Khảo nghiệm các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài liệu (Trang 79)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an, chúng tôi đề ra 5 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng tự học của học sinh nhà trường. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện để thực nghiệm kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, nên chúng tôi kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học ở trường Văn hoá I - Bộ Công an bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá, chúng tôi xin ý kiến của 10 cán bộ quản lý gồm: Ban giám hiệu; trưởng, phó phòng đào tạo; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm bộ môn (nam: 6 người, nữ: 4 người) và 10 giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy từ 10 năm trở lên (nam: 4, nữ: 6 người).

Mỗi biện pháp tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi ở 3 mức độ, kết quả thu được trong bảng 3.

Bảng 3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Giáo dục động cơ tự học cho học sinh gắn liền với nội quy

kỷ luật của ngành Công an. 90 10 - 85 15 -

2

Tập huấn cho giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng,

phương pháp tự học 85 15 - 80 20 -

3

Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên

lớp của giáo viên 100 - - 90 5 5

4

Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng

có hiệu quả cho tự học 100 - - 70 20 10

5

Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của

học sinh 80 20 - 65 30 5

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý: các biện pháp đề xuất đều được

đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ cao, đều từ 80% trở lên. Đặc biệt đối với biện pháp tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên lớp của giáo viên và hoàn

thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho tự học được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ đều là 100%.

Về tính khả thi của các biện pháp quản lý: mặc dù cũng được đánh giá ở mức

độ rất khả thi tương đối cao, nhưng so với mức độ rất cần thiết thì thấp hơn. Biện pháp hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho tự học được đánh giá mức độ rất cần thiết là 100%, nhưng đánh giá về tính khả thi thì mức độ rất khả thi chỉ đạt 70% hay biện pháp đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh mặc dù 80% đánh giá là rất cần thiết, nhưng đánh giá ở mức độ rất khả thi chỉ đạt 65%.

Như vậy, việc hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy - tự học là cần thiết, nhưng giữa ý tưởng trở thành hiện thực còn gặp nhiều khó khăn.

Việc duy trì công tác kiểm tra chính xác, công bằng, khách quan là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, đối với học sinh là người dân tộc thiểu số các em hay mặc cảm, tự ti, tự ái cá nhân cao, không thích bị soi mói, kiểm tra, giám sát; nên cần phải tăng cường biện pháp động viên, khuyến khích để các em tự giác tự học.

Từ các kết quả khảo nghiệm, có thể nhận xét như sau:

-Các biện pháp quản lý hoạt động tự học được đề xuất là cần thiết với điều kiện thực tế của trường Văn hoá I - Bộ Công an.

-Các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi, trong điều kiện được quan tâm chỉ đạo và tổ chức đồng bộ.

Đặc biệt, trong công tác quản lý hoạt động tự học đối với học sinh người dân tộc thiểu số có những khó khăn nhất định, không thể dập khuôn máy móc mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học được đề xuất trên đây là những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động tự học của nhà trường. Đồng thời sẽ góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với điều kiện thực tế trong thời gian qua.

Các biện pháp tác động tích cực đến hoạt động tự học, đến giáo viên và học sinh - hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học. Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện, đồng thời kèm theo các điều kiện để thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động quản lý để đảm bảo tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

1.1. Hoạt động tự học có phạm vi và nội dung nghiên cứu rất rộng và phong phú phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều loại hình giáo dục. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu và tổ chức hoạt động tự học cho học sinh THPT ngày càng được quan tâm và cần phải đẩy mạnh các hình thức tổ chức trên các đối tượng cụ thể. Hình thành năng lực tự học cho học sinh bậc học này có tầm quan trọng đặc biệt, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp cận giáo dục sau phổ thông cũng như tăng cường tính tự lập trong cuộc sống.

1.2. Trường Văn hoá I là trường đặc thù của ngành Công an với nhiệm vụ hoàn thiện học vấn THPT cho học sinh người dân tộc thiểu số, đồng thời hướng nghiệp theo ngành. Do đó, nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh ý thức say mê, trách nhiệm cao trong học tập, có được các phương pháp tự học khoa học, biết cách lập kế hoạch tự học, độc lập, sáng tạo trong tư duy là điều rất quan trọng. Yêu cầu quan trọng đối với các cán bộ quản lý, các giáo viên của nhà trường là cần nhận thức đúng đắn về tự học, cần phải có tư duy đúng và có kế hoạch tổ chức tự học, coi quản lý hoạt động tự học là một nội dung trọng tâm của hoạt động quản lý. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tổ chức tự học một cách đồng bộ và sáng tạo, mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện, thiết lập môi trường giáo dục để học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình.

1.3. Cấu trúc năng lực tự học của học sinh gồm các thành phần tâm lý phức tạp song tập trung vào những yếu tố cơ bản về năng lực tự giác cao độ, mức độ nhận thức về tính độc lập cao, có khả năng tự mình giải quyết các vấn đề của cuộc sống và nhiệm vụ học tập; các yếu tố phẩm chất gồm ý chí nghị lực cao, tự giác, biết lập kế hoạch cá nhân và thiết lập các điều kiện để thực hiện. Cơ chế hình thành năng lực tự học đòi hỏi phải có định hướng - kích thích tập trung của các nhân tố nhà trường và xã hội, tiếp đó là quá trình tiếp nhận tự giác của chủ thể học sinh. Các yếu tố này là thành phần quan trọng của cấu trúc nhân cách người chiến sĩ CAND trong tương

lai. Do vậy, kết quả của quá trình rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo trong học tập cho học sinh còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho quá trình đào tạo sau này.

