Thiết kế chương trình

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng ngữ nghĩa trong bài toán điều chế chất hóa học cân bằng phản ứng hóa học (Trang 58)

- Giao diện của chương trình

54

Hình 3.2. Form màn hình cân bằng phản ứng hóa học (Phản ứng oxi hóa – khử) - Cách sử dụng chương trình

* Chức năng điều chế chất hóa học:

- Chọn các chất tham gia có trong dữ kiện bài toán vào ô Chất ban đầu. - Tiếp theo, chọn chất cần điều chế ở combox Chất cần điều chế.

- Cuối cùng, nhấn nút Điều chế, và kết quả quá trình điều chế thông qua các phương trình phản ứng xuất hiện ở listbox Quá trình điều chế.

Hình 3.3.Form điều chế chất FeSO4

* Chức năng cân bằng phản ứng hóa học (Phản ứng oxi – hóa khử): - Nhập phương trình phản ứng cần cân bằng vào textbox.

55

Ví dụ: Fe + H2SO4 = Fe2(SO)4 + SO2 + H2O

- Nhấn nút Cân bằng và kết quả xuất hiện (nếu có thể cân bằng).

Trong chương trình demo này, chỉ thực hiện cân bằng phản ứng hóa học theo phương pháp cân bằng electron.

- Muốn thêm phương trình phản ứng vào cơ sở dữ liệu sử dụng cho chức năng Điều chế. Nhập phản ứng vào ô textbox (chọn nút cân bằng nếu có thể cân bằng) và nhấn nút thêm vào dữ liệu.

Hình 3.4.Form cân bằng phản ứng hóa học

56

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết luận

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về lưu trữ dữ liệu, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho công việc là rất cần thiết. Khóa luận có cái nhìn khái quát về các phương pháp biểu diễn tri thức và xây dựng chương trình sử dụng mạng ngữ nghĩa trong bài toán điều chế chất hóa học – cân bằng phản ứng hóa học đạt được những kết quả sau:

- Tìm hiểu về tri thức, biểu diễn tri thức và các mô hình biểu diễn tri thức.

- Các phương pháp biểu diễn tri thức.

- Xây dựng chương trình sử dụng mạng ngữ nghĩa trong bài toán điều chế chất hóa học – cân bằng phản ứng hóa học.

Khóa luận nghiên cứu lý thuyết về mạng ngữ nghĩa là một dạng công cụ dùng để biểu diễn tri thức để thấy được điểm mạnh của phương pháp biểu diễn tri thức này. Với những tính chất của loại công cụ này, mạng ngữ nghĩa thích hợp cho việc biểu diễn những tri thức ở dạng dự đoán tính toán dựa trên những cở sở thông tin cố định nhằm khẳng định tính chất của phương pháp biểu diễn tri thức này vào xây dựng chương trình điều chế chất hóa học – cân bằng phản ứng hóa học.

Xây dựng chương trình ứng dụng trên, em chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Quá trình suy diễn để tìm ra được các phương trình phản ứng cần cho quá trình điều chế, nhưng các phương trình đó chưa được tối ưu (phản ứng có nguyên liệu đắt tiền trong thực tế, chưa nhận ra được chất kết tủa...).

2. Hướng phát triển

Hướng phát triển của chương trình là:

- Tối ưu được phương trình phản ứng cần cho quá trình điều chế. - Kế thừa để phát triển thành bài toán nhận biết chất hóa học.

57

- Đồng thời, hoàn thiện chức năng cân bằng phản ứng hóa học.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong quý thầy, cô giáo và các bạn góp ý để em rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau này.

Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Bùi Thế Hồng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở – Lịch sử ngành Trí tuệ nhân tạo http://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_intelligence

(2) Heuristic search

http://www.macs.hw.ac.uk/~alison/ai3notes/subsection2_6_2_3.html

(3) Nguyễn Thanh Thuỷ (1996), Trí tuệ nhân tạo: Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử lý tri thức, Nxb Giáo dục.

(4) Bùi Xuân Toại – Trương Gia Việt (Biên dịch) (2000, Phần II), Trí tuệ nhân tạo – Các cấu trúc và chiến lược giải quyết vấn đề – Nxb Thống kê. (5)violet.vn/uploads/resources/240/599635/preview.swf

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng ngữ nghĩa trong bài toán điều chế chất hóa học cân bằng phản ứng hóa học (Trang 58)