Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh an giang (Trang 49)

ĐVT: Tỷđồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tươđống i (%) Tuyệt đối Tươđống i (%) Ngắn hạn 3.310 58.84 3.085 57.88 2.638 56.90 (0.225) (6.80) (0.447) (14.49) Trung dài hạn 2.315 41.16 2.245 42.12 1.998 43.10 (0.070) (3.02) (0.247) (11.00) Tổng 5.625 100 5.330 100 4.636 100 (0.295) (5.24) (0.694) (13.02) (Ngun: T Tng hp – Phòng Khách hàng)

Biểu đồ 2.10: Tình hình nợ quá hạn 3.310 2.315 3.085 2.245 2.6381.998 - 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 Tỷđồng 2005 2006 2007 Năm Ngắn hạn Trung dài hạn

Qua số liệu ta thấy rằng nợ quá hạn ngắn hạn luôn luôn cao hơn so với nợ quá hạn dài hạn bởi vì doanh số cấp tín dụng ngắn hạn bao giờ cũng cao hơn dài hạn với tỷ lệ rất cao. Cụ thể tình hình nợ quá hạn như sau:

 Nợ quá hạn ngắn hạn

Năm 2005 là 3.310 tỷ đồng, năm 2006 còn là 3.085 tỷ đồng, năm 2007 giảm còn 2.638 tỷđồng thấp hơn 2006 là 0.447 tỷđồng tương ứng với tỷ lệ 14.49%, . Như vậy nợ quá hạn ngắn hạn 2 năm sau có chiều hướng giảm hơn so với 2005 thể hiện công tác thu nợ của chi nhánh ngày càng tốt hơn và công việc thẩm địng khách hàng cũng tốt hơn..

 Nợ quá hạn trung dài hạn

Tình hình nợ quá hạn dài hạn như sau: năm 2005 nợ quá hạn là 2.315 tỷđồng, sang 2006 nợ quá hạn giảm còn 2.245 tỷ đồng giảm hơn 2006 là 0.070 tỷ và năm 2007 nợ quá hạn tiếp tục giảm còn 1.998 tỷ đồng thấp hơn 2006 là 0.247 tỷ tương ứng 11%. Cũng giống như nợ quá hạn dài hạn thì nợ quá hạn trung dài hạn ngày càng giảm cho thấy rủi ro tín dụng của chi nhánh ngày càng giảm.

Qua đó cho thấy ngân hàng hoạt động rất tốt nợ quá hạn liên tục giảm theo từng năm, tuy các khoản nợ quá hạn phát sinh nhưng vẫn có khả năng thu hồi đuợc. Đó là sự nổ lực của tập thể nhân viên chi nhánh đặc biệt là các cán bộ phòng tín dụng đã thẩm định những khách hàng có khả năng chi trả các khoản nợ tốt và sử dụng vốn đúng mục đích một cách có hiệu quả.

2. Phân tích nợ khó đòi Bảng 2.11: Tình hình nợ khó đòi ĐVT: Tỷđồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tươđống i (%) Tuyệt đối Tươđống i (%) Ngắn hạn 1.265 62.38 1.132 68.86 1.058 71.68 (0.133) (10.51) (0.074) (6.54) Trung dài hạn 0.763 37.62 0.512 31.14 0.418 28.32 (0.251) (32.90) (0.094) (18.36) Tổng 2.028 100 1.644 100 1.476 100 (0.384) (18.93) (0.168) (10.22) (Ngun: T Tng hp – Phòng Khách hàng) Biểu đồ 2.11: Tình hình nợ khó đòi 1.265 0.763 1.132 0.512 1.085 0.418 - 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 Tỷđồng 2005 2006 2007 Năm Ngắn hạn Trung dài hạn  Nợ khó đòi ngắn hạn

Tình hình nợ khó đòi ngắn hạn cụ thể như sau: nợ khó đòi năm 2005 là 1.265 tỷ đồng, sang năm 2006 là 1.132 tỷđồng giảm hơn so với 2005 là 0.207 tỷđồng ứng với tỷ lệ là 16.36%, sang năm 2007 nợ khó đòi là 1.058 tỷđồng giảm 0.074 tỷứng với tỷ lệ là 6.99% so vói 2006. Tỷ lệ nợ khó đòi giảm qua từng năm cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực.

