Giới thiệu tổng quan công ty Việt Thương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp động viên khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ sản xuất việt thương (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

2.1. Giới thiệu tổng quan công ty Việt Thương

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT

VIỆT THƯƠNG

- Tên giao dịch quốc tế: VIETTHUONG TRADING – SERVICE –

MANUFACTURING CORPORATION

- Tên viết tắt: VITH CORP

- Trụ sở chính: 386 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, TP.HCM

- Điện thoại: 08 39316540

- Fax: 08 38435523

- Số đăng ký kinh doanh: 410300770

- Email: info@vietthuong.com.vn

- Website: http://www.vietthuong.com.vn

- Vốn điều lệ hiện nay của công ty là 35 tỷ đồng

Bắt đầu xây dựng và phát triển từ những năm 1992 – 1996, ban đầu là các cửa hàng kinh doanh nhạc cụ với công việc trọng tâm là xây dựng hệ thống phân phối nhạc cụ Casio rồi cung cấp qua trung gian, phát triển thêm acoustic piano, kawai và một số thiết bị chuyên dùng khác.

Từ nền tảng đó cùng với mục tiêu đem âm nhạc làm cuộc sống tươi đẹp hơn nên vào giai đoạn 1996 – 1999 trường Suối nhạc và công ty Việt Thương đã được thành lập. Thông qua quyết định số 588/GP-UB ngày 5/3/1996 của UBND TPHCM và giấy phép kinh doanh số 05203GP- cấp ngày 16/3/1996 công ty bắt đầu hoạt động dưới tên gọi là Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Việt Thương. Trong giai đoạn này công ty đã trực tiếp giao thương với các nhà cung cấp, mở rộng thêm nhiều mặt hàng của các nhãn hiệu mạnh như Lazer, Suzuki, interM, và quan trọng nhất là quyền phân phối nhạc cụ của Casio tại Việt Nam.

Nhận thức được sứ mệnh đánh thức, phát triển âm nhạc góp phần kiến tạo một xã hội cảm thông và chia sẻ công ty Việt Thương đã và đang nỗ lực không ngừng phát triển, xây dựng công ty vững mạnh, từ đó đạt được nhiều thành công, công ty hiện là nhà phân phối cao cấp cho thị trường Việt Nam ba loại sản phẩm: nhạc cụ, âm thanh ánh sáng và thiết bị sản xuất chương trình nghe nhìn. Với khẩu hiệu “Việt Thương, có âm nhạc cuộc sống tươi đẹp hơn”, từ năm 2006 đến nay công ty Việt

Thương đang xây dựng hệ thống quản lý, tái cấu trúc để trở thành công ty đại chúng, mang tính phổ biến rộng rãi tại thị trường Việt Nam.

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Việt Thương chuyên cung cấp sỉ và lẻ nhạc cụ, thiết bị âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp được nhập trực tiếp từ nước ngoài. Sản phẩm của công ty được phân phối qua các đại lý độc quyền và cửa hàng bán lẻ, các showroom, các trung tâm thương mại lớn trên cả nước, được sử dụng trong trường học, gia đình, nhà thờ,…và trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc.

Chức năng

- Công ty thực hiện việc mua và bán các sản phẩm, hàng hóa về âm thanh ánh

sáng trong và ngoài nước.

- Công ty có chức năng nhận thiết kế về cài đặt chương trình về âm thanh ánh

sáng cho các chương trình ca nhạc trong quy mô toàn quốc.

- Sản xuất, mua bán các thiết bị giảng dạy, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử.

- Sản xuất đèn điện, thiết bị chiếu sáng, các thiết bị thu thanh, thu hình…

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ-Sản xuất Việt Thương là doanh nghiệp chuyên bán sỉ và lẻ các sản phẩm về nhạc cụ, thiết bị âm thanh, ánh sáng chất lượng cao được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn mở thêm trường tư thục Suối nhạc chuyên mở các lớp đào tạo về âm nhạc, chơi đàn Piano, đàn Guitar và thanh nhạc.

