Những thuận lợi trong quá trình can thiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non ( ứng dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ (Trang 83)

Trong quá trình thực hiện đề tài can thiệp này tôi rất may mắn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và cán bộ, bác sĩ can thiệp cho nhóm trẻ CPTNN tại Viện Nhi, nhờ đó tôi đã thu thập được một số tài liệu can thiệp, thông tin về đặc điểm, nguyên nhân dẫn đến CPTNN ở trẻ nhỏ.

Để đánh giá mức độ CPTNN và các kỹ năng của trẻ CPTNN, cụ thể là hai thân chủ Nguyễn M và Lưu T.Đ tôi đã nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên gia đánh Thạc sĩ – Giám đốc TTNM Nguyễn Thị Bùi Thành. Sự hỗ trợ của cô đã giúp cho tôi có kết quả đánh giá chính xác hơn và có kế hoạch can thiệp phù hợp nhất với thân chủ.

Vì quá trình can thiệp được tiến hành trực tiếp tại trường mầm non nên tôi cần có sự đồng ý và phối hợp của Ban giám hiệu trường MN Kid’s Color cùng GV chủ nhiệm lớp của thân chủ. Rất may mắn là tôi đã nhận được đồng ý từ phía Hiệu trưởng nhà trường và sự phối hợp nhiệt tình từ phía giáo viên chủ nhiệm lớp của hai thân chủ. Ngoài ra việc hai thân chủ cùng học chung một lớp cũng tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình kết hợp hoạt động can thiệp và quá trình so sánh, đánh giá.

Trong quá trình can thiệp với thân chủ tôi được bố mẹ thân chủ cung cấp cho những thông tin cơ bản và chi tiết về trẻ như tính cách, sở thích, điểm mạnh, yếu cũng như những hành vi thường gặp để tôi tìm được cách nhanh nhất tiếp cận và những phản hồi kịp thời về thân chủ trong thời gian hoà nhập. Sự liên kết chặt chẽ này giúp tôi có những điều chỉnh kịp thời nội dung can thiệp cho than chủ cùng sự tư vấn hữu ích cho phụ huynh.

Với kiến thức được đào tạo trong trường, sự hướng dẫn của PGS.TS tâm lý Trần Thu Hương kết hợp với kinh nghiệm 2 năm làm việc với trẻ em cũng giúp tôi khá nhiều trong việc hiểu tâm lý lứa tuổi trẻ mầm non. Từ đó tôi có thể tiếp cận và

82

trở thành người thân tin cậy của trẻ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của quá trình can thiệp.

2.8.2 Những khó khăn trong quá trình can thiệp

Làm việc với thân chủ thuộc nhóm đối tượng yếu nào cũng có những khó khăn nhất định. Đối với trẻ em cũng vậy, nếu ngay từ đầu khi tiếp xúc mà nhận được sự yêu quý và tin tưởng của trẻ thì quá trình làm việc tiếp theo sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên thân chủ của tôi không chỉ thuộc nhóm trẻ nhỏ mà còn là trẻ CPTNN do vậy tôi không chỉ cần hiểu tâm lý lứa tuổi của trẻ mà còn phải tìm ra cách để hiểu những thông tin mà trẻ gửi đến mình. Mặc dù thân chủ đã được can thiệp chuyên biệt và đã có ngôn ngữ, có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, truyền thông tin nhưng vì trẻ còn hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ biểu đạt thích hợp nên trẻ sẽ có thể có tâm lý e ngại tiếp xúc hoặc có những hành động sai lệch như: lăn khóc, hờn dỗi, la hét, không chịu tham gia học tập hay thực hiện nề nếp... Vì vậy để đưa trẻ học tập và sinh hoạt theo nề nếp, quy tắc mà vẫn giúp trẻ có được hứng thú trong các hoạt động đồng thời tương tác một cách tích cực với mọi người đòi hỏi người can thiệp cho trẻ phải vận dụng rất nhiều kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân trong việc can thiệp cho trẻ.

Quá trình can thiệp tại lớp học mầm non và thân chủ luôn cần người nhắc nhở và hướng dẫn do vậy ít nhiều gây ảnh hưởng tới nền nếp học tập chung của lớp và các trẻ khác. Một số phụ huynh chưa thông cảm và tạo điều kiện cho thân chủ và sự có mặt của tôi vì họ cho rằng việc này sẽ có thể khiến trẻ bắt chước thói xấu của nhau và làm chậm việc học tập trên lớp.

Chương trình, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho quá trình can thiệp cũng là một khó khăn cho quá trình can thiệp. Vì chương trình học của thân chủ phải thực hiện theo chương trình chung của Bộ giáo dục & Đào tạo trong khi khả năng của thân chủ có thể chưa đáp ứng được. Các phương tiện dạy học chưa có những dụng cụ chuyên biệt cho nhóm trẻ CPTNN. Do vậy trong quá trình can thiệp tôi luôn phải bám sát chương trình học trên lớp của trẻ để xây dụng chương trình can thiệp phù hợp đồng thời phải thiết kế đồ dùng để thân chủ có thể học tập.

83

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2:

Chương 2 là toàn bộ quá trình tác giả (NV CTXH) ứng dụng phương pháp Công tác xã hô ̣i với cá nhân để thực nghiê ̣ m vai trò của mình trong viê ̣c hỗ trợ cho thân chủ là t rẻ CPTNN học hòa nhập tại trường Mầm non . Trước khi quá trình ho ̣c hòa nhập diễn ra, NV CTXH đã thực hiê ̣n vai trò là mô ̣t giáo viên chuyên biê ̣t (giáo dục viên) trực tiếp trị liệu ngôn ngữ cho 2 bé Nguyễn M và Lưu T .Đ. Sau khi đa ̣t đươ ̣c những thành tích tốt và đủ khả năng tham gia ho ̣c hòa nhâ ̣p ta ̣i trường Mầm non, 2 bé kết thúc học chuyên biệt và bắt đầu bước vào một giai đoạn học tập mới . Trong môi trường mới này các bé cần sự chủ đô ̣ng trong giao tiếp , sáng tạo trong tư duy trừu tượng và tư duy logic , bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng tình cảm , xã hô ̣i; thẩm mỹ. Tuy nhiên, bé M và bé Đ đều có những khó k hăn khi bước vào môi trường ho ̣c hòa nhâ ̣p , đó là sự thiếu tự tin , chưa chủ đô ̣ng trong giao tiếp (giao tiếp bằng ngôn ngữ ), hạn chế trong việc sử dụng từ và câu để diễn đạt , môt số kỹ năng trong tư duy. Đây là những kỹ năng cơ bản giúp chúng ta phát triển một cách toàn diê ̣n. Nhâ ̣n thấy những ha ̣n chế này của các bé , gia đình đã đề nghi ̣ tác giả tiếp tu ̣c theo bé tới trường để hỗ trợ trong quá trình ho ̣c hòa nhâ ̣p.

Đầu tháng 9/2013 các bé bắt đầu ho ̣c mẫu giáo . Hai bé được nhâ ̣n vào lớp mẫu giáo bé . NV CTXH lúc này đóng vai trò chủ yếu là người hỗ trợ , hướng dẫn trong những nô ̣i dung ho ̣c khi các bé gă ̣p khó khăn . Trong quá trình hỗ trợ NV CTXH phối hơ ̣p cùng giá o viên chủ nhiê ̣m ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi nhất để khuyến khích các bé giao tiếp , vui chơi, giao lưu cùng các ba ̣n trong lớp , khuyến khích các bé tự lập trong các hoạt động. Quá trình can thiệp được NV CTXH đánh giá thành 2 đợt. Kết quả can thiê ̣p cho thấy các bé đều có những tiến bô ̣ nhất đi ̣nh và cũng tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tiếp theo.

Tuy nhiên, do thời gian có ha ̣n cùng với những tiến bô ̣ tích cực như trên , NV CXTH và gia đình các bé cùng thống nhất kết thúc quá trình hỗ trợ hòa nhâ ̣p cho các bé. Bước sang năm ho ̣c mới , các bé đã có thể tự chủ hơn trong giao tiếp , nhâ ̣n thức và các kỹ năng khác.

