Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu QĐ (Trang 44)

Mục đích của sự phân tích này là để thấy được khả năng hoạt động của một doanh nghiệp thông qua sự tăng giảm của các khoản mục.

Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 như sau:

Bảng 2.5: Bảng tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Bảng KQHĐKD – Phòng Kế toán) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Mức % Mức %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.073.569 1.286.544 1.388.333 212.975 19,84 101.789 7,91

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 421.533 504.771 541.952 83.238 19,75 37.180 7,37

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 652.036 781.773 846.382 129.737 19,90 64.609 8,26

4. Giá vốn hàng bán 587.446 700.249 761.116 112.803 19,20 60.867 8,69

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64.590 81.524 85.266 16.934 26,22 3.742 4,59

6. Doanh thu hoạt động tài chính 17.177 8.061 25.468 -9.116 -53,07 17.406 215,93

7. Chi phí tài chính 23.051 11.897 -16.041 -11.154 -48,39 -27.938 -234,84

- Trong đó: Chi phí lãi vay 4.249 3.818 2.663 -430 -10,13 -1.156 -30,26

8. Chi phí bán hàng 732 416 646 -316 -43,14 230 55,15

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.365 24.748 30.448 8.382 51,22 5.700 23,03

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 41.619 52.524 95.681 10.906 26,20 43.157 82,17

11. Thu nhập khác 4.001 1.349 2.843 -2.652 -66,28 1.494 110,70

12. Chi phí khác 499 1.192 6.416 692 138,72 5.224 438,43

13. Lợi nhuận khác 3.502 158 -3.573 -3.344 -95,49 -3.730 -2364,26

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 45.121 52.682 92.109 7.562 16,76 39.427 74,84

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.901 13.137 21.821 4.236 47,59 8.684 66,10

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 0 0

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng bao giờ cũng là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Bảng 2.5), ta thấy lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là trên 3 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 9,18%. Năm 2013, lợi nhuận của công ty tăng gần gấp 2 lần 2012 từ 39.545 triệu đồng tăng lên đến 70.288 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn lợi nhuận của công ty biến động trong 3 năm qua, ta đi sâu vào từng yếu tố sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có dấu hiệu tăng trưởng tốt ở hiện tại và trong tương lai. Năm 2012, khoản mục này tăng hơn so với năm 2011 là 129.737 triệu đồng, tốc độ tăng 19.9%. Đến năm 2013, doanh thu này tiếp tục tăng đạt 846.382 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng là 8.26%. Các khoản giảm trừ của công ty tăng liên tục. Trong 3 năm qua, hàng bán bị trả lại của công ty không có, giảm giá hàng bán thì được giảm xuống.

- Giá vốn hàng bán tăng liên tục trong 3 năm qua, từ hơn 587.446 triệu đồng năm 2011 tăng lên 700.249 triệu đồng năm 2012 và 761.116 triệu đồng năm 2013. Giá vốn tăng liên tục bởi vì giá xăng dầu thế giới luôn biến động theo chiều hướng tăng làm cho giá nhập khẩu tăng, đẩy giá vốn hàng bán ra của công ty tăng lên.

- Ngoài ra, ta thấy năm 2011 và năm 2012 khoản mục chi phí hoạt động tài chính cao hơn so với doanh thu từ hoạt động tài chính. Năm 2011, chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính là – 5.874 triệu đồng. Năm 2012, sự chênh lệch này đã giảm xuống với số tiền chênh lệch là -3.836 triệu đồng. Nhưng đặc biệt năm 2013, mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tăng đột biến 41.509 triệu đồng.

- Mặt khác, chi phí bán hàng biến động qua các năm. Chi phí bán hàng năm 2011 là 732 triệu đồng, năm 2012 còn 416 triệu đồng, giảm 316 triệu đồng hơn so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013, chi phí bán hàng tăng lên đến 646 triệu đồng với tốc độ tăng là 55.15% so với 2012.

- Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm từ 16.365 triệu đồng (2011), 24.748 triệu đồng (2012), 30.448 triệu đồng (2013). Nguyên nhân do trình độ cán bộ quản lý của công ty được nâng lên, hằng năm công ty đều cho cán bộ quản lý đi học thêm nghiệp vụ chuyên môn của mình trong và ngoài nước. Hơn nữa, công ty trang bị thêm các đồ dùng văn phòng, điện, điện thoại, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại…

- Ngoài khoản thu chính từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công ty còn có thêm một số khoản thu khác góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Qua 2 năm 2011-2012, thu nhập khác lớn hơn chi phí khác với mức chênh lệch lần

lượt là 3.502 triệu đồng (2011) và 157 triệu đồng (2012). Tuy nhiên, năm 2013 chi phí khác lớn hơn thu nhập khác 3.573 triệu đồng.

Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy được sự biến động về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, khoản mục chi phí phát sinh lớn đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.2.1.3.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Bảng 2.6: Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: BCLCTT – Phòng Kế toán)

Theo kết quả tính toán, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giảm dần qua các năm từ 81% năm 2011 xuống còn 74% năm 2013 so với tổng lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động.

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống chỉ còn 76% so với tổng dòng tiền thu từ các hoạt động. Tuy nhiên, tỷ trọng dòng tiền chi đang có xu hướng tăng từ 66% năm 2011 lên 74% vào năm 2013.

2.2.1.3.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ

Theo kết quả tính, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư đang có xu hướng tăng giảm không đều trong 3 năm. Cụ thể: năm 2011 là 2%, 2012 là 1% và là 6% vào năm 2013.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 2.018.141 2.933.897 3.152.360 2 Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh 1.189.807 1.487.452 1.589.078 3 Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh 828.333 1.446.446 1.563.282 4 Tổng dòng tiền từ các hoạt động 2.501.824 3.852.559 4.222.829 5 Dòng tiền thu từ các hoạt động 1.239.860 1.919.387 2.102.235 6 Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.261.964 1.933.172 2.120.594 7 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (7 = 1 : 4) 0,81 lần 0,76 lần 0,74 lần 8 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh (8 = 2 : 5) 0,96 lần 0,77 lần 0,76 lần 9 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh (9 = 3 : 6) 0,66 lần 0,75 lần 0,74 lần

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu cũng tăng là 4% vào năm 2013 nhưng song song đó dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh cũng tăng với tỷ trong cao hơn dòng tiền thu với 8% năm 2013.

Bảng 2.7: Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 43.249 43.851 245.340 2 Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư 12.461 12.718 81.975 3 Dòng tiền chi tư hoạt động đầu tư 30.789 31.133 163.365 4 Tổng dòng tiền từ các hoạt động 2.501.824 3.852.559 4.222.829 5 Dòng tiền thu từ các hoạt động 1.239.860 1.919.387 2.102.235 6 Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.261.964 1.933.172 2.120.594 7 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (7 = 1 : 4) 0,02 lần 0,01 lần 0,06 lần 8 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư (8 = 2: 5) 0,01 lần 0,01 lần 0,04 lần 9 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư (9 = 3 : 6) 0,02 lần 0,02 lần 0,08 lần

(Nguồn: BCLCTT – Phòng Kế Toán)

2.2.1.3.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính

Bảng 2.8: Tổng hợp dòng tiền từ hoạt động tài chính

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Dòng tiền từ hoạt động tài chính 440.435 874.810 825.129 2 Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính 37.592 419.217 431.183 3 Dòng tiền chi tư hoạt động tài chính 402.842 455.594 393.947 4 Tổng dòng tiền từ các hoạt động 2.501.824 3.852.559 4.222.829 5 Dòng tiền thu từ các hoạt động 1.239.860 1.919.387 2.102.235 6 Dòng tiền chi từ các hoạt động 1.261.964 1.933.172 2.120.594 7 Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (7 = 1 : 4) 0,17 lần 0,23 lần 0,2 lần 8 Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính (8 = 2: 5) 0,03 lần 0,22 lần 0,2 lần 9 Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính (9 = 3 : 6) 0,32 lần 0,23 lần 0,18 lần

(Nguồn: BCLCTT – Phòng Kế Toán)

Dựa vào kết quả ta thấy, tỷ trọng lưu chuyển từ hoạt động tài chính tăng giảm không đều. Năm 2011 tỷ trọng là 17%, năm 2012 tăng lên thành 23% tuy nhiên tỷ trọng lại chỉ còn 20% vào cuối năm 2013.

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu từ các hoạt động tăng mạnh vào năm 2012 đạt 22% và năm 2013 giảm chỉ còn 20%. Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính đang giảm dần từ 32% năm 2011, 23% năm 2012 và cuối năm 2013 là 18%.

Nhận xét chung

Nhìn chung dòng tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh. Cứ 100 đồng tiền thu vào thì có 96 đồng thu từ hoạt động kinh doanh vào năm 2011, năm 2012 là 77 đồng và cuối năm 2013 là 76 đồng. Còn lại là từ hoạt động đầu tư và tài chính. Như vậy, dòng tiền thu vào của hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn các hoạt động.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm xuống từng năm và dòng tiền từ đầu tư và tài chính tăng lên. Nguyên nhân làm dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng lên là do số tiền vay ngày càng tăng bởi công ty đang mở rộng quy mô, mặc dù vốn chủ sở hữu khá cao nhưng chỉ đáp ứng hoạt động kinh doanh hiện thời, công ty cần phải vay thêm vốn để đẩy mạnh phát triển công ty hơn. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư có tăng nhưng nhìn chung chiếm tỷ trọng rất thấp và tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư gấp đôi tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư.

