Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh an giang (Trang 39)

Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với đa dạng các ngành nghề khác nhau của nhà nước và để góp phần kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các ngành nghề, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế cá thể, làm số lượng doanh nhiệp trên địa bàn ngày càng tăng, từđó thúc đẩy nhu cầu sử dụng vốn vay. Với nhiều dịch vụ phong phú đa dạng cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của từng loại khách hàng. Tình hình cho vay theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm tư 2005-2007 như sau:

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

ĐVT: Tỷđồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Ngành Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nông nghiệp 1,962 39.76 1,538 25.32 1,828 28.89 (424) (21.61) 290 18.86 Công nghiệp 1,358 27.52 2,572 42.34 1,945 30.74 1,214 89.40 (627) (24.38) Thương nghiệp 1,344 27.24 1,605 26.42 1,941 30.68 261 19.42 336 20.93 Khác 270 5.47 359 5.91 613 9.69 89 32.96 254 70.75 Tổng 4,934 100 6,074 100 6,327 100 1,140 23.10 253 4.17 (Ngun: T Tng hp – Phòng Khách hàng)

Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 Tỷ đồng

 Doanh số cấp tín dụng cho ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là thế mạnh kinh tế lớn nhất của tỉnh An Giang. Doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp qua các năm như sau: Năm 2005 đạt 1,962 tỷ đồng, sang năm 2006 giảm còn 1,538 tỷđồng thấp hơn 424 tỷđồng tương ứng với tỷ lệ 21.61% so với 2005 là do các sản phẩm nông nghiệp trúng mùa trúng giá nên các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp hạn chế vay vốn, nhưng sang năm 2007 doanh số cho vay đối với ngành này tăng lên đáng kể so với 2006, đạt được 1,828 tỷđồng cao hơn 2006 là 290 tỷ đồng ứng với tỷ lệ 18.86% tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2005. Nguyên nhân năm 2007 tăng lên đáng kể so với 2006 là do các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có nhu cầu phát triển qui mô mở rộng địa bàn thu mua sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu lương thực thực phẩm ra nước ngoài. An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi thủy sản

1,962 1,358 1,344 270 1,538 2,572 1,605 359 1,8281,945 1,941 613 2005 2006 2007 Năm

và chế biến các loại cá da trơn xuất khẩu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long vì thế có nhiều hộ sản xuất và các doanh nghiệp, công ty kinh doanh mặt hàng này ra đời và ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng vốn đầu tư tương đối lớn vì thế việc cấp tín dụng cho ngành nông nghiệp tương đối cao hơn một số ngành khác.

 Doanh số cấp tín dụng cho ngành công nghiệp

Kinh tế An Giang đang thời kỳ phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp cũng có chiều hướng phát triển không ngừng do vậy nhu cầu sử dụng vốn cũng mạnh hơn các ngành còn lại. Doanh số cho vay đối với ngành này vào năm 2006 và 2007 cao hơn cả ngành nông nghiệp, tình hình số liệu cụ thể như sau: Năm 2005 cho vay 1,358 tỷđồng, năm 2006 cho vay tăng lên tới 2,572 tỷ đồng cao hơn 2005 là 1,214 tỷđồng tương ứng với tỷ lệ 89.40%, sang năm 2007 doanh số này giảm còn 1,945 tỷđồng thấp hơn 2006 là 627 tỷ đồng ứng với tỷ lệ 24.38%. Doanh số cấp tín dụng cho ngành công nghiệp năm 2006 và 2007 tăng lên đáng kể là do ngành này hoạt động có hiệu quả tốt, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đẩy mạnh nhu cầu vay vốn ngân hàng rất lớn. Do nguồn vốn tự có lớn nên ngân hàng luôn chủ động được nguồn vốn cho khách hàng vay đẩy mạnh hoạt động đầu tư.

