Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 51)

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 bộ luật hình sự, thì tình trạng không có nặng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy, tiêu chuẩn (dấu hiệu) để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc bệnh (tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển). cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại. một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh.

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 bộ luật hình sự thì người bị mắc bệnh là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình sự. tuy nhiên, về lý

luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau: bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời.

Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. ở nước ta, ngành tâm thần học mới ra đời, nhưng đã đạt được những kết quả nhất định. tuy nhiên, cho đến nay, những kiến thức về tâm thần học trong nhân dân và ngay trong đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về phòng và chữa bệnh tâm thần cũng như việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự đối với người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. có nhiều trường hợp, có những kết luận trái ngược nhau về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự giữa các hội đồng giám định tâm thần làm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không chính xác. thậm chí có trường hợp kết luận của hội đồng giám định không được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận vì kết luận đó thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với trạng thái tầm thần của người phạm tội. để đáp ứng yêu cầu của việc giám định pháp y nói chung và giám định tâm thần nói riêng, vừa qua thủ tưởng chính phủ đã quyết định thành lập viện giám định pháp y trung ương trực thuộc bộ y tế.

Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).

Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho

xã hội của hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự .

Luật hình sự nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. bởi vì trước đó họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng “ say” nên họ có lỗi. say rượu là một hiện tượng không bình thường trong xã hội, là một thói xấu trong sinh hoạt, việc bắt người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn say rượu. tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu người phạm tội không có lỗi trong việc uống rượu và như vậy họ cũng không có lỗi trong việc say rượu sẽ được thừa nhận là không có năng lực trách nhiệm hình sự. ngoài trường hợp say rượu bình thường, về y học còn có trường hợp say rượu bệnh lý. thực tiễn xét xử cũng đã xảy ra trường hợp hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. đó là trường hợp phạm đình tứ ở nghệ tĩnh (cũ) sau khi uống rượu cùng với thầy giáo cũ tại nhà thầy, trong đêm hôm đó tứ đã thức dậy dùng dao chém nhiều nhát vào vợ, con và thầy giáo, nhưng chỉ có vợ con thầy giáo chết còn thầy giáo của tứ thì thoát nạn. do có hai bản giám định trái ngược nhau về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự nên bộ y tế thành lập hội đồng giám định pháp y tầm thần và két luận phạm đình tứ phạm tội do say rượu bệnh lý. căn cứ vào hành vi phạm tội của phạm đình tứ, có xem xét đến kết quả giám định của hội đồng giám định pháp y tâm thần do bộ y tế thành lập nên toà án đã phạt tù chung thân đối với phạm đình tứ về tội giết người. như vậy, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ trách nhiệm hình sự. ở một số nước, trong đó có các nước cộng hoà thuộc liên xô” cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự.5

Một người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng họ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. đối với

người lúc thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh tâm thần nhưng sau khi phạm tội và trước khi toà kết án mà họ lại mắc bệnh tâm thần tới mức không nhận thức được hành vi của mình thì họ cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nhưng sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. đây là trường hợp người phạm tội vẫn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vị bị bệnh nên họ không điều khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. thông thường những người ở trong tình trạng này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. ví dụ: một nhân viên đường sắt có nhiệm vụ bẻ ghi cho tàu hoả đi vào đúng đường ray, nhưng vì người này bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện được nhiệm vụ được giao làm cho tàu hoả đâm vào đoàn tầu đang đỗ trong ga gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến người và tài sản.

Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được hội đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc bệnh lại rất đa dạng. ở nước ta do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại cho nên những người mắc bệnh tâm thần còn do hậu quả của chiến tranh như: bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi. tuy nhiên, thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng ít quan tâm đến đặc điểm này, nên khi sự việc xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành trưng cầu giám định tầm thần đối với người có hành vi phạm tội. ví dụ: ông vũ quốc d là bộ đội đặc công bị thương ở đầu, mảnh đạn còn nằm trong hộp sọ có tỷ lệ thương tật là 85%. khi còn ở trại diều dưỡng, thỉnh thoảng trái gió, trở trời ông d bị lên cơn rối loạn tinh thần không nhận thức được hành vi của mình. sau khi được gia đình nhận về chăm sóc, thỉnh thoảng ông d bị lên cơn rối loạn tinh thần, đánh những người thân trong gia đình. do vợ chồng ông d sinh con thứ

ba, nên ubnd xã đã phạt ông 50 kg thóc và không làm giấy khai sinh cho con thứ ba của ông d. ông d đã nộp phạt 50 kg thóc, nhưng nhiều lần ông đến ubnd đề nghị khai sinh cho con thứ ba của ông nhưng ubnd vẫn từ chối. khi con ông d đến tuổi đi học, nhà trường yêu cầu phải có giấy khai sinh mới được nhập học; ông d đến ubnd xã năn nỉ xin giấy khai sinh cho con, nhưng ông đào văn t cán bộ uỷ ban chẳng những không cấp mà còn có lời lẽ lăng mạ, xúc phạm ông d, làm cho ông d bức xúc lên cơn thần kinh đã dùng chiếc ghế gỗ có sẵn ở văn phòng uỷ ban đập vào đầu, vào người ông t làm cho ông t bị thương có tỷ lệ thương tật là 18%. với hành vi này, ông vũ quốc d bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 điều 104 bộ luật hình sự, vì tỷ lệ thương tật của người bị hạnh là 18% và thuộc trường hợp gây thương tích cho người thi hành công vụ. trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không có nghi ngờ gì về trạng thái tâm thần của ông d nên toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã kết án ông d 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm. sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, hội cựu chiến binh, sở lao động-thương binh và xã hội đề nghị xem xét lại bản án đối với ông d, vì cho rằng, ông d phạm tội trong trạng thái mất năng lực hành vi do bị thương ở đầu. kết quả giám định tâm thần của hội đồng giám định pháp y tâm thần đã kết luận: khi thực hiện hành vi gây thương tích cho ông t, ông vũ quốc d không có năng lực hành vi do bị thương ở đầu.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w