Học khi chuẩn bị kiểm tra và th

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài liệu (Trang 37)

Kết quả bảng 2.3 cho thấy 85% học sinh sử dụng thời gian tự học khi chuẩn bị kiểm tra và thi, 78% theo quy định của nhà trường ở mức độ thường xuyên. Bên cạnh đó, 10% học sinh không bao giờ chấp hành thời gian tự học theo quy định mà thường xuyên học bài vào đêm khuya, ảnh hưởng tới hoạt động chung của học sinh tại ký túc xá nhà trường.

Quan sát hoạt động học tập của học sinh trên giảng đường vào các buổi chiều và buổi tối thì thấy: học sinh chấp hành tương đối tốt về thời gian quy định, đến thời gian tự học, các em tập trung trên giảng đường. Trong thời gian tự học đảm bảo duy quân số; nhưng thực tế trong thời gian tự học một số em còn ngủ hoặc làm việc riêng như nói chuyện, chơi cờ, nghe nhạc .v.v. gây mất trật tự, ảnh hưởng chung đến chất lượng các giờ tự học.

Nội dung tự học của học sinh sẽ quyết định đến kết quả học tập của các em. Bởi khi các em xác định được cần phải học cái gì và hoàn thành nội dung tự học theo mình đề ra nghĩa là các em đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Khảo sát thực trạng các nội dung tự học của học sinh thu được kết quả: 21% học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn; 6% học nguyên văn theo sách giáo khoa; 38% kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa; 65% kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo.

Như vậy, 65% học sinh đã xác định nội dung tự học tốt khi biết kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó còn 21% học sinh chỉ học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, 6% chỉ học nguyên văn theo sách giáo khoa không biết nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo hay các tài liệu nâng cao để mở rộng, đào sâu kiến thức.

2.2.4. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp tự học của học sinh

Phương pháp tự học quyết định tới kết quả học tập của học sinh. Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng phương pháp tự học thì 68% học sinh có phương pháp tự học khoa học khi biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học của các em mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức nâng cao hiệu quả học tập: 14% lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch tự học; 19% xác định mục tiêu tự học; 8% tự đào sâu suy nghĩ để đạt được mục tiêu; 15% thực hiện trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ; 13% hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành nhiệm vụ khi gặp khó khăn; 17% kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Từ các kết quả phân tích trên có thể rút ra nhận xét về thực trạng hoạt động tự học của học sinh như sau: Nhận thức về vai trò của tự học trong học sinh chưa toàn diện, năng lực tự học của học sinh còn hạn chế, các em chưa có kế hoạch tự học hoặc có kế hoạch tự học nhưng việc thực hiện kế hoạch chưa triệt để. Nội dung tự học của

học sinh chưa mở rộng, vẫn bó gọn trong vở ghi, sách giáo khoa, chưa biết mở rộng các vấn đề. Phương pháp tự học chưa khoa học, chưa khai thác được những lợi thế của môi trường nội trú, năng lực vận dụng thực hành của học sinh còn ở mức trung

bình.

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trƣờng Văn hoá I - Bộ Công an

Chức năng quản lý là hoạt động cơ bản, cụ thể của hoạt động quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra thì phải thực hiện tốt các chức năng quản lý. Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động quản lý, đặc biệt là trong quản lý hoạt động tự học của học sinh. Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá đã được nhà trường quan tâm thực hiện nghiêm túc:

* Công tác lập kế hoạch

-Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và điều kiện thực tế của nhà trường. Ban giám hiệu chỉ đạo phòng Đào tạo dự thảo kế hoạch công tác năm học của nhà trường trong từng năm học. Kế hoạch dự thảo được lãnh đạo các phòng, bộ môn thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung trong giao ban lãnh đạo nhà trường với lãnh đạo các đơn vị. Sau khi kế hoạch được thông qua, Hiệu trưởng nhà trường duyệt để thực hiện.

-Căn cứ kế hoạch công tác của nhà trường, các phòng, bộ môn lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Các cá nhân căn cứ chương trình, kế hoạch của đơn vị, căn cứ nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch công tác. Kế hoạch chi tiết của các phòng, bộ môn được báo cáo Ban giám hiệu nhà trường; kế hoạch cá nhân được báo cáo lãnh đạo phòng, bộ môn để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát thực hiện.

-Công tác lập kế hoạch của nhà trường luôn được quan tâm chú trọng, do đó tạo sự thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế công tác lập kế hoạch của các phòng, bộ môn trong những năm qua đôi lúc còn chậm tiến độ, một số kế hoạch chưa sát với thực tế của nhà trường nên khi triển khai thực hiện còn nhiều

vướng mắc phải điều chỉnh mới phù hợp. Công tác lập kế hoạch của một số giáo viên còn nặng hình thức, thủ tục, hiệu quả thực thi không cao.

* Công tác tổ chức

-Hiệu trưởng nhà trường triển khai kế hoạch tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên trong Hội nghị triển khai công tác năm học.

-Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị và từng cá nhân, sắp xếp bố trí cán bộ theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, những vướng mắc đều được thông qua Hội nghị giao ban cán bộ lãnh đạo để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

* Công tác chỉ đạo

-Hiệu trưởng nhà trường ra các quyết định quản lý để chỉ đạo, điều hành kế hoạch. Duy trì quan hệ phối hợp của các đơn vị và cá nhân để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống quản lý đạt hiệu quả.

-Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Hiệu trưởng thiết lập các kênh thông tin phản hồi theo nhiều hướng khác nhau để ra các quyết định quản lý điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

-Nhà trường luôn phát huy quyền dân chủ, tính năng động sáng tạo của mọi cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm phát huy cao nhất nội lực trong thực hiện chức năng chỉ đạo.

* Công tác kiểm tra đánh giá

-Mục đích của kiểm tra đánh giá là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch, đồng thời kiểm tra lại các quyết định quản lý đã ban hành. Từ đó có biện pháp điều chỉnh những sai lệch, bổ sung kịp thời kế hoạch hoặc ra các quyết định để cho bộ máy quản lý vận hành có hiệu quả.

-Ban giám hiệu chỉ đạo, giao cho phòng Đào tạo dự thảo các chương trình, kế hoạch, các nội quy, quy chế; đồng thời giúp Ban giám hiệu kiểm tra đôn đốc việc thực

hiện kế hoạch. Phân cấp cho lãnh đạo phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch.

Trong những năm qua, nhà trường thực hiện tương đối tốt chức năng quản lý. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đội ngũ giáo viên mặc dù được đào tạo cơ bản, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là với đối tượng học sinh đặc thù như của nhà trường, nên hiệu quả công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chưa cao.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng tôi thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 10 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu; lãnh đạo phòng Đào tạo; lãnh đạo bộ môn KHXH, bộ môn KHTN) và 40 giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học

Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học theo mẫu phiếu số 2 (câu 1). Với mỗi vai trò, ý nghĩa chúng tôi khảo sát ở 3 mức độ (M1: rất quan trọng; M2: tương

đối quan trọng; M3: không quan trọng). Kết quả được phản ánh cụ thể trong bảng

2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học

TT

Vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học

Mức độ quan trọng (%)

CBQL GV

M1 M2 M3 M1 M2 M3

1 Hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập cho học sinh

2 Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

80 20 - 87,5 12,5 -

3 Giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời

80 20 - 72,5 15 12,5

4 Hình thành và phát triển nhân cách học sinh

80 20 - 80 20 -

5 Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách

70 30 - 65 35 -

Cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học. Trong đó, giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được đánh giá ở mức độ rất quan trọng cao nhất (80% cán bộ quản lý và 87,5% giáo viên); đối với các vai trò khác như hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập; hình thành và phát triển nhân cách học sinh cũng được 80% cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất ở mức độ rất quan trọng..

Tuy nhiên, còn 30% cán bộ quản lý và 35% giáo viên đánh giá vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học trong việc tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách học sinh chỉ ở mức tương đối quan trọng. Đặc biệt còn 12,5% giáo viên đánh giá vai trò không quan trọng của biện pháp giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh

* Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

Căn cứ quy định của ngành Công an, hàng năm các trường Công an phải tổ chức cho học sinh mới nhập học hoạt động đầu khoá 02 tuần, trước khi học chính khoá. Nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động đầu khoá cho học sinh bao gồm các nội dung: giáo dục truyền thống lực lượng CAND và nhà trường; 6 điều Bác Hồ dạy CAND, điều lệnh CAND; các chỉ thị, nghị quyết, quy chế quản lý giáo dục

học sinh; nội quy, quy định của nhà trường; đồng thời hướng dẫn học sinh phương pháp học tập.

Nhà trường triển khai chương trình, kế hoạch tới các phòng, bộ môn để tổ chức thực hiện. Phòng Đào tạo sắp xếp lịch hoạt động đầu khoá đối với từng lớp; những vướng mắc trong triển khai thực hiện được lãnh đạo các phòng, bộ môn phản ánh thông qua phòng Đào tạo để báo cáo Ban giám hiệu điều chỉnh.

Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung, giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình theo kế hoạch. Việc kiểm tra, giám sát được giao cho phòng Đào tạo, kết thúc hoạt động đầu khoá học sinh phải viết bản thu hoạch về nhận thức.

Nhìn chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh trong những năm qua nhà trường làm tương đối tốt, đúng quy trình. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn hạn chế đó là một số biện pháp đã làm nhưng chưa được duy trì thường xuyên, triệt để.

Khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về được thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

TT Các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dƣỡng động cơ tự học Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Tổ chức cho học sinh tham

quan phòng truyền thống

2 Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho học sinh ngay từ khi nhập học

100 100 - - - -

3 Kích thích hứng thú tự học, đáp ứng nhu cầu của học sinh

20 60 60 40 20 -

4 Xây dựng bầu không khí thi đua học tập trong học sinh

60 65 40 27,5 - 7,5

Kết quả bảng 2.5 cho thấy: 100% cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều thống nhất nhà trường đã thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho học sinh tham phòng truyền thống thì 100% cán bộ quản lý và 65% giáo viên đánh giá nhà trường chưa tiến hành thường xuyên.

* Quản lý hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

Để giúp học sinh sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho lãnh đạo bộ môn KHTN và bộ môn KHXH hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ngay trong thời gian hoạt động đầu khoá, chỉ đạo giáo viên kiểm tra thường xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự

học của học sinh thông qua kiểm tra giờ tự học cũng như trong giờ lên lớp.

Thực tế triển khai còn tồn tại đó là: việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian hoạt động đầu khoá; công tác kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh còn hạn chế; một số học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tự học. Việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch tự học của học sinh còn thiếu tính linh hoạt.

Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học TT Các biện pháp quản lý hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Kế hoạch tự học cho từng tuần 20 35 60 50 20 15 2 Kế hoạch tự học cho từng tháng 80 45 - 37,5 20 17,5 3 Kế hoạch tự học cho từng học kỳ 80 60 - 27,5 20 12,5 4 Kế hoạch tự học cho cả năm học 80 67,5 - 25 20 7,5 5 Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài liệu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)