Theo Singh và ctv. (2010), thực khuẩn thể là hạt rất nhỏ và có thể xuyên qua màng lọc vi khuẩn (có đường kính lổ lọc 0,2 – 0,45 µm). Cấu trúc cơ bản của thực khuẩn được biết thông qua kính hiển vi điện tử là T4. T4 là thực khuẩn thể của vi
13
còn đuôi lại có cấu trúc đối xứng xoắn. Chính vì vậy mà người ta gọi là đối xứng phức hợp.
1. Phần đầu dài 95 nm, rộng 65 nm, dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy rõ 20 mặt. Vỏ có cấu tạo bởi 8 loại protein, lượng chứa protein chiếm tới 76 - 81% trong thể thực khuẩn. Vỏ của T4 có cả 212 capsome, mỗi capsome có đường kính là 8 nm. Bên trong đầu có sợi ADN xoắn kép.
2. Phần cổ nối phần đầu với phần đuôi. Đó là một đĩa hình lục giác tạo thành, đường kính 37,5 nm, có 6 tua cổ (cảnh tu) mọc ra từ cổ.
3. Phần đuôi gồm có bao đuôi, ống đuôi, đĩa gốc, 6 mấu ghim và 6 sợi đuôi: đuôi dài 95 nm, có 24 vòng xoắn cấu tạo bởi 144 capsome cấu tạo nên. Ống đuôi dài 95 nm, đường kính 8 nm, ở giữa có lổ thủng đường kính 2,5 - 3,5 nm. Đây là con đường để dẫn ADN trong đầu của thể thực khuẩn xâm nhiễm vào tế bào vật chủ.
- Ống đuôi cũng cấu tạo bởi 24 vòng xoắn, tương ứng với 24 vòng xoắn trên bao đuôi.
- Đĩa gốc cũng tương tự như đĩa cổ, đó là một đĩa hình lục giác, rỗng ở giữa. Đường kính đĩa gốc là 30,5 nm, trên đó mọc ra 6 sợi đuôi và 6 mấu ghim.
(a) (b)
Hình 2.1 (a) Cấu trúc của thực khuẩn thể T4
(b) Thực khuẩn thể T4 dưới kính hiển vi điện tử
14
- Mấu ghim dài 20 nm có chức năng hấp phụ. Sợi đuôi dài 140 nm có thể gấp lại ở chính giữa, đường kính 2 nm.
- Sợi đuôi cấu tạo bởi 2 loại phân tử protein khá lớn và 4 loại phân tử protein khá nhỏ. Nó có tác dụng hấp thụ chuyên hóa vào vùng mẫn cảm của bề mặt tếbào vật chủ. Sau khi sợi đuôi hấp thụ đĩa gốc sẽ bị kích thích, dẫn đến việc co rút bao đuôi và làm cho ống đuôi đâm vào tế bào chủ (trích dẫn Đặng Thị Hoàng Oanh, 2008).