Sản phẩm của công ty là các loại công cụ, nhạc cụ, thiết bị âm thanh ánh sáng, thiết bị phòng thu chuyên dụng chất lượng cao… được nhập khẩu trực tiếp từ các nước trên thế giới với hơn 1000 loại mặt hàng khác nhau của 12 nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín như: CASIO, YAMAHA, D.A.S, SUZUKI, INTERM, KAWAI, TANNOY, FENDER… và được phân phối lại trong cả nước.

Công ty chuyên cung cấp sản phẩm cho các phòng giáo dục, trường học, nhà thờ, nhà văn hóa, các sân khấu ca nhạc kịch, trung tâm giải trí, sân vận động,… trên quy mô toàn quốc và được rất nhiều công ty tin dùng, nhất là trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Được thành lập và hoạt động từ khá lâu, bộ máy tổ chức của Việt Thương qua nhiều lần được cơ cấu, tái thiết lập cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hiện nay, cơ cấu của của công ty khá chặt chẽ.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Cổ Phần Thương mại- Dịch vụ- Sản xuất Việt Thương được thể hiện chi tiết tại phụ lục A.

Bảng 2.1: Danh sách cổ đông sáng lập

Stt Tên cổ đông Loại cổ phần Số cổ

phần

Tổng giá trị cổ phần (1000 vnd)

Tỷ lệ góp vốn

1 Nguyễn Thái CP phổ thông 900 000 9 000 000 25.71%

2 Phạm Văn Kim CP phổ thông 100 000 1 000 000 2.86%

3 Vũ Đức Thịnh CP phổ thông 60 000 600 000 1.71%

4 Phan Hùng CP phổ thông 40 000 400 000 1.14%

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Lực lượng lao động: hiện nay công ty có 98 nhân viên làm việc tại trụ sở chính, showroom, trung tâm mua sắm, đội ngũ những người lãnh đạo có trình độ, có hoài bão, có tầm nhìn xa và đội ngũ các nhân viên quản lý có kinh nghiệm.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Tổng giám đốc:

Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày, phải thực hiện quyền hạn nhiệm vụ của mình phù hợp với điều lệ công ty, cụ thể: Xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách và các mục tiêu chiến lược cho công ty, quyết định phương án tổ chức bố trí nhân sự, qui chế quản lý nội bộ công ty, quản lý công tác nhân lực, điều hành các cuộc họp, xem xét, đánh giá hiệu quả, phân công trách nhiệm, theo dõi, bổ sung tổ chức nhân sự, quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị thành viên và cán bộ công nhân viên, trực tiếp phê duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền ký các hợp đồng thương mại…

Phó Tổng Giám Đốc:

Các phó tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công mảng để phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, họ có quyền hạn và trách nhiệm chung như sau: quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công của Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động và nhiệm vụ được giao. Tham gia, thảo luận và biểu quyết trước các vấn đề tại các phiên họp của Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị, kí kết các loại hợp đồng, theo thẩm quyền như được quy định cụ thể tại các quy định riêng biệt đối với từng Phó Tổng Giám đốc…

Giám đốc các nhóm phòng ban:

Là các nhóm nội chính, nhóm tiếp thị, nhóm thương mại, nhóm hậu cần.Chịu trách nhiệm trước ban Tổng Giám đốc về kết quả kinh doanh của các nhân viên cấp dưới thuộc mình quản lý. Giúp lãnh đạo đưa ra quyết định tình huống đúng đắn, cũng như góp ý kiến để lãnh đạo đề ra kế hoạch và những giải pháp thực hiện tốt

các kế hoạch đề ra. Hỗ trợ cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách đào tạo chuyên sâu cho các nhân viên cấp dưới.

Trưởng phòng của các phòng ban:

Có nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh đạo về các nhiệm vụ chuyên môn nhằm giúp cho lãnh đạo vạch ra những quyết định, đường lối kinh doanh của công ty. Giúp lãnh đạo quản lý nhân viên cấp dưới của mình trong kênh của công ty. Các trưởng phòng ban chịu trách nhiệm trước cấp lãnh đạo về các hoạt động của từng phòng ban.

