Do sự phân bố có tính chất của năng lƣợng Mặt Trời trên Trái Đất nên hầu hết các yếu tố tự nhiên đều mang tính địa đới. Với mỗi một thành phần địa lý, tính địa đới biểu hiện theo những nét riêng phù hợp với bản chất riêng của nó nhƣ tính địa đới của nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất và nƣớc, sự bốc hơi, lƣợng mây, mƣa, khí áp và gió, tính chất của các khối khí, khí hậu, của điều kiện ẩm, của các quá trình thủy văn và cân bằng nƣớc, các quá trình lầy hóa, của các quá trình địa hóa, của lớp phủ thổ nhƣỡng, sự lắng đọng các đá trầm tích, các kiểu thảm thực vật và các dạng sinh sống của động vật, thực vật và cuối cùng là các địa tổng thể.
2.1.3.1. Tính địa đới của khí hậu
Các đới khí hậu là sự biểu hiện rất rõ của quy luật địa đới. Bởi, khí hậu là kết quả phối hợp của ba nhân tố chủ yếu là bức xạ Mặt Trời, hoàn lƣu khí quyển và sự tuần hoàn của nƣớc. Mỗi nhân tố kể trên đều phụ thuộc vào vị trí địa lý của địa phƣơng (vĩ độ, độ cao so với mực nƣớc biển, vị trí gần hay xa biển) và các đặc tính của bề mặt đệm (dòng biển, lớp phủ thực vật, thổ nhƣỡng, băng tuyết.... Nhƣ vậy, trong các yếu tố hình thành khí hậu, ngoài địa hình và sự phân bố lục địa, đại dƣơng thì các nhân tố khác đều có tính địa đới.
1. Đới xích đạo: trong phạm vi từ 50N đến 100B. Gió yếu chiếm ƣu thế. Thời tiết nóng, ẩm quanh năm, t0
trung bình hàng tháng tƣ 25- 280, lƣợng mƣa từ 1.000- 3.000mm.
2. Đới cận xích đạo: Đặc tính của đới là sự thay đổi theo mùa của các khối khí: mùa hạ là khối khí xích đạo di chuyển lên, mùa đông là khối khí chí tuyến. Vì thế, chênh lệch nhiệt độ năm không đáng kể, mùa đông chỉ hơi mát hơn mùa hạ một chút. Lƣợng mƣa có sự phân hóa theo không gian (bên trong lục địa mƣa ít, khoảng 1.000- 1.500mm), thời gian (mƣa vào mùa hạ).
3. Đới nhiệt đới của hai bán cầu: Đới này nằm trong giới hạn 100B đến 300B và 50N đến 250N. Khối khí chí tuyến với gió tín phong thống trị. Thời tiết tốt chiếm ƣu thế. Mùa đông vẫn nóng nhƣng có lạnh hơn mùa hạ một chút. Có thế phân biệt thành 3 kiểu khí hậu:
a, Các miền có tín phong bền vững ở bờ phía Tây của Nam Mỹ giữa 5- 200B, bờ biển Xahara, hoang mạc Namip... Thời tiết mát hầu nhƣ không có mƣa, độ ẩm không khí cao, sƣơng mù dày đặc và gió brizơ phát triển mạnh.
b, Các miền có tín phong có mƣa đi qua nhƣ Trung tâm châu Mỹ, Tây ấn, Madagaxca...
c, Các miền khô nóng nhƣ Xahara, Calahari, đại bộ phận châu úc, Bắc Achentina, nửa phía Nam bán đảo Arap.
4. Đới cận nhiệt: Nó phân bố trong khoảng 300
đến 420 ở Bắc bán cầu và 280 đến 400 ở Nam bán cầu. Sự phân hóa mùa đã rõ nét, có thể đã có tuyết rơi nhƣng rất hiếm. Trừ các miền gió mùa, hoạt động của xoáy tản (xoáy thuận) chiếm ƣu thế vào mùa hạ, xoáy tụ (xoáy nghịch vào mùa đông). Các kiểu khí hậu nhƣ:
a, Khí hậu Địa Trung Hải với mùa hạ sáng sủa và yên lặng, mùa đông có mƣa nhƣ khu vực Địa Trung Hải, miền Trung Chile, Tây Nam châu Úc, Caliphocnia.
b, Các miền gió mùa với mùa hạ nóng và hay có mƣa và mùa đông tƣơng đối lạnh, khô khan nhƣ ở phía Bắc Trung Quốc, Urungoay...
c, Các miền khô khan với mùa hạ nóng nhƣ bờ Nam châu Úc, Mehico, phía Tây nƣớc Mỹ...
d, Các miền đều ẩm trong suốt năm nhƣ Tây Nam châu Úc, miền Trung Acghentina...
