Tương tác thuốc trong kê đơn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 47)

17 1,96 457.288,82 0,26 Thuốc dùng cho tai mũi

3.3.6. Tương tác thuốc trong kê đơn

3.3.6.1. Tỷ lệ đơn có tương tác

Bảng 3.26. Tỷ lệ đơn có tương tác

TT Nội dung Số đơn Tỷ lệ % 1 Tổng số đơn khảo sát 200 100 2 Số đơn có tương tác thuốc 33 16,5 3 Số đơn có tương tác thuốc ở mức độ 1 3 1,5 4 Số đơn có tương tác thuốc mức ở độ 2 12 6 5 Số đơn có tương tác thuốc ở mức độ 3 7 3,5 6 Số đơn có tương tác thuốc ở mức độ 4 11 5,5

Trong số 200 bảng kê chi phí khám, chữa bệnh khảo sát có 33 đơn xảy ra tương tác thuốc (chiếm tỷ lệ 16,5% ), trong đó:

 Có 3 đơn tương tác ở mức độ 1, chiếm tỷ lệ 1,5%.

 Có 12 đơn tương tác ở mức độ 2, chiếm tỷ lệ 6%.

 Có 7 đơn ở mức độ 3, chiếm tỷ lệ 3,5%.

 Có 11 đơn tương tác ở mức độ 4, chiếm tỷ lệ 5,5%.

3.3.6.2. Các cặp tương tác có trong đơn.

Bảng 3.27. Các cặp tương tác thuốc có trong đơ

TT Mức độ Cặp tương tác Số đơn 1 1 aspirin + enalapril 2 2 aspirin + bisoprolol 1 3 2 lansoprazole + sulpiride 8 4 amlodipine + calcium carbonate 1 5 enalapril + furosemide 2 6 amlodipine + atenolol 1 7 3 clarithromycin + methylprednisolone 1 8 erythromycin + methylprednisolone 2 9 diazepam + sulpiride 2 10 aspirin + warfarin 1 11 amoxicillin + clarithromycin 1 12 4 clarithromycin + fexofenadine 10 13 losartan + spironolactone 1

Qua kết quả khảo sát ta thấy cặp tương tác clarithromycin + fexofenadine có mức độ tương tác cao nhất (mức độ 4) nhưng tần suất sử dụng lại lớn nhất, có 10 đơn thuốc (chiếm tỷ lệ 30,30%). Cặp tương tác lansoprazole + sulpiride có tần suất sử dụng đứng thứ 2 với 8 đơn thuốc

(chiếm tỷ lệ 24,24%), cặp này tương tác ở mức độ 2. Các cặp tương tác thuốc còn lại có tần suất sử dụng thấp, dao động từ 1 – 2 đơn thuốc.

BÀN LUẬN

1. Giá trị tiền thuốc sử dụng

Năm 2013, giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng đạt 178,25 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 49,26% tổng kinh phí của bệnh viện. Tỷ lệ này gần tương đương với tỷ lệ 58% tổng kinh phí bệnh viện ở các bệnh viện Việt Nam năm 2010 (theo báo cáo đánh giá chính sách thuốc Quốc gia của Cục quản lý Dược Việt Nam[37]). Như vậy, tiền thuốc chiếm khoảng 50% tổng chi phí của bệnh viện, đây là 1 vấn đề cần xem xét, cân nhắc. Mặt khác, trong điều kiện nguồn ngân sách cấp cho bệnh viện rất hạn chế, các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính theo nghị định 43/06/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của chính phủ [7] thì điều này đặt ra thách thức cho HĐT&ĐT, khoa Dược bệnh viện luôn phải cân đối giữa nhu cầu và chi phí của bệnh viện để tránh lãng phí và đảm bảo kịp thời cho nhu cầu điều trị.

2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phân nhóm điều trị

Các thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 gồm 25 nhóm tác dụng dược lý, 450 hoạt chất và 867 thuốc. Tuy nhiên kinh phí mua thuốc tập trung phần lớn vào 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, các nhóm thuốc này chiếm 95% tổng giá trị tiền thuốc và chiếm khoảng 70% số thuốc được sử dụng. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có giá trị sử dụng lớn nhất chiếm tỷ lệ 39,62% và đồng thời cũng là nhóm có số thuốc nhiều nhất chiếm tỷ lệ 16,19%. Như vậy có thể thấy hơn 1/3 tổng kinh phí và gần 1/4 tổng số thuốc của bệnh viện dành cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (trong đó chủ yếu là nhóm thuốc kháng sinh).

Theo khảo sát của Cục quản lý khám chữa bệnh tiến hành trên 1018 bệnh viện trong cả nước vào các năm 2009 và 2010 thì nhóm thuốc kháng sinh có giá trị sử dụng chiếm 38,4% (năm 2009) và 37,7% (năm 2010) tổng

kinh phí sử dụng của bệnh viện [29]. Một nghiên cứu của Phạm Lương Sơn (năm 2012) về thực trạng đấu thầu mua thuốc BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong cả nước năm 2010 cũng cho kết quả tương tự với giá trị của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là cao nhất, chiếm tỷ lệ 34,6% [8].

Theo kết quả các nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng tại bệnh viện Đa khoa Bắc Giang năm 2011 [10], nghiên cứu của Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm tại bệnh viện trung ương Huế năm 2012 [26], nghiên cứu của Ngô Thùy Linh tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2012 [14], thì nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,05%; 34,84%; 32,55% so với tổng kinh phí của bệnh viện. Các kết quả này đều khá tương đồng với tình hình sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013.

Bên cạnh các nhóm thuốc kháng sinh, các nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch, thuốc đường tiêu hóa, thuốc tim mạch, hormon - nội tiết tố cũng là các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao về giá trị sử dụng trong danh mục thuốc sử dụng. Điều này cho thấy được gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, tim mạch, tiểu đường… đang ngày càng tăng ở nước ta, đúng như nhận định của BYT: “Mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh” [1]. Việc sử dụng nhiều các thuốc trong các nhóm bệnh này cũng hợp lý với một lượng lớn các bệnh nhân điều trị ngoại trú đến khám và được BHYT chi trả tiền thuốc hàng tháng. Tuy nhiên, bệnh viện cũng cần những biện pháp quản lý theo dõi chặt chẽ viêc kê đơn ngoại trú, tránh xảy ra tình trạng tiêu cực lạm dụng thuốc, kê khống thuốc hay tình trạng “rút ruột BHYT”, gây lãng phí nghiêm trọng nguồn ngân quỹ BHYT.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)