Giải pháp về sự thăng tiến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp động viên khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ sản xuất việt thương (Trang 53)

5. Kết cấu đề tài

3.2.4Giải pháp về sự thăng tiến

Trong quá trình khảo sát và đánh giá tại mục 2.2.6 về sự thăng tiến và cơ hội phát triển, tác giả nhận thấy có tỉ lệ lớn nhân viên không hài lòng với các chính sách đào tạo tại công ty, cụ thể là các hoạt động đào tạo chỉ xoay quanh các cấp lãnh đạo từ

số lượng công việc thực hiện khi áp dụng phương pháp mới số lượng công việc thực hiện khi áp dụng phương pháp cũ H=

trưởng, phó các phòng ban trở lên, lực lượng nhân viên chưa thực sự có sự quan tâm trong việc đưa ra các chính sách đào tạo trong và ngoài Công ty. Bên cạnh đó tại mục 2.2.4 về sự tự chủ trong công việc, các nhân viên có đánh giá việc họ không kiểm soát được số lượng công việc với tỷ lệ khá cao gần 20%. Vì vậy, tác giả đưa ra giải pháp “ Cải thiện chính sách đào tạo dành cho nhân viên góp phần khích lệ và động viên nhân viên làm việc”

Để thực hiện giải pháp Công ty cần có một quỹ dành riêng cho hoạt động đào tạo phát triển. Bên cạnh đó hàng năm Công ty cần đánh giá năng lực nhân viên một cách chính xác nhằm mục đích xác định nhu cầu đào tạo cần thiết trong Công ty. Xây dựng một giáo trình đầy đủ cho việc đào tạo các nguồn lực bên trong Công ty cũng là một điều cần thiết cho giải pháp. Hiện nay có rất nhiều nguồn đào tạo, việc lựa chọn một cơ sở đào tạo chất lượng, chi phí phù hợp đảm bảo việc đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất.

Phân tích nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp: để có thể xác định rõ nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp thì các cấp lãnh đạo cần phân tích rõ mục tiêu kinh doanh của Công ty và những kỹ năng yêu cầu để đáp ứng mục tiêu, bên cạnh đó cần xác định mục tiêu kinh doanh chủ lực của Công ty hiện nay là gì? Nhu cầu đào tạo phải phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện kinh doanh. Xác định số lượng lao động nghỉ việc, thuyên chuyển.

Phân tích hướng nghiệp: Căn cứ vào công việc và tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật để xác định các kiến thức, kỹ năng mà nhân viên trong Công ty chưa đạt để hoàn thành tốt công việc. Tìm hiểu những lĩnh vực kinh doanh mới phù hợp với tình hình của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế như dự án nhà cho người thu nhập thấp để có biện pháp đào tạo hợp lý.

Phân tích nhân viên: Xem xét, đánh giá kỹ năng làm việc, khả năng học hỏi của nhân viên thông qua ý kiến của lãnh đạo trực tiếp. Qua phân tích nhu cầu đào tạo có thể xác định được số lượng nhân viên cần được đào tạo. Để có được kế hoạch đào tạo chi tiết, ta cần phải xác định nhu cầu đào tạo nhân viên.

Giải pháp về thực hiện chương trình đào tạo : Công ty tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, nhanh chóng bắt kịp các thay đổi của ngành để kịp thời nâng cao chất lượng các khóa học. Đào tạo kỹ năng chuyên môn phải dễ hiểu, để người lao động có thể dễ dàng nắm bắt được kiến thức. Công ty cần tạo nhiều cơ hội để các nhân viên có thể tham gia khóa đào tạo tại nước ngoài về tin học, quản trị nhân lực, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm sao cho hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra chất lượng của nhân viên sau khi đào tạo, đảm bảo chất lượng của khóa học đúng như yêu cầu đã đề ra. Gửi kết quả báo cáo kết quả học tập của nhân viên theo học

về cho lãnh đạo và căn cứ vào kết quả học tập để Công ty có chính sách cụ thể về việc đánh giá kết quả thi đua khen thưởng hàng năm.

Bảng 3.1: Các nội dung đào tạo áp dụng cho doanh nghiệp STT Nơi đào tạo Nội dung đào tạo

1 Nội bộ Công ty

Hướng dẫn công việc Kiến thức sản phẩm

Kiến thức về phần mềm chuyên dụng Xây dựng nhóm, đội

Đánh giá thực hiện công việc Kỹ năng giao tiếp

Quy trình công việc

2 Bên ngoài Công ty

An toàn lao động

Kỹ năng nói chuyện, viết, đọc hiểu Điều khiển sử dụng máy móc, thiết bị Quản trị thời gian

Kỹ năng ủy quyền Kỹ năng lãnh đạo Hoạch định Kỹ năng đào tạo

Đào tạo, bồi dưỡng là nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với sự thay đổi cơ cấu của tổ chức khi có sự thay đổi và phát triển trong tương lai. Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn. Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội ngũ nhân viên. Cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên đưa vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật về công nghệ mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân viên thích nghi sâu sắc với một công nghệ mới. Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức. Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Đào tạo còn có thể giúp tổ chức thấy trước những thay đổi. Xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp động viên khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ sản xuất việt thương (Trang 53)