Phòng Hành chính- Nhân sự:

Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Tiếp nhận và xử lý các văn bản và tài liệu gửi đến công ty và gửi đi từ công ty. Quản lý hồ sơ hành chính, con dấu và mạng nội bộ. Lập thang, bảng lương, thực hiện các chính sách chế độ về lương, thưởng, phạt hàng tháng, các chế độ đãi ngộ. Quản lý các thủ tục hành chính và trợ giúp các đơn vị nhân viên công ty trong việc đi công tác xa như đặt vé máy bay, làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, visa,… Thiết lập, tổ chức thực hiện, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động (bảo hiểm y tế, trợ cấp, phụ cấp… ) theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.

Phòng Kế toán – Tài chính:

Thực hiện các chức năng tham mưu và tác nghiệp đối với công tác quản lý tài chính:

Quản lý lưu trữ tiền và dự toán ngân sách mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm, tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính. Quản lý quỹ tiền mặt, tài chính, kế toán thuế, kế toán quản trị. Tổ chức và thực hiện kế toán thuế vừa đúng quy định pháp luật vừa tiết kiệm được thuế phải nộp cho nhà nước một các hợp pháp. Thực hiện các báo cáo về thuế thu nhập doanh nghiệp dự tính trong tháng và thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên phải nộp, phân tích nguyên nhân phát sinh thuế doanh nghiệp do thực lãi hoặc do chi phí không hợp lệ, để đề xuất phương thức khắc phục. Được quyền yêu cầu các đơn vị khác điều chỉnh kịp thời những sai lệch, sai trái liên quan đến những chuẩn mực kế toán của công ty.

Phòng Kinh Doanh:

Tiếp nhận các thông tin và văn bản liên quan đến việc đặt hàng, mua hàng. Lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát về gia tăng số lần liên lạc và số lượng của khách hàng. Xác định chỉ tiêu về số lượng và doanh số năm, nửa năm, mỗi quý, mỗi tháng thực hiện và kiểm soát. Được quyền đề xuất các giải pháp, ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của công ty. Được quyền sử dụng 1% doanh số cho công tác tiếp thị trực tiếp, nhưng phải lập kế hoạch sử dụng khoản chi này.

Phòng Kế hoạch và Tiếp thị:

Quản lý việc thiếp lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị sản phầm của các nhãn hiệu công ty đang phân phối. Theo dõi diễn tiến kinh doanh chặt chẽ để điều chỉnh kế

hoạch kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường, nghiên cứu thị trường để tạo lập những giải pháp đáp ứng. Được quyền đề xuất những dự án tiếp thị mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ khách hàng:

Quản lý các dịch vụ kỹ thuật và thiết bị phát triển thị trường.

Quản lý tài sản, dụng cụ và thiết bị được công ty giao. Quản lý việc lắp ráp các dự án, hệ thống, các sản phẩm…Quản lý việc liên lạc kỹ thuật với bộ phận kỹ thuật của các nhà cung cấp.Quản lý việc giải đáp thắc mắc kỹ thuật, sửa chữa các sản phẩm hư, hỗ trợ khách hàng qua các dịch vụ hỗ trợ MI, ATAS và AV. Quản lý chăm sóc khách hàng trước (điều tiết ngân sách quảng cáo, PR, event…) và sau bán hàng. Được quyền từ chối phối hợp kỹ thuật nếu một dự án không đảm bảo tính kỹ thuật, nhưng phải trả lời bằng văn bản cho cá nhân, đơn vị đề xuất.

Phòng cung ứng hàng hóa:

Quản lý việc nhập khẩu hàng hóa và mua hàng hóa tại thị trường trong nước đáp ứng cho việc kinh doanh của công ty. Tổ chức và thực hiện các thông tin về hàng đang có trong kho đến các đơn vị, bộ phận có liên quan. Dự báo và lập kế hoạch nhập khẩu những mặt hàng bán chạy. Quản lý về chất lượng hàng tồn kho (không quản lý về chất lượng của nhà sản xuất hoặc thiên tai, biến đổi chất lượng khách quan theo thời gian).

