Từ định lý 1.2 và phép toán đối sánh, ta có thuật toán sau đây:
1. Khởi đầu từ tập M các sự kiện EDB đã cho trong chƣơng trình, thêm vào chƣơng trình P quy tắc sau đây : ans(t1, t2, …, tk) q(t1, t2, …, tk)
2. Đối với mỗi quy tắc A A1 A2 … An trong P, sử dụng phép đối sánh hạng thức, tìm một phép thế sao cho Ai , …, An M. Đối với mỗi phép thế nhƣ vậy, thêm A vào M.
3. Nếu tập các sự kiện M tăng lên thì quay trở lại bƣớc 2. Ngƣợc lại sang bƣớc 4. 4. Câu trả lời đối với truy vấn là tập các sự kiện của vị từ ans trong M.
Phƣơng pháp dƣới lên có ƣu điểm là quá trình định giá câu truy vấn đảm bảo kết thúc.
Phƣơng pháp dƣới lên có nhƣợc điểm là không hƣớng đích, nhiều sự kiện không thích hợp với câu truy vấn cũng đƣợc tính, vì vậy sẽ dẫn xuất nhiều sự kiện dƣ thừa. Số các sự kiện dƣ thừa có thể rất lớn và trong trƣờng hợp đó thì tính toán dƣới lên là không hiệu quả.
Để ý trong thuật toán trên ở mỗi bƣớc lặp sẽ lặp lại tính toán những sự kiện đã đƣợc tạo ra trong những bƣớc trƣớc. Chúng ta có thể làm giảm đi các tính toán dƣ thừa bằng cách chia quá trình định giá các quy tắc thành các tính toán nhỏ hơn trên mỗi tập con cực đại các vị từ đệ quy lẫn nhau của chƣơng trình. Các tập này đƣợc xác định bằng cách xác định thành phần liên thông mạnh của đồ thị phụ thuộc