Các lệnh điều khiển chương trình:

Một phần của tài liệu THIẾT kế hệ SCADA sử DỤNG WINCC (Trang 25)

 Rờ-le điều khiển chính MCR (Master Control Relay).

 Các lệnh kết thúc khối không điều kiện (BEU) và kết thúc khối có điều kiện (BEC).

Gán tham số khi gọi hàm và khối hàm

Tham số hình thức (formal parameter): là tham số mà tên và kiểu dữ

liệu của nó được gán và khai báo khi tạo khối. Sau đó khi viết chương trình thì STEP7 tự động liệt kê tất cả các tham số hình thức.

Khi đó ta phải gán các tham số thật (actual parameter) cho các tham số hình thức. Tham số thật là tham số là hàm và khối hàm sử dụng trong lúc chạy chương trình. Tham số thật phải có cùng kiểu dữ liệu với tham số hình thức tương ứng gán cho nó.

Gọi hàm và khối hàm bằng CALL:

Ta có thể sử dụng lệnh CALL để gọi các hàm (FC) và khối hàm (FB), lệnh này gọi FC hay FB do ta chỉ ra và được thực thi bất chấp RLO hay bất kỳ điều kiện nào khác.

Khi ta gọi khối hàm FB thì ta phải cung cấp khối dữ liệu instance cục bộ. Khối dữ liệu instance chứa tất cả các biến tĩnh và các tham số thật của khối hàm.

Khi ta gọi khối hàm thì lệnh CALL chép lại một trong các mục sau vào khối dữ liệu instance của khối hàm, phụ thuộc vào kiểu dữ liệu của tham số thật và vào khai báo của tham số hình thức (IN, OUT, IN-OUT):

• Giá trị của tham số thật.

• Pointer chỉ đến địa chỉ của tham số thật.

• Pointer chỉ đến “L stack” của khối gọi mà ở đó giá trị của tham số thật đã được đệm.

Gọi FB với DB instance và các tham số khối:

Việc gọi có thể xảy ra một khi các chi tiết sau đã được đưa vào lúc CALL:

• Tên của khối hàm.

• Tên của khối dữ liệu instance và • Các tham số.

Lệnh gọi sử dụng địa chỉ tuyệt đối hoặc địa chỉ ký hiệu. Gọi tuyệt đối: CALL FBx, Dby (các tham số truyền);

Gọi bằng ký hiệu: CALL fbname, datablockname (pass parameters); Với fbname= tên ký hiệu của khối

datablockname= tên ký hiệu của khối dữ liệu

Gọi hàm và khối hàm bằng CC và UC:

Dạng lệnh: CC addr (conditional call: gọi khi RLO=1) UC addr (unconditional call: gọi bất chấp RLO)

Chú ý: không được sử dụng DB “instance” với CC và UC.

Addr có thể là địa chỉ trực tiếp hay là địa chỉ gián tiếp bộ nhớ (memory indirect address).

Làm việc với chức năng MCR:

MCR dùng để tạo hay ngắt luồng năng lượng (đường dẫn điện). Các lệnh sau bị ảnh hưởng bởi MCR là: lệnh gán (=), lệnh SET và RESET bit (S, R) và lệnh chuyển dữ liệu T (dùng byte, word, double word). Sự phụ thuộc của chúng theo MCR được cho theo bảng 1.12.

Trạng thái tín

hiệu của MCR = S hay R T

0 Ghi 0 Không ghi (nghĩa

là toán hạng không đổi)

Ghi 0

1 Thực thi bình

thường Thực thi bìnhthường Thực thi bìnhthường

Bảng 1.12: các lệnh phụ thuộc MCR.

Các lệnh cài đặt MCR

MCRA: kích hoạt vùng MRC (A= Activate)

MCRD: bỏ kích hoạt vùng MCR (D= Deactivate)

MCR( : cất RLO vào ngăn xếp MCR, bắt đầu vùng MCR

)MCR : lấy lại RLO, kết thúc vùng MCR

Chú ý: không bao giờ sử dụng lệnh MCR cho thiết bị an toàn hay cấp cứu!

• Cất RLO trong ngăn xếp MCR, bắt đầu MCR: MCR( • Lấy lại RLO< kết thúc MCR: )MCR

Như vậy, ta phải luôn luôn có cặp MCR( và )MCR; hệ thống cho phép lồng các cặp MCR( và )MCR và tối đa là 8.

Hình 1.6: kích hoạt và bỏ kích hoạt vùng MCR.

Các lệnh kết thúc khối BEU và BEC

Lệnh Ý nghĩa

BE Kết thúc khối (block end).

Khối hiện hành được kết thúc bất chấp RLO.

Quét chương trình được tiếp tục ở lệnh ngay sau lệnh gọi khối. BE luôn luôn là phát biểu cuối cùng trong khối.

BEU Kết thúc khối không điều kiện (unconditional). Khối hiện hành được kết thúc bất chấp RLO.

Quét chương trình được tiếp tục ở lệnh ngay sau lệnh gọi khối. BEC Kết thúc khối có điều kiện conditional).

Khi RLO=1 thì khối hiện hành được kết thúc và quét chương trình được tiếp tục ở lệnh ngay sau lệnh gọi khối.

Khi RLO=0 thì không thực hiện kết thúc khối và cho RLO=1 sau đó thực hiện lệnh kế lệnh này.

Bảng 1.13: tóm tắt các lệnh kết thúc khối.

Một phần của tài liệu THIẾT kế hệ SCADA sử DỤNG WINCC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w