5. Đới ôn hòa: Giới hạn của nó đến vĩ độ 600
Bắc và Nam bán cầu. Gió Tây chiếm ƣu thế và hoạt động của xoáy tụ trên các đại dƣơng trong suốt năm nên hay có mƣa. Biểu hiện mùa rất rõ rệt, chênh lệch nhiệt độ năm và giữa đất- biển lớn. Mùa đông có tuyết rơi. Các kiểu khí hậu chính:
a, Mùa đông với thời tiết không ổn định và có gió mạnh, mùa hạ thời tiết yên tĩnh hơn nhƣ ở nƣớc Anh, ven biển Nauy...
b, Các kiểu khí hậu khác nhau ở đại lục nhƣ phần bên trong nƣớc Mỹ, Nam và Đông Nam châu Âu thuộc Liên Xô cũ, Mông Cổ...
c, Khí hậu chuyển tiếp từ khí hậu lục địa sang đại dƣơng nhƣ đại bộ phận châu Âu...
d, Các miền gió mùa nhƣ Viễn Đông, Bắc Nhật Bản...
e, Các miền có mùa hạ mát, ẩm và mùa đông lạnh, có tuyết rơi nhƣ Camsatca, Labrado...
6. Đới cận cực: Mùa hạ và mùa đông nhiệt độ chênh lệch lớn, có tầng đóng băng vĩnh viễn.
7. Đới cực: Dao động nhiệt độ ngày đêm và các mùa nhỏ. Mƣa ít. Mùa hạ lạnh và nhiều sƣơng mù, với các kiểu khí hậu:
a, Khí hậu có mùa đông tƣơng đối ấm nhƣ bán đảo Nam Cực, ven biển Baphin, Spitbecghen, Tamua...
b, Khí hậu có mùa đông lạnh nhƣ quần đảo Canada, ven biển Voxtocnoxibiec...
c, Khí hậu với mùa đông rất lạnh, mùa hạ nhiệt độ thấp nhƣ châu Nam Cực, Grinlan.
Tính địa đới của cảnh quan trên bề mặt Trái đất là hậu quả tất yếu của những sự thay đổi địa đới quan sát thấy trong các quá trình địa lý bộ phận khác nhau và trong các thành phần địa lý riêng biệt. Các cảnh quan đƣợc sắp xếp một cách có quy luật tạo thành một hệ thống các đới cảnh quan (đới địa lý tự nhiên), mỗi một đới là tổng hợp thể địa lý độc lập của bậc cao. Nguyên tắc phân chia các đới cảnh quan, việc xác định ranh giới cũng nhƣ đặc trƣng mọi mặt của chúng là nhiệm vụ của phân vùng địa lý tự nhiên (phân vùng cảnh quan).
Trong thực tế, các đới cảnh quan tạo thành một mạng rất phức tạp trên bề mặt Trái Đất; các đới thƣờng bị đứt quãng và không phải bao giờ cũng hƣớng dọc theo các vĩ tuyến, các ranh giới có dạng không đều đặn và chuyển tiếp từ đới này sang đới khác lúc thì đột ngột, lúc thì từ từ.
Đới cảnh quan đƣợc chia trong phạm vi vòng đai, hay á vòng đai với một chỉ số tƣơng quan nhất định nhƣ chỉ số khô hạn của M.I. Budƣcô, A.A. Grigoriev (K = B/L x r, trong đó K là chỉ số khô hạn, B là cán cân bức xạ, L là tiềm nhiệt hóa hơi, r là lƣợng mƣa); hệ số thủy nhiệt của T.G. Xêlianhinov (K = r/10 x ∑t- trong đó K là chỉ số thủy nhiệt, r là lƣợng mƣa, ∑t là tổng nhiệt độ trung bình năm trong suốt thời kỳ có nhiệt độ trung bình ngày trên 100C); hệ số ẩm của N.N. Ivanop, G.N. Vƣxotxki; hay dựa trên cảnh địa lý phối hợp với đất đai, thực vật của Becgơ; hay dựa vào chuyển động của khối không khí căn bản của Alissov.
Khung 2.1. Ví dụ phân đới khí hậu theo hệ số ẩm của N.N. Ivanop
Dựa trên nguồn nhiệt cung cấp hàng năm và hệ số nhiệt ẩm, ngƣời ta chia lớp vỏ cảnh quan lục địa của Trái Đất thành các vòng đai và đới nhƣ sau:
Hệ số ẩm của N.N. Ivanop: K =r/E0 (r là lƣợng mƣa năm, E0 là lƣợng bốc hơi năm). Phân ra thành các đới: