Mối quan hệ tương hỗ của quy luật địa đới và phi địa đớ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần cơ sở cảnh quan học phần i ths phạm thị hồng nhung (Trang 49)

- Đới rừng và đài nguyên: K > 1 Đới rừng thảo nguyên: K từ 1 0,6.

2.2.3.Mối quan hệ tương hỗ của quy luật địa đới và phi địa đớ

Quy luật địa đới và phi địa đới xuất hiện khắp mọi nơi trên Trái Đất và tác động đồng thời lên bất kỳ một thành phần địa lý hay bất kỳ một cảnh quan nào.

Có thể nói các nhân tố địa đới tạo nên bối cảnh xác định cho sự xuất hiện các quy luật phi địa đới. Nếu nhƣ các nhân tố địa đới nhƣ muốn san bằng sự phân hóa phi địa đới của các lục địa thì các nhân tố địa đới lại phá hủy sự cân bằng phi địa đới do đặc tính hoạt động cao và thƣờng xuyên liên tục. Vì thế, rất khó có thể kết luận nhân tố nào là bắt đầu, nhân tố nào là tiến bộ, nhân tố nào là bảo thủ.

Việt Nam đặt ở khu vực nội chí tuyến nên bất kỳ địa điểm nào cũng mang tính chất của khu vực chí tuyến. Song do lãnh thổ nƣớc ta kéo dài theo đƣờng kinh tuyến nên từ Nam lên Bắc có sự phân hóa của bức xạ và nhiệt độ theo vĩ độ. Tuy nhiên sự phân hóa này đáng lẽ ra sẽ không rõ nhƣng do tác dụng của gió mùa mùa đông đã phá hủy tính địa đới. Tác dụng phi địa đới do ảnh hƣởng của gió mùa, vị trí giáp biển đã tạo nên các ô khí hậu khác nhau. Mặt khác, do ảnh hƣởng của độ cao cũng tạo nên các đai cao. Dƣờng nhƣ, các tác dụng phi địa đới đã san bằng tính địa đới song không phải biểu hiện ở tất cả các nơi và trong mọi thời gian. Vì thế, hai tác động này luôn đạt đƣợc sự cân bằng, thống nhất với nhau.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2

2.1. Phân tích qui luật địa đới và biểu hiện của qui luật trong sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam? Ý nghĩa của qui luật trong nghiên cứu cảnh quan?

2.2. Phân tích qui luật phi địa đới và biểu hiện của qui luật trong sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam? Ý nghĩa của qui luật trong nghiên cứu cảnh quan?

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần cơ sở cảnh quan học phần i ths phạm thị hồng nhung (Trang 49)