84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và đời sống xã hội thì số lượng trẻ CPTNN cũng ngày một có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. Phần lớn số trẻ CPTNN tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng, những trẻ CPTNN có nhiều khả năng phát triển để có thể học hoà nhập như các trẻ cùng lứa tuổi. Đặc biệt những trẻ CPTNN còn trong độ tuổi mầm non nếu được phát hiện sớm và có chương trình can thiệp ngôn ngữ tích cực, đúng hướng sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để học hoà nhập ngay từ cấp mầm non. Tuy nhiên không phải trường mầm non nào cũng sẵn sàng tiếp nhận các trẻ CPTNN vào học, hầu hết các cơ sở tư nhân lại là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vậy vì sao lại có sự lựa chọn chênh lệch này? Thứ nhất, có thể do suy nghĩ từ phía phụ huynh e ngại mức độ phát ngôn ngữ của con chưa bằng các bạn, nếu vào trường công sẽ dễ bị cô lập hoặc không theo kịp chương trình học. Thứ hai, có thể do chính yêu cầu đầu vào của trường công khắt khe hơn so với các cơ sở ngoài công lập.

Rõ ràng nhiều trẻ CPTNN được can thiệp sớm đã có nhiều cơ hội đi học hoà nhập ngay từ lứa tuổi mầm non, thế nhưng không ít trường hợp trẻ đã đi hoà nhập bị trả về cơ sở học chuyên biệt và có khi bị cho nghỉ học. Vì sao lại như vậy? Thông thường trẻ CPTNN còn tồn tại những mặt khiếm khuyết về ngôn ngữ khi ra môi trường hoà nhập tuy nhiên phần lớn những hạn chế đó có thể khắc phục sau thời gian học. Có một bộ phận trẻ khi rời khỏi môi trường chuyên biệt sang môi trường mới cần sự tự lập cao, trẻ không có hoặc ít nhận được sự hỗ trợ để tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ và các kỹ năng khác khiến nhóm trẻ này bị rối loạn ngôn ngữ hoặc học tập hành vi tiêu cực. Vậy nên, để khắc phục tình trạng trên chúng ta nên khuyến khích sự hỗ trợ hoà nhập từ phía các GV chuyên biệt hoặc những NV CTXH được đào tạo đóng vai trò như một GV chuyên biệt. Bằng việc can thiệp trực tiếp cho thân chủ tại trường mầm non và kết quả tích cực mà công việc này mang lại cho trẻ CPTNN cũng như gia đình và nhà trường đã cho thấy vai trò của NV CXTH vừa là một giáo viên chuyên biệt có đủ trình độ chuyên môn vừa người kết nối nguồn lực có kỹ năng nghiệp vụ tốt.

Trên cơ sở kết quả can thiệp thực tế cho thấy, phần lớn trẻ CPTNN có thể hòa nhập tốt và phát triển như những trẻ bình thường cùng lứa tuổi nếu được can thiệp một cách tích cực và có sự hỗ trợ từ phía người hỗ trợ, gia đình trẻ và nhà

85

trường. Qua nghiên cứu này, chúng ta cũng thấy được rằng để đảm bảo quyền học tập, hòa nhập cho trẻ CPTNN rất cần sự quan tâm hơn nữa của Bộ Giáo dục, các cơ quan chức năng, gia đình và toàn thể xã hội.

KHUYẾN NGHỊ

Đối với các bậc phụ huynh: Các bậc phụ huynh cần sát sao hơn nữa trong việc chăm sóc, nên thường xuyên sử dụng bảng theo dõi như bảng BAYLEY để đo sự phát triển ngôn ngữ của con qua các giai đoạn cụ thể từ đó sớm và phát hiện những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ ở trẻ (tốt nhất trước 3 tuổi) và có biện pháp can thiệp kịp thời. Hiện nay trên các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi, internet có rất nhiều nguồn thông tin nhằm giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về nhóm trẻ CPTNN. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ trong 1 thời gian nhất định cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế như bệnh viện nhi hoặc các cơ sở chuyên biệt có uy tín để kiểm tra mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội can thiệp sớm sẽ mang lại hiểu quả cho quá trình can thiệp. Đồng thời các nhà chuyên môn khuyến khích các bậc cha mẹ có con CPTNN giành thời gian nhiều hơn để nói chuyện, vui chơi với con và tham gia các khoá học về kỹ năng dạy trẻ chậm nói.

