Biểu diễn nhờ bộ ba liên hợp OAV

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng ngữ nghĩa trong bài toán điều chế chất hóa học cân bằng phản ứng hóa học (Trang 33)

Biểu diễn tri thức nhờ bộ ba liên hợp OAV là sử dụng bộ ba “Đối tượng”-“Thuộc tính”-“Giá trị” (Object-Attribute-Value) để chỉ ra rằng đối tượng với thuộc tính đã cho nào đó có một giá trị nào đó.

Ví dụ:

(Nguyễn A, cao, 167) (Nguyễn A, nặng, 64) (Nguyễn A, râu, không) (Nguyễn A, nói, tiếng Việt)

Có thể mô tả dưới dạng mạng ngữ nghĩa và các bộ liên hợp như sau:

nói nặng

râu cao

Hình 2.2. Mô tả đối tượng trong bộ ba liên hợp

Đối tượng trong bộ ba liên hợp được chia thành 2 loại đối tượng tĩnh và đối tượng động.

Các đối tượng tĩnh được lưu trong bộ nhớ ngoài (băng từ, đĩa…) và khi cần được nạp vào bộ nhớ trong để xử lý.

Tiếng Việt 64

Nguyễn A

29

Các đối tượng động được khởi tạo trong quá trình làm việc và được lưu giữ ở bộ nhớ trong phục vụ cho việc xử lý.

Một điều quan trọng là các đối tượng có thể sắp xếp và liên kết lại với nhau cũng giống như trong liên kết các FRAME. Tuy vậy, không thể biết một cách chính xác và tường minh bản chất của từng liên kết. Vì vậy, người ta thường sử dụng bộ ba liên hợp để biểu diễn các sự kiện không chắc chắn.

- Ưu điểm:

+ Cho phép biểu diễn các đối tượng một cách trực quan. + Tính mô đun tương đối cao.

+ Là ngôn ngữ biểu diễn dạng mô tả.

+ Cho phép diễn đạt tường minh các luật suy diễn.

Tuy vậy, cách biểu diễn này thực chất là một dạng đặc biêt của phương pháp mạng ngữ nghĩa nên nó cũng có các nhược điểm của mạng ngữ nghĩa. Ngoài ra khi sử dụng phương pháp này, các quan hệ, liên kết giữa các đối tượng không thể biểu diễn một cách tường minh.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng ngữ nghĩa trong bài toán điều chế chất hóa học cân bằng phản ứng hóa học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)