Nhà thuốc bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 48)

Để bổ xung thuốc phục vụ cho nhu cầu của bệnh nhân chủ yếu là khám điều

trị ngoại trú, đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ. Nhà thuốc đã hoạt động theo mô hình được qui định trong Quyết định số 3016/1999/QĐ - BYT ngày 06/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Nhà thuốc hoạt động do Giám đốc bệnh viện quản lý toàn diện. Biên chế gồm có: 1 dược sĩ đại học phụ trách chung.

1 dược sĩ đại học bán hàng. 1 dược sĩ trung cấp.

- Khoa dược cử người ra bán ở nhà thuốc, có sự thay đổi nhân lực 6 tháng/lần. - Nhà thuốc có giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức nhà thuốc bệnh viện. - Nhà thuốc có đầy đủ các loại sổ sách theo qui định.

- Trình bày thuốc trong các tủ thuốc một cách khoa học hợp lý. Niêm yết giá thuốc công khai trên từng hộp đựng thuốc và vỉ thuốc theo thông tư liên tịch số 08/2003 TTLT/BYT - BTC ngày 25/7/2003.

- Nguồn mua chủ yếu từ các công ty nhà nước. Việc mua thuốc đều có hoá đơn chứng từ hợp pháp. Không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

- Cuối mỗi tháng nhà thuốc cùng phòng tài chính kế toán tổ chức kiểm kê lượng thuốc tồn kho, từ đó có kế hoạch điều chỉnh mua thuốc cho tháng sau, không để tồn nhiều thuốc.

- Hoạt động của nhà thuốc cơ bản đã đáp ứng đủ thuốc và giá cả phù hợp, phục vụ điều trị cho bệnh nhân ngoại trú. Theo quy định của Bộ Y tế ban hành: giá bán lẻ không quá 5% đối với thuốc thông thường, không quá 20%

thuốc biệt dược.

- Quản lý xuất nhập giá thuốc, kế toán bằng máy tính nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh và có số liệu lưu trữ đầy đủ.

3.3.6. TÌNH HÌNH THựC HIỆN MỘT SÔ NHIỆM v ụ KHÁC

♦♦♦ Kiểm tra quy chê vê dược

- Khoa dược kiểm tra quy chế về dược theo 2 hình thức.

+ Định kỳ: 3 tháng / lần với sự tham gia của phòng KHTH và y tá điều dưỡng. + Thường xuyên: do dược sĩ lâm sàng kiểm tra hàng ngày theo chế độ luân phiên, trung bình mỗi tuần kiểm tra 3 khoa lâm sàng trong đó nội dung chú

trọng đến việc thực hiện quy chế quản lý thuốc gây nghiện - hướng thần, quy

chế thuốc độc, quy chế sử dụng thuốc, quy chế kê đơn...

- Hình thức kiểm tra dựa trên bảng điểm, cho điểm theo từng mục trên cơ sở đánh giá việc thực hiện của các khoa lâm sàng, báo cáo Hội đồng thuốc để có điều chỉnh kịp thời.

♦♦♦ Quản lý việc thực hiện quy chế kê đơn

- Khoa dược kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thông qua việc giám sát + Chỉ định dùng thuốc trong hồ sơ bệnh án.

+ Kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. - Hình thức kiểm tra.

+ Dược sĩ Ịâm sàng kiểm tra thường xuyên, hàng ngày, kết hợp trong quá trình

thực hiện công tác dược lâm sàng.

+ Dược sĩ duyệt sổ thuốc và phiếu lĩnh thuốc: kiểm tra trong quá trình duyệt thuốc

- Công tác này đã thu được kết quả tốt do có sự phối hợp chặt chẽ giữa dược sĩ lâm sàng và các bác sĩ.

3.4. THÔNG TIN THUỐC, HƯỚNG DAN s ử d ụ n g t h u ố c a n TOÀN HỢP LÝ

Để thực hiện tốt công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện trong giai đoạn mới. Công tác dược lâm sàng và hoạt động thông tin thuốc chiếm vị trí quan trọng.

3.4.1. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG

s Mục tiêu công tác dược lâm sàng

Nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn hiệu quả và phòng ngừa các phản ứng do thuốc gây ra.

■S Nội dung hoạt động của công tác dược lâm sàng

• Thực hiện công tác dược lâm sàng tại bệnh phòng trong đó nâng cao vai trò công tác tư vấn sử dụng thuốc đồng thời kiểm soát sử dụng thuốc. • Thực hiện thông tin thuốc.

• Theo dõi phản ứng có hại (ADR) do thuốc gây ra. • Nghiên cứu sử dụng thuốc.

Trong giai đoạn 2002 - 2003 do nguồn nhân lực còn hạn chế (chỉ có 2 dược sĩ lâm sàng) nên công tác dược lâm sàng mới triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu:

+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế dược, việc thực hiện y lệnh của y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh; sử dụng thuốc của bác sĩ trong quá trình điều trị; kiểm tra các tủ thuốc trực ở các khoa phòng.

+ Tham gia đào tạo và hướng dẫn sử dụng thuốc theo kế hoạch đào tạo của bệnh viện. Cán bộ dược sĩ lâm sàng đã qua 4 lớp đào tạo hướng dẫn sử dụng thuốc.

+ Tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc: kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau, sử dụng dịch truyền. Năm 2002 tham gia nghiên cứu 1 đề tài, năm 2003 tham gia nghiên cứu 3 đề tài.

3.4.2. THÔNG TIN THUỐC

Trong quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh, thông tin thuốc là chìa khoá cho mọi hoạt động để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế, có hiệu quả trong quá trình chăm sóc bằng thuốc.

Ngay sau khi có công văn của Bộ Y tế hướng dẫn về việc tổ chức, chức năng nhiêm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc, Giám đốc bệnh viện đã quyết định thành lập đơn vị thông tin thuốc bệnh viện Phụ sản Trung ương do 1 dược sĩ lâm sàng phụ trách có sự tham gia của các bác sĩ, phòng kế hoạch tổng hợp và sự hỗ trợ của phòng nghiên cứu khoa học.

S Mục đích của công tác thông tin thuốc

Cung cấp thông tin thuốc trong bệnh viện cho các bác sĩ, dược sĩ, y tá điều dưỡng và người bệnh nhằm sử dụng thuốc an toàn hiệu quả để nâng cao chất lượng khám và điều trị của bệnh viện Phụ sản Trung ương.

s Tổ chức đơn vị thông tin thuốc bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Đơn vị thông tin thuốc là một bộ phận của Hội đồng thuốc và điều trị, gắn liền với hoạt động của khoa dược do chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị chỉ đạo hoạt động.

S Nội dung thông tin

+ Các quy định, quy chế của ngành. + Các thông tin liên quan đến thuốc.

s Hình thức thông tin + Hội nghị giới thiệu thuốc.

+ Trong cuộc họp thường kỳ của Hội đồng thuốc điều trị. + Thông qua các cuộc giao ban hàng ngày.

+ Phương tiện thông tin khác: thư báo, internet...

s Các nguồn thông tin thuốc

+ Các tài liệu thông tin thuốc: dược điển, tập san dược lâm sàng, tập san dược

học...

+ Trung tâm tư vấn thông tin quốc gia. + Cục quản lý dược Việt Nam.

+ Thông qua các trình dược viên.

'S Hình thức trả lời thông tin

+ Trả lời trực tiếp bằng điện thoại.

+ Thông báo trên bảng thông tin thuốc tại các khoa lâm sàng. + Thông báo trực tiếp cho y tá điều dưỡng, bác sĩ.

+ Thông báo bằng văn bản.

•S Tình hình hoạt động

+ Hàng tháng ra một số thông tin chuyên đề.

+ Hàng tuần ra 1 thông tin chung về thuốc: thuốc mới, thuốc cấm lưu hành, chỉ định mới, chống chỉ định mới.

Tuy vậy, vẫn có khó khăn là phần lớn nhân lực làm công tác thông tin thuốc đều là cán bộ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho thông tin thuốc còn hạn chế.

PHẦN 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Ý KIẾN

4.1. KẾT LUẬN

Qua khảo sát công tác cung ứng thuốc tại bệnh viên Phụ sản Trung ương, chúng tôi có các kết luận sau:

4.1.1. Về biên chế cán bộ trong bệnh viện

Có sự mất cân đối giữa y và dược, hiện nay tại bệnh viện cứ 18,3 bác sĩ mới có 1 dược sĩ.

4.1.2. Về bộ máy tổ chức và nhân lực khoa dược

Khoa dược có 6 dược sĩ đại học và sau đại học, đảm bảo phân bố đổng đều hợp lý song với số lượng như vậy là quá ít so với 1 bệnh viện chuyên khoa cấp I.

4.1.3. Về mô hình bệnh tật và sự đáp ứng của danh mục thuốc với mô hình bệnh tật

- Mô hình bệnh tật chuyên ngành sản phụ khoa. Các nhóm bệnh chiếm tỷ trọng cao là: đẻ thường, mổ đẻ, vô sinh nữ, chửa ngoài tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

- Sự đáp ứng của danh mục thuốc với mô hình bệnh tật là hợp lý và có tính cập nhật cao.

4.1.4. Về công tác cung ứng thuốc

Khoa dược luôn đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo thuốc chất lượng phục vụ nhu cầu điều trị. Việc mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo từng quí trong năm giúp giảm giá đầu vào, giá thuốc trong điều trị ít bị thay đổi, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.

- Qui trình cấp phát, lĩnh thuốc, chia thuốc hợp lý.

- Chấp hành tốt việc kiểm tra qui chế chuyên môn dược thường xuyên tại các

khoa lâm sàng trong bệnh viện.

- Công tác dược lâm sàng đã đi vào hoạt động, đảm bảo thông tin thuốc, theo dõi ADR, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lí.

- ứng dụng tin học trong quản lý, tồn trữ và cung ứng thuốc. 4.1.5. Kết luận tổng quát

- Hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Phụ sản Trung ương là tương đối tốt, đảm bảo đúng các quy chế quy định của ngành y tế.