2.2.1.4. Phân tích các tỷ số tài chính

2.2.1.4.1. Nhóm tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả

Bảng 2.9: Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %

Các khoản phải thu 58.982 36.602 80.924 -22.380 -37,94% 50.185 121,09% Các khoản phải trả 179.388 174.297 224.482 -5.091 -2,84% 50.185 28,79% Tỷ số khoản thu so

với khoản phải trả 0,33 0,21 0,36 -0,12 -36,36% 0,15 71,43%

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán)

Từ số liệu trên ta thấy rằng, tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ này là 0.33. Sang năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,21. Trong năm 2012, Công ty đã huy động vốn từ bên ngoài từ 174.297 triệu đồng giảm 5.901 triệu đồng so với năm 2011. Song, công ty cũng tiến hành cung cấp tín dụng cho đối tác là 36.602 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 58.982 triệu đồng và với tỷ lệ giảm 37,94%. Năm 2013, khoản phải thu tăng nhanh chóng từ 36.602 triệu đồng lên đến 80.924 triệu đồng (tỷ lệ tăng 121,09%). Vì thế, làm cho tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả của công ty tăng lên 0,36 so với năm 2012. Với số liệu 3 năm trên ta thấy, tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1, lượng vốn chiếm dụng công ty lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng.

2.2.1.4.2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tổng quát

Bảng 2.10: Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %

Tổng tài sản 532.059 552.449 663.361 20.390 3,83% 110.912 20,08% Tổng nợ phải trả 179.388 174.297 224.482 -5.091 -2,84% 50.185 28,79% Tỷ số khả năng

thanh toán tổng quát 2,97 3,17 2,96 0,20 6,73% -0,21 -6,62%

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán) 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2011 2012 2013

Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 tăng gần 0,2 lần so với năm 2011, tốc độ tăng 6,73%. Nguyên nhân là do tổng tài sản có tốc độ tăng lên còn nợ phải trả giảm xuống. Nhưng năm 2013, tỷ số này lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm là 6,62 % chỉ còn 2,96 lần thấp hơn năm 2012 là 0,21 lần và năm 2011 là 0,01 lần, chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của tài sản (20.08%) thấp hơn so với nợ phải trả (28,79%). Tuy nhiên qua 3 năm 2011 – 2012, chỉ tiêu này đều cao hơn 1 thậm chí là hơn 2.

Khả năng thanh toán nhanh

Bảng 2.11: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %

Tài sản ngắn hạn 263.511 254.572 391.809 -8.939 -3,39% 137.237 53,91% Hàng tồn kho 87.187 118.255 137.960 31.068 35,63% 19.705 16,66% Nợ ngắn hạn 173.489 152.562 184.028 -20.927 -12,06% 31.466 20,63% Tỷ số khả năng

thanh toán nhanh 1,02 0,89 1,38 -0,13 -12,75% 0,49 55,06%

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán)

Ba năm qua ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có sự thay đổi. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh là 1,02 lần, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,89 lần, qua năm 2013 lại tăng lên 0,49 lần thành 1,38 lần và tốc độ tăng hơn 50%. Đồng thời, chỉ số thanh toán nhanh của công ty 1,38 lần (2013) cũng cao hơn chỉ số ngành là 1,08 lần (2013).

Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

Bảng 2.12: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %

Tiền và tương đương tiền 91.764 78.122 59.677 -13.642 -14,87% -18.445 -23,61% Nợ ngắn hạn 173.489 152.562 184.028 -20.927 -12,06% 31.466 20,63% Tỷ số khả năng thanh

toán nhanh bằng tiền 0,53 0,51 0,32

-0,02 -3,77% -0,19 -37,25%

Tính toán qua 3 năm, khả năng thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng giảm. Cụ thể, hệ số qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 0,53 lần, 0,51 lần và 0,32 lần với tốc độ giảm năm 2012 so với năm 2011 là 3,77% và năm 2013 so với năm 2012 là 37,25%. Nguyên nhân chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền đều giảm trong 3 năm, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên.

Khả năng thanh toán hiện thời

Bảng 2.13: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %

Tài sản ngắn hạn 263.511 254.572 391.809 -8.939 -3,39% 137.237 53,91% Nợ ngắn hạn 173.489 152.562 184.028 -20.927 -12,06% 31.466 20,63% Tỷ số khả năng

thanh toán hiện thời 1,52 1,67 2,13 0,15 9,87% 0,46 27,54%

(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng Kế toán)

So sánh số liệu của 3 năm, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng đều qua 3 năm và đều lớn hơn 1, và năm 2013 thậm chí là 2,13 lần lớn hơn cả chỉ số ngành là 1,45 lần (2013). Nguyên nhân trực tiếp là do tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

2.2.1.4.3. Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh

Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.14: Vòng quay hàng tồn kho ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu QĐ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)