Hiện nay, các câu lạc bộ trẻ khuyết tật, các nhóm hoạt động xã hội về trẻ tự kỷ trong đó có trẻ CPTNN rất thường xuyên tổ chức các khoá học, các buổi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục cho trẻ, các buổi học này tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có thể học hỏi, chia sẻ với nhau kiến thức, kinh nghiệm trong việc phát hiện và hỗ trợ giáo dục trẻ tại nhà, tại trường học. Ngoài ra trên các trang mạng như lamchame.com, tretuky.com, meyeucon.com.vn cũng thường xuyên đăng tải các thông tin hữu ích về các chương trình tạo đàm, hoặc các chia sẻ của các cha mẹ trên cả nước về lĩnh vực này. Vậy cha mẹ và những ai quan tâm tới nhóm trẻ CPTNN có thể tìm hiểu qua các kênh trên góp phần làm giảm đi số lượng trẻ CPTNN trên cả nước, mang lại cho trẻ môi trường phát triển và học tập tốt nhất.

Đối với các giáo viên tại các cơ sở có trẻ CPTNN học hoà nhập, đặc biệt là tại csc trường mầm non: Khuyến khích các giáo viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhận biết và giáo dục trẻ CPTNN. Ở lớp, giáo viên cần để ý và phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ ở trẻ nhỏ và báo lại với gia đình trẻ sớm có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với những GV chịu trách nhiệm hỗ trợ trẻ CPTNN học hòa nhập cần theo dõi sát sao các hành vi, sự phát

86

triển giao tiếp, nhận thức và các kỹ năng xã hội của trẻ để lập kế hoạch can thiệp phù hợp, kịp thời thay đổi phương pháp khi trẻ không tiến bộ hoặc có biểu hiện phản ứng ngược. GV chủ nhiệm lớp MN cần phối hợp với người hỗ trợ trẻ và tạo điều kiện cho trẻ có môi trường thuận lợi nhất để học tập và phát triển.

Với NV CTXH: Các NV CTXH khi can thiệp hoà nhập tại trường mầm non cần thiết phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và nắm vững kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng công việc cũng như các nguyên tắc của nghề. Khi làm việc trong môi trường hoà nhập, NV CTXH sẽ đảm nhiệm các vai trò cụ thể khác nhau như vậy NV CTXH nên lập một kế hoạch riêng cho mình và kế hoạch cụ thể cho hoạt động can thiệp để tránh nhầm lẫn các vai trò với nhau. Ở mỗi một vai trò NV CTXH cần thiết tham gia các khoá học bồi dưỡng kiến thức liên quan và tích luỹ kinh nghiệm thực tế cũng như nhanh chóng tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc đồng nghiệp để có những ứng phó kịp thời khi tình huống bất ngờ xảy ra.

Việc tìm kiếm và kết nối các nguồn lực, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hay những tấm lòng hảo tâm sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình can thiệp, cho thân chủ và gia đình thân chủ. Đối với thân chủ là trẻ CPTNN, NV CTXH cần kết nối chặt chẽ mỗi liên hệ giữa gia đình trẻ - trẻ - giáo viên và nhà trường để tạo ra sự thông hiểu giữa các bên, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước, trong và sau khi kết thúc quá trình hỗ trợ, NV CTXH cần thực hiện đánh giá tình trạng của trẻ , trên cơ sở đó có sự xây dựng, bổ sung chương trình can thiệp phù hợp với trẻ. Để đánh giá và xây dựng được chương trình học phù hợp với trẻ, NV CTXH cần thiết phải thu thập thông tin từ các phía như gia đình, môi trường sống, nhà trường, cơ sở y tế… Dựa trên các kết quả đánh giá, sự quan sát thực tế, chương trình học ở lớp mầm non và ý kiến thống nhất từ phía cha mẹ trẻ, giáo viên chủ nhiệm mà NV CTXH lập kế hoạch với chương trình học hợp lý nhất.

Đối với các cơ quan chức năng: cần có sự quan tâm hơn nữa đối với nhóm trẻ CPTRNN, đặc biệt là chương trình hòa nhập cho trẻ CPTNN không chỉ ở lứa tuổi Tiểu học mà phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi MN. Việc cung cấp phương tiện dạy học và vui chơi cho nhóm trẻ CPTNN là một trong những yếu tố cần thiết nên được

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non ( ứng dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ (Trang 83)