 Nợ khó đòi trung dài hạn

Nợ khó đòi trung dài hạn giảm liên tục qua các năm như sau: năm 2005 nợ khó đòi là 0.763 tỷđồng, sang 2006 giảm còn 0.512 tỷđồng giảm 0.251 tỷđồng so với 2005 và

đến năm 2007 giảm xuống còn 0.418 tỷđồng giảm 0.094 triệu đồng so với 2006. So với ngắn hạn thì nợ khó đòi dài hạn cũng thấp hơn rất nhiều cũng tương ứng doanh số cho vay ngắn hạn cũng cao hơn dài hạn.

Nhìn chung, nợ khó đòi và nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp, qua đây ta thấy rằng cán bộ tín dụng đã rất thận trọng và xét duyệt hồ sơ vay vốn một cách chặt chẽ, kiểm soát tốt công tác thu nợ làm hạn chế nợ quá hạn cũng như nợ khó đòi nâng cao chất lượng tín dụng, làm cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng tốt hơn mang lại lợi nhuận cho chi nhánh cao hơn. Bên cạnh đó, chi nhánh đã sử dụng chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản, khônh phát sinh cho vay đối với các khách hàng mới và luôn tư vấn cho khách hàng điều chỉnh chiến luợc kinh doanh cho phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho khách hàng nhằm hạn chế rủi ro và tổn thất cho chi nhánh.

2.2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh An Giang.

Với bất kì một hoạt động kinh doanh nào thì lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro đạt được càng lớn và ngược lại và điều này cũng không ngoại lệđối với các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Hoat động tín dụng là hoạt động chủ yếu và chiếm gần 90% thu nhập của Vietcombank An Giang vì thế hoạt động này có hiệu quả thì chi nhánh sẽ đạt được lợi nhuận cao mà lợi nhuận cao là mục tiêu phấn đấu hàng đấu của các ngân hàng thương mại. Sau đây là một sốt chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Bảng 2.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ĐVT: Tỷđồng Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Tỷ .đ 1,977 1,765 1,978 Vốn huy động " 531 256 340 Doanh số cho vay " 4,934 6,074 6,327 Donah số thu nợ " 3,631 4,074 5,669 Dư nợ cuối kỳ " 910 761 1,034 Nợ quá hạn " 5.6250 4.883 5.0830 Nợ khó đòi " 2.028 1.644 1.476 Vốn huy động/ Tổng NV % 26.86 14.50 17.19 Dư nợ/ Tổng NV % 46.03 58.58 38.47 Dư nợ / Vốn huy động % 171.37 403.91 223.82 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ % 0.62 0.47 0.67 DSTN/DSCV % 73.59 67.07 89.60 Nợ khó đòi/ Nợ quá hạn % 36.05 33.67 29.04 (Ngun: T Tng hp – Phòng Khách hàng)

 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn của ngân hàng. Số liệu cụ thể của chỉ tiêu này như sau: Năm 2005 là 20.86%, sang năm 2006 giảm còn 14ê% nhưng sang 2007 tăng lên 17.19%. Do kết quả trên bảng còn khá thấp nên trong tương lai chi nhánh gàn cố gắng để năng cao nguồn vốn huy động.Tuy nhiên nguồn vốn tự có của ngân hàng cao nên có thể chủđộng trong việc cho vay.

 Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Tiêu chí này cho biết mức đầu tư vào tín dụng của một ngân hàng chiếm bao nhiên phần trăm trên tổng nguồn vốn. Nếu tỷ số này càng cao thì đồng nghĩa phần lớn nguồn vốn của ngân hàng dùng để cho khách hàng vay vốn do đó rủi ro tín dụng sẽ rất cao.Tỷ số này qua 3 năm 2005 – 2007 như sau: Năm 2005 là 46.03%, năm 2006 tăng lên 58.58%, năm 2007 xuống còn 38.47%. Qua số liệu cho thấy mức độđầu tư vào tín dụng của chi nhánh tương đối thấp cho nên chi nhánh cần nâng cao doanh số cấp tín dụng hơn trong tương lai.