1.4. Để hoạt động tự học của học sinh nhà trường ngày càng chất lượng, cần phải:

-Quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy học. Từng bước hình thành và phát triển vững chắc kỹ năng tự học, phương pháp tự học, hình thành cho học sinh động cơ, ý thức tốt về tự học để các em có thể học tập tốt trong các trường nghiệp vụ. Để hoạt động dạy học hướng tới người học đòi hỏi mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về tự học và sáng tạo. Thông qua đội ngũ giáo viên bộ môn cần có biện pháp tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học chu đáo và chặt chẽ. Muốn làm được điều này, người giáo viên phải là người quan sát, hướng dẫn và áp dụng nhiều biện pháp giáo dục khác nhau để giúp đỡ học sinh.

-Củng cố và nâng cao động cơ nhận thức về hoạt động tự học cho học sinh, có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giỏi chuyên môn, vững vàng trong quản lý, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đặc biệt trong tự học, tự nghiên cứu.

-Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học, đầu tư nâng cấp trang thiết bị học tập để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

2.Khuyến nghị

-Cần nâng cao các tiêu chuẩn đối với học sinh được cử tuyển vào trường. Đảm bảo học sinh được cử tuyển vào trường phải có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm tốt.

-Quan tâm đầu tư các dự án hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các dự án đầu tư cần tính toán đến tính hiện đại, đồng bộ đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.

-Hình thành các chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh phù hợp với đặc thù các trường Văn hoá:

+ Chuẩn đánh giá giáo viên phải được xuất phát từ kết quả học tập của học sinh nhằm khuyến khích hoạt động dạy học của giáo viên hướng vào học sinh. Tránh sự trau truốt cho riêng mình theo sách giáo khoa mà phải tạo điều kiện cho học sinh tự học.

+ Chuẩn đánh giá học sinh phải theo hướng tiếp cận mục tiêu đào tạo, đề cao năng lực thực hành vận dụng của học sinh.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên

Giúp đỡ nhà trường trong việc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên để giáo viên cập nhật những nội dung kiến thức, phương pháp dạy học mới.

2.3. Đối với Nhà trường

-Phải quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập cho học sinh ngay từ đầu khoá học và trong suốt năm học nhằm giúp học sinh ý thức rõ nhiệm vụ học tập.

-Tập huấn cho toàn thể giáo viên về phương pháp dạy - tự học. Quy chế hoá yêu cầu đối với giáo viên trong việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.

-Nghiên cứu cải tiến quy trình đổi mới phương pháp dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

-Cải tiến chế độ kiểm tra, ra đề kiểm tra, đề thi phải gắn với nội dung tự học. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh phải dưới nhiều hình thức

khác nhau. Huy động toàn bộ các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh.

-Đầu tư kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tự học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong

quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Bộ GD&ĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bộ Công an (2007), Quy chế Quản lý Giáo dục học sinh các trường Văn hoá

CAND.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THPT.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 40 ban hành quy chế đánh giá xếp

loại học sinh Trung học.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ

thông dân tộc nội trú.

6. Nguyễn Gia Cầu (2007), “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài liệu học tập”, tạp chí giáo dục, (số 177).

7. Phạm Chí Cường (2004), Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên

trường Cao đẳng kinh tế Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, trường

Phụ lục số 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho học sinh)

Để giúp công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I đạt kết quả cao, chúng tôi đề nghị em cho biết một số ý kiến của mình về hoạt động tự học bằng cách cho điểm, đánh dấu (X) vào các cột hoặc các ô mà em cho là thích hợp nhất.

1. Em nhận thức nhƣ thế nào về vai trò, ý nghĩa của tự học? (Chấm điểm theo

thang điểm từ 1 đến 10 theo mức độ nhận thức về các vai trò, ý nghĩa của tự học)

TT Vai trò, ý nghĩa của tự học Điểm

1 Giúp học sinh hiểu sâu bài

2 Giúp học sinh củng cố kiến thức

3 Giúp học sinh mở rộng tri thức

4 Giúp học sinh hình thành tính kỷ luật tự giác 5 Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi 6 Giúp học sinh có phương pháp học tập tốt 7 Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo

trong học tập

8 Giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học

9 Giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách 10 Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách

2. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học sau đây em thực hiện nhƣ thế nào? TT Các loại kế hoạch tự học Lập kế hoạch Mức độ thực hiện kế hoạch Không Tốt Khá TB Yếu 1 Kế hoạch tự học từng ngày 2 Kế hoạch tự học từng tuần 3 Kế hoạch tự học từng tháng 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 5 Kế hoạch tự học cả năm học

3. Thời gian hàng ngày em dành cho tự học nhƣ thế nào? TT Thời gian dành cho tự học Mức độ Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ 1 Học vào buổi sáng trước giờ lên lớp

2 Theo quy định của nhà trường

3 Học vào lúc đêm khuya

4 Học khi chuẩn bị kiểm tra và thi

5 Ngày hôm sau có giờ, có bài liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Khi tự học em thƣờng tiến hành những nội dung nào sau đây?

a Học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn b Học nguyên văn theo sách giáo khoa

c Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa

d Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo

5. Các phƣơng pháp em sử dụng cho tự học?

a Lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch tự học

b Xác định mục tiêu tự học

c Tự đào sâu suy nghĩ để đạt được mục tiêu

d Trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ

e Khi gặp khó khăn hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành nhiệm vụ g Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập

h Tất cả các phương pháp trên

Em hãy cho biết đôi nét về bản thân:

- Giới tính: Nam Nữ

- Học sinh lớp: Xếp loại học tập năm học 2008 - 2009:

Xin chân thành cảm ơn!

Phụ lục số 2

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho Cán bộ quản lý và giáo viên)

Để giúp chúng tôi nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I. Đề nghị các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài liệu (Trang 79)