- Đơn từ Báo cáo
132( Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng b ốn )
- Hằng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.
(Tấm Cám) (b) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
Gợi ý:
- Nghĩa của bán, mua trong (1):
+ bán: đổi vật (thường là hàng hoá) lấy tiền; + mua: đổi tiền lấy vật (thường là hàng hoá).
- bán và mua trong (b) không liên quan đến “tiền” (không bao hàm nét nghĩa “lấy tiền” hay “đổi tiền”). 2. Từ ăn và đớp trong hai câu sau đây có quan hệ gì với nhau về nghĩa, có nét nghĩa nào khác nhau?
a) Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta…
(Tấm Cám)
b) Mỗi lần nghe lời Tấm gọi bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống.
(Tấm Cám)
Gợi ý: Đây là hai từ đồng nghĩa. Nhưng từ đớp có nét nghĩa trái ngược với từ ăn: há miệng ngoạm nhanh lấy.
3. a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của cụm danh từ (in đậm) trong câu sau:
Mỗi bữa ăn Tấm bớt một bát cơm, giấu đi đem cho bống.
(Tấm Cám)
b) Hãy chứng minh rằng, trong câu dưới đây, có sự vận dụng linh hoạt quy tắc ngữ pháp về cấu tạo của cụm danh từ (in đậm):
Con đem cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem
thả xuống cho bống.
(Tấm Cám)
Gợi ý:Ở câu (a), có thể xem một bát cơm là cụm danh từ đầy đủ. Còn ba bát, hai, một trong câu (b) là những cụm danh từ rút gọn; có thể khôi phục đầy đủ: ba bát cơm, hai bát cơm, một bát cơm.
4. Tự đánh giá Bài viết số 8 của mình theo các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: - Ngữ âm, chữ viết: Có mắc lỗi nào về chính tả không? Nếu có hãy sửa lại. - Từ ngữ: Có mắc lỗi nào về dùng từ ngữ không? Nếu có hãy sửa lại.
- Ngữ pháp: Có mắc lỗi nào về kết hợp từ ngữ, viết câu, đoạn không? Nếu có hãy sửa lại.
- Phong cách chức năng ngôn ngữ: Văn bản thuộc phong cách chức năng nào? Các phương tiện ngôn ngữ trong đó đã phù hợp với phong cách chức năng ấy hay chưa? Có cần điều chỉnh gì không?
________________________________________________________________________
BỘ ĐỀ THI VIOLYMPIC – TIẾNG ANH TRÊN MẠNG – I.O.E – có tại http://english4room.info
133
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 8
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Nhớ lại đề bài đã làm trên lớp.
2. Tự kiểm tra lại nhận thức của mình về đề:
- So với các đề kiểm tra thường kì, đề kiểm tra tổng hợp cuối năm có gì khác? + Những điểm khác về nội dung?
+ Những điểm khác về hình thức?
- Đề bài yêu cầu viết kiểu văn bản nào? Viết về đề tài gì (về thể loại, văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm cụ thể,…)? Mục đích của bài văn là gì? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần có những tri thức gì và cần vận dụng phương thức biểu đạt nào? Bài viết cần tập trung vào vấn đề trọng tâm nào? Phạm vi tư liệu (kiến thức văn học và kiến thức xã hội) cần huy động là gì?
- Nhớ lại bài làm của mình và tự đánh giá kết quả dựa theo yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng. II. CÔNG VIỆC TRÊN LỚP
1. Chú ý lắng nghe và ghi chép lại những nhận xét, đánh giá của thầy, cô giáo về kết quả viết bài chung của cả lớp.
2. Chú ý tham khảo những bài viết được đánh giá tốt; tham gia chữa lỗi, kiểm tra lại bài viết theo yêu cầu của thầy, cô giáo.
3. Tự kiểm tra lại bài viết của mình theo gợi ý sau:
- Đọc kĩ lại lời phê của thầy, cô giáo; chú ý những phần nhận xét cụ thể hoặc những điểm được đánh dấu, lưu ý sửa chữa.
- Tự kiểm tra lại bài của mình về:
+ Nội dung: Bài viết đã làm rõ được tính chất, đặc trưng của đối tượng chưa? Đã huy động được những kiến thức về văn học sử, kiến thức tác phẩm, kiến thức và kinh nghiệm đời sống để phục vụ cho bài viết chưa? Có cần bổ sung gì không?
+ Về kết cấu bài văn: Bố cục (Mở bài, Thân bài, Kết bài) của bài văn đã hợp lí, cân đối chưa? Các ý đã được trình bày chặt chẽ, sáng rõ chưa? Có cần lược bỏ hoặc bổ sung thêm ý nào không?
+ Về phương thức biểu đạt: Bài viết đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào, có đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài và có phù hợp với vấn đề được đưa ra trong đề không? Trong khi triển khai ý, đã kết hợp các thao tác như thế nào? Các thao tác vận dụng đã đạt được hiệu quả ra sao?
+ Về kĩ năng diễn đạt: Lời văn đã đảm bảo mạch lạc, trôi chảy chưa? Có còn mắc lỗi về viết đoạn, câu, chính tả,… không?
Trao đổi, ghi vào sổ tay của mình những lỗi thường mắc, những nhược điểm cần khắc phục. 4. Viết lại những đoạn mà anh (chị) cho là chưa hay, hoặc viết lại cả bài nếu tự thấy chưa đạt.
________________________________________________________________________
BỘ ĐỀ THI VIOLYMPIC – TIẾNG ANH TRÊN MẠNG – I.O.E – có tại http://english4room.info
134
MỤC LỤC
Trang Lời nói đầu