 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm vốn huy động tham gia vào việc cấp tín. Nếu tỷ số này cao hơn 100% thì có nghĩa toàn bộ vốn huy động được mang đi cho vay và ngược lại thì vốn huy động còn thừa. Nhưng qua bảng số liệu phân tích ta thấy rằng qua 3 năm tỷ số này đều lớn hớn 100%, qua đó cho thấy vốn huy động đã tập trung hết vào việc cấp tín dụng

 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

Tỷ số này qua 3 năm như sau: Năm 2005 là 73.59%, năm 2006 giảm còn 67.07%, năm 2007 tăng lên 89.60%. Qua số liệu cho thấy rằng khả năng thu nợ của chi nhánh tương đối tốt. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi các khoản nợđẩ nâng tỷ số này càng lên nữa. Nếu tỷ số này càng gần 100% thì khách hàng trả nợ vay rất tốt, do đó cần theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợđúng thời hạn để hạn chế nợ quá hạn xuống càng thấp càng tốt.

 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng vì nó liên quan đến việc thẩm định khách hàng khi cấp tín dụng, nó đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Theo quy định cảu NHNN Việt Nam thì tỷ lệ này phải nhỏ hơn 5% thì mới đạt hiệu quả tín dụng, còn đối với NHTMCP thì tỷ số này phải nhỏ hơn 3% thì mới đạt hiệu quả. Số liệu cụ thể của chỉ tiêu này như sau: Năm 2005 chiếm 0.62% trên tổng du nợ, sang năm 2006 là 0.47%, đến năm 2007 là 0.67%. Qua 3 năm tỷ số này của chi nhánh nhỏ hơn rất nhiều so với 3% nên chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt. Có được kết quả khà quan như thế này là do sự lãnh đạo của ban giám đốc, luôn đề ra những biện pháp hữu hiệu để xử lý từng món nợ gắn liền với tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng nên kịp thời xử lý những trường hợp bất thường xảy ra.

 Nợ khó đòi trên nợ quá hạn

Tỷ số này cho biết nợ khó đòi chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nợ quá hạn. Tỷ số này cụ thề qua 3 năm như sau: Năm 2005 là 36.05%, năm 2006 là giảm còn 33.67%,

năm 2007 xuống còn 29.04%, từđó cho thấy nợ khó đòi chiếm tỷ trọng rất thấp trên nợ quá hạn, cho thấy công tác thu những khoản nợ quá hạn của cán bộ tín dụng chi nhánh rất tốt.

Qua các chỉ số phân tích cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh tương đối tốt. Tuy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn thấp nhưng điều này là do một phần nguồn vốn tư có và vốn điều chuyển từ hội sở chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh nhưng chi nhánh cũng cần nâng cao chỉ số này lên cao hơn nữa trong thời gian tới. Dư nợ chỉ chiếm gần 50% tổng nguồn vốn từđó cho thấy ngoài đầu tư vào tín dụng chi nhánh còn đầu tư vào một số hoạt động khác. Khả năng thu nợ cũng khá tốt tuy nhiên cần tăng cuờng công tác kiểm tra, theo dõi các khoản nợđể nâng cao tỷ số này hơn nữa trong tương lai. Còn nợ quá hạn và nợ khó đòi chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng dư nợ và đó là cho thấy chất luợng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh rất tốt.