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Thương giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) Tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ tăng (giảm) Tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ tăng (giảm) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) Doanh thu 21.4 33.7 37.5 12.3 57.48% 3.8 11.28% Chi phí 18.7 29.8 32.7 11.1 59.36% 2.9 9.73% Lợi nhuận sau thuế 2.7 3.9 4.8 1.2 44.44% 0.9 23.08% (Nguồn: Phòng kế toán)

Âm nhạc là lĩnh vực kinh doanh đang phát triển mạnh tại các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Công ty Việt Thương là một trong số ít các công ty kinh doanh về lĩnh vực âm nhạc đạt được những thành tựu bước đầu sau 1 năm cải cách (2011). Từ bảng doanh thu 3 năm liền của công ty, nhận thấy được sự tăng

trưởng liên tục nhưng chưa ổn định. Cụ thể, năm 2013 doanh thu công ty đạt 33.7 tỷ đồng tăng 12.3 tỷ so với năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng trưởng đạt 57.48%, mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.9 tỷ đồng tăng 44.44% so với năm 2012. Sự tăng trưởng này có được từ sự tác động lớn của việc cải cách trẻ hóa nhân sự của công ty vào giai đoạn cuối năm 2011, bên cạnh đó năm 2012 cũng là năm được đánh giá trong việc bùng nổ trong thị trường âm nhạc Việt Nam điển hình là sự phát triển về số lượng và chất lượng của các game show truyền hình về âm nhạc. Năm 2014 mức doanh thu đạt được của Công ty là 37.5 tỷ đồng tăng 3.8 tỷ đồng so với năm 2013, mức tăng trưởng đạt 11.28%, mức lợi nhuận đạt 4.8 tỷ đồng tăng 23.8%, nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2014 có sự tăng trưởng so với năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại so với năm 2013, nguyên nhân của việc tăng trưởng năm 2014 chậm hơn năm 2013 là do sự ra đời với số lượng lớn và phát triển của các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

2.1.5 Tình hình nhân sự tại Việt Thương:

 Cơ cấu nhân sự theo giới tính của Công ty

(Nguồn:Phòng nhân sự công ty Việt Thương)

Trong cơ cấu nhân sự của công ty, do đặc thù của công việc liên quan tới việc tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, sử dụng và thiết kế sửa chữa các thiết bị âm nhạc vậy nên tỷ lệ nam chiếm khá cao, đạt 73.26%, cơ cấu nữ chỉ chiếm 26.74%. Trên thị trường âm nhạc số lượng Nhạc sĩ nhạc công, kỹ sư âm nhạc nam giới vẫn chiếm số lượng đông đảo hơn so với nữ giới đây chính là nguyên nhân chính tác động tới sự chênh lệch trong cơ cấu nam nữ trong Công ty. Ngoài ra, do tính chất công việc cần phải khuân vác các loại nhạc cụ khá nặng trong quá trình vậy chuyển nên cần một lực lượng nhân viên nam phụ trách cũng chính là lý do giải thích cho tỉ lệ lao động nam cao hơn nữ trong cơ cấu lao động của công ty.

26.74 %

73.26%

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giới tính

 Thực trạng trình độ chuyên môn của nhân sự tại công ty

Bảng 2.3: Thống kê trình độ chuyên môn của nhân sự trong Công ty STT Trình độ Số nhân viên Tỷ lệ (%)

1 Đại học và cao đẳng 49 50.00

2 Kỹ sư và chuyên viên 24 24.49

3 Nhạc sĩ và nhạc công 10 10.20

4 Trung cấp và PTTH 10 10.20

5 Trình độ khác 5 5.10

Tổng cộng 98 100.00

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Từ bảng thống kê trình độ chuyên môn nhân sự trong Công ty nhận thấy mức trình độ của nhân sự khá cao, điển hình với trình độ Đại học và Cao đẳng nhân sự trong Công ty chiếm tỷ lệ 50% đây là lực lượng có trình độ được đào tạo bài bản và nguồn lực chất lượng cao trong công ty họ phụ trách các mảng hành chính văn phòng và kinh doanh. Bên cạnh đó, lực lượng lao động có trình độ trung cấp trở xuống chỉ chiếm 15.3%.

Với tính chất kinh doanh của công ty, nên có nhân sự là nhạc công chiếm 10% số nhân viên của công ty, họ phụ trách các mảng về giáo dục tại các trường dạy nhạc của công ty, tư vấn kiến thức âm nhạc cho khách hàng, giúp khách hàng chọn được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp động viên khuyến khích nhân viên tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ sản xuất việt thương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)