Tạp chí Triết học.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (Lượng và Chất)?

1. Trước tiên ta cần hiểu nội dung quy luật: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay

đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

2. Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại học như sau:

- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó. Để có một tấm băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ sống lượng đơn vị học trình của các môn học. Như vậy các kỳ thi có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lỹ tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta.

Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình ông cho ta chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng nhặt, chặt bị" , "có công mài sắt có ngày lên kim"đó sao?

Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++Triết học Mác-Lênin và thách thức của vật lí học hiện đại Triết học Mác-Lênin và thách thức của vật lí học hiện đại

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng Vậy lý học lần thứ 2 bắt đầu thì Thế giới như ngày càng bị chiếm lĩnh bởi Khoa học và công nghệ. Những mô hình tư duy do Khoa học tạo ra những lối sống do nó mang lại và các Khoa học nhân văn phát triển làm cho tiếng nói các nhà Triết học không còn mạnh mẽ như trước. Triết học Mác cũng không ngoài tình cảnh này đặc biệt là sau khi Lênin qua đời năm 1924.

Ngày nay Triết học và cả Tôn giáo không thể mô tả Thế giới hiện thực mà không cần viện dẫn những tư tưởng mới nhất của Vật lý hiện đại. Bỡi vì bản chất của hiện thực và qui luật vận động của nó là trung tâm của Triết học. Thế nhưng một trong những phát kiến lớn nhất của Vật lý hiện đại cho thấy nhiều bằng chứng rằng : Thế giới khách quan dường như không tồn tại ngoài Ý thức và chính Ý thức qui định những thuộc tính của Vật chất rằng Vật chất có thể sinh ra từ Chân không. Nếu hội đủ năng lượng cần thiết trong chân không ấy.

Có thể nói Khoa học Vật lý đã đạt được bức tranh hoàn thiện về cấu trúc của Vật chất nó chỉ bao gồm: 6 hạt quark và 6 hạt Lepton. và cùng chịu tương tác của một trong 4 lực cơ bản của Tự nhiên.

hiểu các quá trình bên trong của cấu trúc Vật chát nó đã mô tả được tinh chất của các hạt vi mô vừa có tính hạt, vừa có tính sóng mà thí nghiệm 2 khe do nhà vật lý người Anh Thomas Young phát hiện: Chiếu một chùm sáng (Photon) hướng tới một màn chắn có khoét 2 khe hẹp. Photon thể hiện tính hạt khi người ta bịt đi một khe và có tính sóng khi có đủ 2 khe. Dường như vào thời điểm đó Photon biết được rằng khe trước đây bị bịt kín giờ đẫ mở ra rồi!

Chưa có ai có thể giải thích được những gì xảy ra vào lúc Photon lựa chọn để vượt qua khe A hoặc khe B trong 2 khe đó, trên màn chắn chỉ biết rằng đứng trước một khe hình như Photon biết trước rằng khe kia mở hoặc đóng.

Cái gì cho phép Photon lựa chọn khe này hay khe kia? Đó chỉ là Ý thức của người quan sát!

Rõ ràng chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng tư duy rộng lớn một đoạn “gãy khúc” tri thức luận mà triết học chưa từng biết tới từ nhiều thế kỷ nay.

Phải chăng khi đi theo quan niệm do Vật lý lượng tử mở ra một biểu tượng mới về Thế giới xuất hiện với sự khác biệt căn bản? Để rõ hơn chúng ta nhìn lại những biến đổi của tri thức – và do đó của các phương thức tư duy – từ cuối thế kỷ thứ 17 đến nay sẽ thấy nổi bật lên 2 thời điểm lớn trong lịch sử: Đầu tiên là sau một thời gian mang tính chất loại suy chủ yếu tìm cách thiết lập những liên hệ các loại đối tượng hay hiện tượng khác nhau tư duy có thêm một cách thức mới để nắm bắt được những hiện tượng có thể định lượng có tính chất cơ gới và có thể tính toán được. Đó là thời ngự trị của Quyết định luận Laplace hay còn gọi đó là thời ngự trị của Tư duy lôgic (mà ngày nay, người ta hay dùng thuật ngữ Tư duy tuyến tính). Nó tương ứng với Vật lý học Newton:”Vũ trụ như một cỗ máy vô tận”, vận hành trơn tru!

Đó là thời kỳ thăng hoa của những tư tưởng tiên tiến nhất của Triết học Mác với đóng góp to lớn của Engel. Trong khi các trào lưu Triết học khác đặc biệt là Tôn giáo thì trước những tri thức bắt nguồn từ Khoa học lúc bấy giờ, đã làm ngày càng rõ nét hơn sự đối lập giữa Khoa học với niềm tin về Đấng sáng thế cũng có nghĩa là cái trật tự sâu xa của những xác tín được gửi gắm vào sự thiêng liêng của Đấng sáng tạo đã bị sụp đổ. Thượng đế và Khoa học là 2 Thế giới khác nhau đến mức không ai có thể nghĩ tới việc mạo hiểm bênh vực những thứ đó.

Tiếp theo những thập kỷ sau một số dấu hiệu đang cảnh báo rằng đã đến lúc mở ra con đường mới bằng tri thức sâu sắc hơn để vượt qua những bề ngoai máy móc của Khoa học nhằm tìm kiếm dấu vết gần như siêu hình của một cái gì khác mà giả thuyết mới của Khoa học đang manh nha. Cảnh báo rằng thời kỳ mà cách thức tư duy tuyến tính là vạn năng sẽ không còn nữa.

Chính tại thời điểm lịch sử này, những tư tưởng thiên tài của Lênin vĩ đại đã xuất hiện kịp thời trên vũ đài Triết học. Lênin đã bổ sung và phát triển những luận điểm cơ bản nhất thắp sáng một Thế giới quan khoa học. mà Triết học Mác-Lênin là nền tảng.

Bấy giờ Triết học Mác-Lênin có thể dương cao ngọn cờ chiến thắng trước các trào lưu triết học khác ở châu Âu.

Từ năm 1905 cho đến 1915 trong vòng 10 năm ấy Lênin kịp chứng kiến “phát súng lệnh” mở đầu cuộc cách mạng Vật lý học lần thứ 2 dẫn đến một quan niệm về không gian và thời gian hoàn toàn mới: Thời gian không còn là tuyệt đối. Thời gian trở thành một đại lượng động lực tồn tại trong một không – thời gian thống nhất rằng không gian và thời gian co giãn theo tỷ lệ nghịch phụ thuộc vào vận tốc của hệ. Hai cơn sóng thần của thuyết tương đối Einstein dã làm chao đảo Quyết định luận Laplace. Một cuộc dịch chuyển

Khoa học đã đẩy Cơ học Newton về mốc cổ điển. Cảnh báo những chấn động mới trong tương lai đối với nền móng của Triết học Mác.

Năm 1924 Lênin vĩ đại qua đời. Năm 1925 Cơ học Lượng tử được xác lập với những hệ quả nhận thức luận mới làm lung lay toàn bộ nền tảng Triết học Thế giới. Triết học Mác- Lênin cũng hứng chịu bóng mây của sự đứt đoạn tri thức luận Triết học ấy.

Ở thời điểm lớn thứ hai: Nửa cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này, chúng ta đang ở đâu? Tri thức Khoa học đang nảy sinh ngược với lẽ thường và thiếu vắng sự hợp tác của các nhà Triết học. Một thế giới quan hoàn toàn khác. Một cách nhìn Vũ trụ đối chọi kịch liệt với lý trí thông thường cùng với những hệ quả khó hiểu của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý thuyết Lượng tử làm cho những lý giải về Vũ trụ mới đây phù hợp với lý trí thông thường như Tính khách quan Tính quyết định thì nay sẽ không thể duy trì được nữa. Vậy thì thay vào đó chúng ta phải chấp nhận cái gì ? Phải chấp nhận rằng hiện thực Tự thân không tồn tại. rằng nó phụ thuộc vào cách mà chúng ta dùng để quan sát nó rằng những thực thể sơ đẳng hợp thành nó có thể là một thứ này (một sóng) có thể là một vật kia (một hạt). Và xét sâu xa hơn thì hiện thực ấy là bất định.

Nếu Minh triết lấy Nhân tâm làm nền tảng thì Triết học lấy Khoa học làm cơ sở lý luận. Cho nên để tiếp tục giữ vững ngọn cờ tiên phong của mình Triết học Mác-Lênin không có lựa chọn nào khác là theo sát để nắm vững những thành tựu mới nhất của Vật lý học hiện đại phát họa lại được chân dung của những thành tựu ấy dưới ngọn bút Triết học. Những giai đoạn phát triển sôi động của lịch sử Triết học cho thấy những đại biểu của các trào lưu Triết học đều là những nhà khoa học lừng danh. Nhà khoa học phải là một Nhà tư tưởng và nhà tư tưởng phải vươn tới tri thức của Nhà khoa học. thì Vật lý học và Triết học mới thực sự là hình với bóng của nhau.

Tin vào trực giác thô sơ lý trí sẽ bị lừa. Vì vậy đừng nghĩ rằng Thế giới mà Vật lý Lượng tử vẽ ra chỉ đúng với Thế giới vi mô. Thực tế không phải vậy Hiệu ứng Lượng tử đã và đang xuất hiện trong Thế giới vĩ mô ngày càng nhiều và đã cho chúng ta nhiều hưởng thụ : Những hiện tượng siêu lỏng siêu dẫn laser hiệu ứng đường hầm năng lượng hạt nhân v.v.. đã đi vào văn minh công nghiệp và có mặt khắp nơi và tương lai sẽ xuất hiện nhiều “dị thường” còn khó tin hơn nữa đang ấp ủ tại nhiều Phòng thí nghiệm Vật lý trên Thế giới: Áo tàng hình nhìn xuyên tường gặp quá khứ giữa hiện tại v. v...

Như vậy đủ thấy rằng không có tường chắn nào cả để khu biệt Thế giới vi mô và Thế giới vĩ mô mà nếu chấp nhận một nhát cắt khu biệt như thế đối với Thế giới thì còn gì là Phép biện chứng nữa. Cho nên Chúng chỉ có thể tồn tại cùng nhau trong một Tổng thể Vũ trụ: Cái vô cùng nhỏ làm nên cái vô cùng lớn!

Bằng tính chiến đấu và lòng nhiệt thành hy vọng các nhà triết học của chúng ta sẽ làm cho triết học Mác-Lênin luôn mang tính thời sự luôn là nền tảng của một Thế giới quan đúng đắn định hướng cho đời người cho những hoạch định lớn dẫn dắt đời sống xã hội và cho chính bản thân Khoa học.

Thiếu vắng một Triết học chính thống làm nền tảng thì chủ nghĩa hiện sinh sẽ nảy nở. Lòng tham sẽ trỗi dậy mà nguy hiểm nhất là sự tham lam khát vọng quyền lực dẫn tới mọi cấp độ của hành vi tranh dành quyền lực là điều tất yếu. Sự xuất hiện vô tội vạ đảng phái làm phân mảnh xã hội gây bất ổn chính trị làm điêu đứng đời sống xã hội tại nhiều quốc gia là bằng chứng của sự thiếu vắng đó.

đứt đoạn của tri thức luận Triết học đã bao trùm lên cả Chủ nghĩa Mác-Lênin, làm mất đi một cách ngấm ngầm chỗ dựa niềm tin trong đời sống xã hội cộng vào đó là miếng mồi nhử gây kích động từ bên ngoài đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ.

Tính ổn định chính trị của một Thể chế là bằng chứng sự hiện diện của một nền tảng Triết học chính thống hoặc một nền tảng Tư tưởng tiên tiến mà Thể chế ấy kiên trì.

Diễm phúc và tự hào Dân tộc Việt nam chúng ta được thừa hưởng một di sản trí tuệ vĩ đại: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Những công trình nghiên cứu có hàm lượng học thuật cao cho thấy ngoài tính bao quát rộng lớn có thể so sánh với tầm khái quát của Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh còn cụ thể bình dị như một đường tròn: xuất phát từ Nhân tâm để trở về với Nhân tâm vậy. Và đây là thời điểm để lịch sử làm bừng sáng lên giá trị Minh triết Hồ Chí Minh. hàm chứa trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người.

Trong tình hình có sự gián đoạn tri thức luận Triết học như vậy cách mạng Việt Nam có trong tay “ngọn đèn thần” Tư tưởng Hồ Chí Minh định hướng vẫn vững bước đi tới mục tiêu của mình. Đây thực sự là bằng chứng hùng hồn chỉ ra lần nữa nguyên nhân tan rã một loạt nước XHCN Đông Âu vừa nêu trên.

Nhưng lẽ nào vì lý do ấy mà các nhà Triết học của chúng ta vẫn yên tâm với những tồn tại mà Triết học Mác bộc lộ trước những quan niệm mới về hiện thực của Thế giới do Vật lý hiện đại phát hiện từ thế kỷ 20 đến nay.

Chỉ cóTriết học tiên tiến mới cung cấp cho chúng ta tri thức tiên tiến để nhận thức đúng và giải thích đúng Thế giới các hiện tượng và chỉ ra cách thức đúng để tác động vào nó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác (Trang 77)