Tóm lại, qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, chất luợng tín dụng ngày càng đựơc nâng cao và nghiệp vụ tín dụng luôn đựơc đảm bảo tốt. Với đặc thù tỉnh An Giang là kinh tế nông nghiệp với chu kỳ sản xuất ngắm hạn và vòng quay vốn nhanh hạn chế rủi ro, chi nhánh đã nâng cao doanh số cho vay ngắn hạn qua từng năm. Nguồn vốn huy động của chi nhánh còn khá thấp so với tổng nguồn vốn. Vì vậy trong tương lai chi nhánh cần nâng cao nguồn vốn huy động tận dụng triệt để nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư, mở rộng mạng lưới giao dịch với các chiến luợc, lãi suất cạnh tranh, chế độ hậu mãi thích đáng đến các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh để có thể thu hút vốn lớn hơn. Tuy nợ quá hạn và nợ khó đòi nói chung là các khoản nợ xấu vẫn phát sinh hàng năm nhưng luôn giảm dần qua các năm, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Vì nó không chỉ cho thấy được công tác thẩm định của cán bộ tín dụng có chặt chẽ không, mục đích sử dụng vốn của khách hàng có được xem xét một cách đầy đủ và hợp lý hay không mà còn phản ánh một cách khá rõ nét hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. Trong thời gian tới chi nhánh cần nâng cao chất luợng dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động để phát triển thế mạnh của mình từđó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng dụng cho chi nhánh.

CHƯƠNG 3: MT S GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU HOT ĐỘNG TÍN DNG TI NGÂN

HÀNG TMCP NGOI THƯƠNG CN AN GIANG

¹* *º

Với vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh chủ lực trên địa bàn tỉnh An Giang Vietcombank An Giang đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình. Qua quá trình phân tích cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của chinh nhánh vẫn ổn định và phát triển. Thế nhưng nợ quá hạn và nợ khó đòi hàng năm vẫn phát sinh, mà điều này còn tồn tại thì rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp luôn nhỏ rất nhiều so với 3% mà NHNN Việt Nam quy định cho các Ngân hàng thương mại. Đó là kết quả phấn đấu, cống hiến hết mình của tập thể nhân viên chi nhánh và nhất là sự quản lý của ban lãnh đạo với những quyết định đúng đắn, kịp thời mà mang lại hiệu quả tối ưu.

Tuy hoạt động hiệu quả nhưng chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong hoạt động tín dụng cũng như công tác huy động vốn. Và các hoạt động này là sự sống còn, mạch máu cho hoạt động của chi nhánh. Thông qua đó tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro mang lại lợi nhuận cho chi nhánh ngày càng tăng trưởng.

3.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động

Bất kỳ NHTM nào thì hoạt động huy động vốn cũng là một trong những hoạt động cần thiết và chủ yếu. Cùng với nguồn vốn tự có thì vốn huy động góp phần không nhỏ cho tổng nguồn để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế với các ngành khác nhau và dân cư. Vì thế để hoạt động này có hiệu quả chi nhánh cần lập kế hoạch theo từng thời điểm cụ thể để có thể vừa cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn vừa thu hút được khách hàng.

- Lãi suất huy động vốn là công cụ chủ yếu và nhân tố thường hay biến động nhất, vì vậy cần được sử dụng linh hoạt tuỳ vào tình hình kinh tế cụ thể mà mức lãi suất của các ngân hàng quy định khác nhau. Vì thế chi nhánh cần có chính sách lãi suất phù hợp để thu hút được lượng khách hàng lớn, không những khách hàng cũ mà ngày càng thêm nhiều khách hàng mới. Để thực hiện được điều này chi nhánh phải thường xuyên theo dõi lãi suất chung trên thị trường dịch vụ tài chính nói chung, và mặt bằng lãi suất chung trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng. Bên cạnh lãi suất chi nhánh cần có những chiến lược huy động ưu đãi phù hợp với từng thời điểm khác nhau chẳng hạn: gửi tiền vào dịp lễ tết có quà, rút thăm trúng thưởng hàng tháng, quý hoặc năm với những món quà có giá trị, hưởng lãi suất ưu đãi với khoản tiền gửi lớn...Và với khách hàng truyền thống chi nhánh cũng cần có những ưu đãi phù hợp cho họ như: quà tăng dành cho khách hàng lâu năm, gửi quà nhân dịp sinh nhật... Tuy các món quà tuy không đáng giá là bao nhiêu nhưng qua việc làm này khách hàng cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn.

- Uy tín của chi nhánh cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Điều này sẽ tạo được niềm tin và lòng tin cậy nơi khách hàng. Vấn đề họ sẽ quan tâm ởđây là hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua ra

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh an giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)