53 Khi g ặp Trương Phi thấy Trương Phi “mắt trợn tr òn xoe, râu hùm v ểnh ngược, h ò hét nh ư sấm, múa

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 nâng cao (Trang 53)

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

53 Khi g ặp Trương Phi thấy Trương Phi “mắt trợn tr òn xoe, râu hùm v ểnh ngược, h ò hét nh ư sấm, múa

bát xà mâu, chạy lại đâm Quan Công”, Quan Công đã nói: “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?”. Câu nói ấy đã như đổ thêm dầu vào lửa, làm Trương Phi càng bừng bừng lửa hận. Thực chất, Quan Công do không biết Trương Phi đang hiểu lầm mình nên đem việc kết nghĩa vườn đào của ba anh em ra để nhắc nhở, uốn nắn thái độ phẫn khích có phần thái quá của Trương Phi. Không ngờ câu nói ấy đã phản tác dụng, vì lúc này Trương Phi đang hiểu lầm Quan Công cho nên Trương Phi coi Quan Công như một kẻ đã phản bội, lại còn ra vẻ nhắc lại lời thề kết nghĩa, như thế thật đáng xử theo đúng luật đã được quy định khi họ thề nguyền: “Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cùng giết”.

9. Bình luận nhan đề Hồi trống Cổ Thành Gợi ý:

- Nhan đề Hồi trống Cổ Thành gợi ra không khí trận mạc. Đoạn trích không chỉ nói về một mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công mà còn nói tới một mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương. Sự hấp dẫn của đoạn trích là mâu thuẫn thứ yếu đã có tác dụng làm mâu thuẫn chủ yếu thêm căng thẳng.

- Trong câu chuyện, hồi trống là điều kiện. Trương Phi ra điều kiện rất khắc nghiệt rằng sau ba hồi trống Quan Công phải chém được đầu Sái Dương. Quan Công, trước đó đã bị Lưu Bị ngờ vực. Khi nghe tin Quan Công ở trong doanh trại Tào Tháo, Lưu Bị đã viết thư khiển trách nặng nề: “Bị cùng túc hạ kết nghĩa vườn đào, thề cùng sống thác, nay sao nửa đường bỏ nhau, cắt đứt ân nghĩa? Túc hạ nếu muốn lập công danh, toan đường phú quý, Bị xin đem đầu dâng túc hạ để túc hạ lập nên công lớn... ”. Dù đã viết thư phúc đáp rằng: “... Em có bụng khác, thần người cùng giết. Moi gan rạch mật, bút giấy không nói hết lời... Xin nhủ lòng soi xét”, nhưng trong lòng Quan Công khát vọng minh oan vẫn thôi thúc và vì thế mà sức mạnh và tài năng đã nhân lên gấp bội để tỏ rõ tấm lòng trong sáng của mình. Thêm nữa, sẵn mâu thuẫn với Sái D- ương, Quan Công đã chém được đầu Sái Dương trong một thời gian rất ngắn, ngắn hơn cả điều kiện hà khắc mà Trương Phi đã đặt ra.

Nhan đề Hồi trống Cổ Thành vừa gợi lên không khí trận mạc, vừa là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm và quang minh chính đại.

10. Có thể đối chiếu với bài Tức cảnh của Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích. Đồng thời thấy được tư tưởng đề cao tín nghĩa của người xưa.

TỨC CẢNH

HỒ CHÍ MINH

Nguyên văn:

Thụ sao(3) xảo hoạ Trương Phi tượng, Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm; Tổ quốc chung niên vô tín tức, Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm.

(3)

Thụ sao: ngọn cây. Ngọn cây thường nhọn, thẳng, thể hiện rất sinh động tính cách ngay thẳng của Trương Phi. Dịch thành

________________________________________________________________________

BỘ ĐỀ THI VIOLYMPIC – TIẾNG ANH TRÊN MẠNG – I.O.E – có tại http://english4room.info

54

Dịch thơ:

Cành lá khéo in hình Dực Đức, Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công; Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng, Tin tức bên nhà bữa bữa trông.

NAM TRÂNdịch

LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

(Tiếp theo)

1. Nếu bỏ đi câu thứ 4 trong bốn câu thơ sau thì ý nghĩa của văn bản thay đổi như thế nào?

Mừng ông nay mới đẻ con trai, Thật giống con nhà chẳng giống ai. Mong cho chóng lớn mà ăn cướp, Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài. Gợi ý:

Các câu trong văn bản có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Thêm hoặc bớt đi câu nào đó đều sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung chung của toàn văn bản. Trong văn bản trên, nếu bỏ đi câu thứ 4 thì lời chúc sẽ biến thành lời “nguyền rủa”, thiếu thiện ý. Phải có mặt câu thứ 4 thì ý nghĩa của “ăn cướp” mới được cụ thể hoá, lời chúc trở nên tốt đẹp.

2. Trong các đoạn trích dưới đây, những phương tiện liên kết và phép liên kết nào được sử dụng? a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

(Hồ Chí Minh)

b) Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ. Nhân là tình người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác […].

(Nguyễn Khắc Viện)

c) Nho giáo ảnh hưởng tới văn học (kể cả văn học Việt Nam) với tư cách là một học thuyết tức là một hệ thống các quan điểm về thế giới, về xã hội, về con người, về lí tưởng,… cho nên cũng có một cách quan niệm văn học riêng. Với quan niệm đó, người ta hiểu thực chất văn học là gì, những cái gì được xếp vào văn học, thế nào là văn chương. Theo quan niệm của Nho giáo, văn học có nguồn gốc linh thiêng, một chức năng xã hội cao cả.

(Theo Trần Đình Hượu)

d) Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương. (Nguyễn Công Hoan)

________________________________________________________________________

BỘ ĐỀ THI VIOLYMPIC – TIẾNG ANH TRÊN MẠNG – I.O.E – có tại http://english4room.info

55

mình, thì người ta dễ có lòng thương đối với những người xấu số hơn.

Chúng tôi đương ở vào cái tâm tình tốt đẹp ấy, thì bỗng nhiên anh tôi sẽ thích tay vào tôi bảo im rồi nói khẽ:

- Có nghe thấy gì không?

(Thạch Lam)

Gợi ý:

- (a): Đó – dùng theo phép thế. - (b): Nhân – dùng theo phép lặp.

- (c): Quan niệm đó, quan niệm của Nho giáo – dùng theo phép thế. - (d): Hát – dùng theo phép lặp.

- (đ): cái tâm tình tốt đẹp ấy – dùng theo phép thế.

3. Chỉ ra và điền vào bảng những từ ngữ có tác dụng chỉ hướng liên kết ở các câu dưới đây:

- Nam thích đá bóng. Bình cũng thích. - Hôm qua, trời mưa. Hôm nay vẫn mưa. - Nam đi học. Còn Bình đi đâu?

- Về vấn đề đó, tôi xin có ý kiến như sau:

- Sau đây, tôi sẽ nói rõ hơn về khái niệm “nghệ thuật”.

Từ ngữ liên kết câu sau với câu trước Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau

… …

Gợi ý:

- Từ ngữ liên kết câu sau với câu trước: cũng, vẫn, còn, đó

- Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau: như sau, sau đây

4. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn và giải thích sự sắp xếp ấy.

(1) Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc?

(2) Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải tiếng cười.

(3) Vậy thì xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười.

(4) Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc.

(5) Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc.

Gợi ý:

- Chú ý các phương tiện liên kết giữa các câu và mạch ý khi sắp xếp.

- Tham khảo cách sắp xếp: Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải tiếng cười. Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần khóc, phải

________________________________________________________________________

BỘ ĐỀ THI VIOLYMPIC – TIẾNG ANH TRÊN MẠNG – I.O.E – có tại http://english4room.info

56

khóc. Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc. Vậy thì xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười. Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc?

5. Trong Bài viết số 4, anh (chị) đã tổ chức liên kết theo các hướng như thế nào? Hãy tự phân tích tác dụng của việc tạo lập các hướng liên kết ấy.

LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận (luận đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.

2. Để đạt được mục đích nghị luận, bày tỏ tư tưởng, quan điểm của người tạo lập văn bản, bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm.

3. Luận điểm trong bài văn nghị luận phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng, đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu thơ dưới đây trong Truyện Kiều và rút ra một luận điểm về vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống con người trong xã hội phong kiến.

- Trong tay sẵn có đồng tiền, Dầu lòng đổi trắng, thay đen khó gì.

- Định ngày nạp thái vu quy, Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong.

- Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. Gợi ý:

Dựa vào những câu thơ trên, có thể đưa ra nhiều luận điểm khác nhau. Có thể tham khảo các luận điểm sau:

- Trong Truyện Kiều, sức mạnh của đồng tiền ngự trị, tác oai tác quái đối với sự sống của con người. - Truyện Kiều còn là tiếng kêu than trước sức mạnh của đồng tiền.

- Qua Truyện Kiều, xã hội phong kiến với thế lực đồng tiền ngự trị được phơi bày. 2. Nối kết nghĩa của hai câu tục ngữ sau đây để đưa ra một luận điểm:

- Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn Gợi ý:

________________________________________________________________________

BỘ ĐỀ THI VIOLYMPIC – TIẾNG ANH TRÊN MẠNG – I.O.E – có tại http://english4room.info

57 Để đưa ra được luận điểm bao quát nghĩa của cả hai câu này, cần kết hợp được những điểm nhấn khác nhau

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 nâng cao (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)