4.2. ĐỂ XUẤT Ý KIẾN

4.2.1. Với Bộ Y tế

- Cần có chính sách hướng dẫn cụ thể về giá thuốc để các bệnh viện cung ứng thuốc đúng giá trị thực góp phần tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

- Xây dựng quy định chặt chẽ hoạt động quảng cáo, giới thiệu thuốc và hoạt động của các công ty dược, các trình dược viên.

4.2.2. Với bệnh viện

- Bệnh viện cần bổ xung thêm dược sĩ đại học và sau đại học để đảm bảo hoạt động của một khoa dược ở bệnh viện đầu ngành, chuyên khoa cấp I.

- Bệnh viện thường xuyên khuyến khích, tổ chức và tạo điều kiện nâng cao kiến thức về thuốc cho cán bộ nhân viên của bệnh viện.

- Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc trong nước sản xuất được để giảm chi phí trong điều trị, thúc đẩy ngành công nghiệp dược trong nước.

- Đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng thuốc với sự tham gia đồng thời của bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng nhằm gắn kết mối quan hệ quan trọng này theo mục tiêu chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Bệnh viện cần có kế hoạch, lịch cụ thể triển khai hoạt động dược lâm sàng, thông tin thuốc.

4.2.3. Với khoa dược

- Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, phấn đấu đạt trình độ của cán bộ công nhân viên khoa dược thấp nhất là từ dược sĩ trung cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong thời kì mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

[1]. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược (2001), Giáo trình Kinh tế dược,

Trường đại học Dược Hà Nội.

[2]. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược (2002), Giáo trình Pháp chế hành nghê dược, Trường đại học Dược Hà Nội.

[3]. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược (2004), Chuyên đề Quản lý nghiệp vụ dược, Tài liệu giảng sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội.

[4]. Bộ môn Dược lâm sàng (2001), Giáo trình Dược lâm sàng đại cương,

Trường đại học Dược Hà Nội.

[5]. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt - Anh lần thứ 10

ICD - 10.

[6]. Bộ Y tế (1997), Chỉ thị 03/BYT - CT ngày 25/02/1997 về việc chấn

chỉnh công tác cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện.

[7]. Bộ Y tế (1998), Chỉ thị 04/BYT - CT ngày 04/03/1998 về việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý an toàn tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh.

[8]. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị 05/BYT - CT ngày 16/04/2004 về việc chấn chỉnh công tác cung úng sử dụng thuốc trong bệnh viện.

[9]. Bộ Y tế (1997), Thông tư 08/BYT - TT ngày 04/07/1997 về hướng dẫn tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.

[10]. Bộ Y tế (1999), Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV.

[11]. Bộ Y tế (1999), Danh mục thuốc thiết yếu chuyên sản phụ khoa.

[12]. Bộ Y tế (2000), Dược học và thuốc thiết yếu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[13]. Bộ Y tế (1995 - 2001), Niên giám thống kê y tế.

[14]. Bộ Y tế (2002), Một số vấn đề cấp bách của công tác khám chữa bệnh,

Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[15]. Bộ Y tế (2002), Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[17]. Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[18]. Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[19]. Bộ Y tế (1999), Quyết định số 3016/1999/QĐ - BYT ngày 06/10/1999

về mô hình hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.

[20]. Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2001 - 2003), Báo cáo tổng kết điều trị bệnh viện Phụ sản Trung ương (2001 - 2003).

[21]. Hội nghị tổng kết công tác dược năm 2003 triển khai kế hoạch công tác

dược năm 2004.

[22]. Trần Thị Trung Chiến (2001), Xây dựng y tế Việt Nam công bằnq và phát triển, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[23]. Nguyễn Thị Thái Hằng (2001), “Một số nguyên tắc cung ứng thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân”, Giáo trình môn học Quản lý và Kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội, 235 - 242.

[24]. Nguyễn Thị Thái Hằng - Nguyễn Văn Quân (2004), “Nghiên cứu xác

định các tiêu chuẩn lựa chọn thuốc và thử nghịêm lựa chọn thuốc để

xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng”, Tạp chí dược học, 2A, 11 -15.

[25]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), “Công tác dược bệnh viện”, Giáo trình môn học Quản lỷ và Kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội,

3 1 5 -3 2 4 .

[26]. Nguyễn Huy Tuấn và cộng sự (2004), “Khảo sát và đánh giá công tác

quản lý sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả tại bệnh viện Phụ

sản Trung ương ”, Tạp chí dược học, 2, 36 - 38.

[27]. Chu Thị Tuyết (2002), Nghiên cứu đảm bảo cung ứng thuốc chữa bệnh tại bệnh viện 19 - 8 Bộ công an, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại

học Dược Hà Nội.

[28]. Lê Tiến (2001), “Lịch sử ngành dược Việt Nam và thế giới”, Giáo trình

Dược xã hội học, Trường đại học Dược Hà Nội.

[29]. Lê Văn Truyền (2001), “Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”,

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)