 Doanh số cấp tín dụng cho ngành thương nghiệp

Doanh số cấp tín dụng cho ngành thương nghiệp tăng trưởng liên tục, số liệu cụ thể như sau: Năm 2005 cấp tín dụng đạt 1,344 tỷ đồng, sang năm 2006 tăng lên 1,605 tỷ đồng cao hơn 2005 là 261 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng 19.42%, đến năm 2007 tiếp tục tăng lên 1,941 tỷ đồng, tăng 366 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng 20.93% so với 2006. Kinh tế tăng trưởng các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp hoạt động ngành thương nghiệp làm ăn có hiệu quả muốn mở rông quy mô, đầu tư trang thiết bị mới, nâng cao cơ sở vật chất nên nhu cầu vay vốn càng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tuỳ vào năng lực tài chính, tiềm năng kinh tế, quy mô của từng doanh nghiệp mà chi nhánh có chính sách tài trợ vốn phù hợp để hạn chế rủi ro và tổn thất cho ngân hàng.

 Doanh số cấp tín dụng cho các ngành khác

Doanh số cho vay của một số ngành khác cũng tăng trưởng không ngừng qua các năm, tình hình cụ thể như sau: Năm 2005 doanh số cho vay đạt 270 tỷ đồng, sang năm 2006 đạt đươc 359 tỷđồng tăng 89 tỷđồng ứng với 32.96% so với 2005, đến năm 2007 tăng lên tới 613 tỷ đồng cao hơn năm 2006 là 254 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng đạt 70.75%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các ngành như vận tải, kinh doanh khách sạn nhà hàng...ngày càng phát triển vì thế nhu cầu sử dụng vốn vay của ngành này cũng ngày càng tăng liên tục.Do tốc độ phát triển nhanh, tính cạnh tranh cũng mạnh mẽ và là thuộc một số ngành tương đối mới nên khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp trong ngành này cần thẩm định mục đích sử dụng vốn và tính hiệu quả của dự án mang lại để hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh xuống mức thấp nhất.

Nhìn chung tổng doanh số cấp tín dụng của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005 cho vay đạt 4,934 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 6,074 tỷ đồng cao hơn 2005 1,140 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng là 23.10%, đến năm 2007 tiếp tục tăng lên 6,327 tỷ đồng cao hơn so với 2006 là 253 tỷđồng ứng với tỷ lệ 4.17%. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn luôn cao hơn cho vay trung dài hạn. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của tất cả các ngân hàng, do thể loại cho vay này thời gian thu hồi vốn nhanh, ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế và quan trọng là rủi ro thấp. Và

cũng do thế mạnh tỉnh nhà là nông nghiệp chu kỳ ngắn ngày vì vậy chi nhánh cần phát triển cho vay ngắn hạn rộng hơn đối với ngành này để góp phần tăng trưởng kinh tế An Giang dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực dồi dào của địa phương vừa tận dụng triệt để điều kiên hiện có vừa giải quyết việc làm tại chỗ hạn chế nguồn lao động dịch chuyển ra các thành phố lớn. Tuy nhiên trong tương lai chi nhánh cần mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế khác để tạo cân bằng giữa các ngành, giúp hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng hiệu quả.

2.2.4 Phân tích doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu hồi được trên tổng doanh số cho vay. Với bất kì ngân hàng nào thì doanh số thu nợ cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó còn thể hiện hiệu quả hiệu quả tín dụng của ngân hàng và khả năng thẩm định tín dụng của nhân viên tín dụng có thận trọng, hồ sơ vay vốn có được xem xét cẩn thận hay không. Nếu doanh số thu nợ bằng với doanh số cho vay và đúng thời hạn so với hợp đồn tín dụng thì sẽ hạn chếđược nợ quá hạn và cũng có khả năng dẫn đến nợ xấu. Song song đó cần nhắc nhởđôn đốv khách hàng trả nợđúng hạn với thời hạn hợp đồng, có như vậy công tác quản lý nợ sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh an giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)