Địa điểm: Phòng thí nghiệm bệnh cây, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Thời gian: tháng 03/2013 đến tháng 12/2013
2.1.2 Trang thiết bị và vật liệu trong thí nghiệm
Tủ cấy vi sinh có đèn cực tím, autoclave, micropipette, cân điện tử, máy đo pH, Vortex,…
Các hóa chất cần thiết cho môi trường King’s B, Wakimoto cải tiến, Chloroform.
Nguồn vi khuẩn: gây bệnh cháy bìa lá lúa Xanthomonas oryzae pv. oryzae
(Xoo) được thu thập và phân lập trên cây lúa bệnh tại các tỉnh ĐBSCL.
Nguồn thực khuẩn: 10 dòng thực khuẩn thể được phân lập từ các mẫu lá lúa bị
bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae.
Các môi trường sử dụng phòng thí nghiệm Môi trường King’s B (Shurtleff và Averre, 1997)
Peptone 20 g K2HPO4 khan 1,5 g MgSO4.7H2O 1,5 g Glycerol 15 ml Agar 20 g Nước cất 1000 ml pH 7,2 - 7,4
Môi trường Wakimoto cải tiến (Wakimoto, 1995)
Bactopepton 5 g
Ca(NO3)2.2H2O 0,5 g Na2HPO3.12H2O 0,8 g FeSO4.7H2O 0,05 g
23
Agar 20 g
Nước cất 1000 ml
pH 6,8 - 7,0
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Thí nghiệm 1: Phân lập các dòng thực khuẩn thể phân bố ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Mục đích: Phân lập các dòng thực khuẩn thể phân giải vi khuẩn Xoo phân bố ở các tỉnh ĐBSCL nhằm tạo ra nguồn thực khuẩn thể ban đầu có sự đa dạng sinh học và thích ứng được điều kiện ĐBSCL.
Phương pháp thực hiện: Thu thập mẫu bệnh cháy bìa lá lúa ở các tỉnh ĐBSCL, sau đó thực hiện việc phân lập thực khuẩn thể trong phòng thí nghiệm.
Phân lập vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae (Xoo) gây bệnh: mẩu lá bệnh được
thanh trùng bề mặt bằng cồn 70%, sau đó lá bệnh được cắt nhỏ ra trên bề mặt miếng lam thanh trùng, rút vài giọt nước cất thanh trùng nhỏ lên mẫu bệnh sau khi cắt. Đợi khoảng 1 phút cho vi khuẩn trong mô lá phân tán vào giọt nước. Dùng micropipette rút 1 giọt huyền phù chuyển vào đĩa Petri chứa môi trường King’s B agar, và dùng đũa vạch vi khuẩn phân tán giọt huyền phù vi khuẩn đều trên mặt đĩa. Đĩa được ủ ở điều kiện phòng trong 2 - 3 ngày. Quan sát hình thái khuẩn lạc và thực hiện phương pháp ròng để thu được vi khuẩn Xoo. Chủng vi khuẩn phân lập được kiểm tra khả năng gây hại bằng cách chủng bệnh nhân tạo trên lúa. Chủng vi khuẩn gây bệnh Xoo sẽ được dùng làm nguồn để phân lập thực khuẩn thể và các thí nghiệm sau.
Phân lập thực khuẩn thể: mẫu lá lúa bệnh được rửa sạch, lau khô, sau đó được nghiền ra trong cối sứ. Phần tế bào thực vật sau khi nghiền được cho vào ống Falcon vô trùng cộng thêm 5 ml nước cất vô trùng, sau đó thực hiện ly tâm ở vận tốc 6000 vòng/phút trong 10 phút. Tế bào thực vật lắng dưới đáy ống nghiệm, phần dịch trong chứa thực khuẩn thể cộng thêm 50 µl Chloroform/ml, thu được phần dung dịch trong chỉ chứa thực khuẩn thể. Rút lần lượt 50 µl; 100 µl; 250 µl; 500 µl dung dịch trong cho vào ống nghiệm chứa môi trường King’s B agar đã nấu tan để nguội 500C phối hợp với 100 µl huyền phù vi khuẩn Xoo kí chủ được phân lập trước đó trên cùng mẩu lá bệnh, hòa đều và đổ vào đĩa Petri vô trùng. Đĩa được ủ trong điều kiện phòng và quan sát sự hình thành các vòng vô khuẩn (plaques), đó là nơi vi khuẩn đã bị tiêu diện bởi thực khuẩn thể. Thực hiện phương pháp tách ròng bằng cách chọn vòng vô khuẩn đơn lẽ và cấy truyền bằng tâm bông vô trùng sang đĩa Petri mới chứa vi khuẩn kí chủ, sau 24 giờ thực khuẩn thể được thu hoạch bằng cách thêm vào 2 – 3 ml nước cất vô trùng. Phần dung dịch trong chứa thực khuẩn
24
thể cộng thêm 50 µl Chloroform/ml, thu được phần dung dịch trong chỉ chứa thực khuẩn thể và trữ nguồn trong điều kiện tối ở nhiệt độ 40C.
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá phổ kí chủ của 10 dòng thực khuẩn thể trong điều kiện phòng thí nghiệm
Mục đích: Nhằm tìm ra dòng thực khuẩn thể có phổ kí chủ rộng để phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo (thí nghiệm 3 và 4).
Phương pháp thực hiện: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Gồm 260 nghiệm thức (gồm 10 dòng thực khuẩn thể và 26 chủng vi khuẩn Xoo được phân lập).
Các thực khuẩn thể được chọn từ thí nghiệm 1 được nuôi trong đĩa petri cho nhân mật số trong 24 giờ. Thực hiện phương pháp pha loãng và đổ đĩa để thu đơn plaque từng dòng thực khuẩn thể.
Cách tiến hành: Dùng tăm bông vô trùng vạch vào đĩa petri chứa các plaque đơn tương ứng từng dòng, sau đó tiếp tục vạch đường Ziczac vào đĩa petri chứa 250 µl huyền phù vi khuẩn Xoo (109 cfu/ml) (xác định mật số vi khuẩn trong huyền phù bằng phương pháp đo độ quang truyền ở bước sóng 600nm, sau đó dựa vào đường chuẩn để quy ra mật số, từ đó thực hiện pha loãng để tạo ra huyền phù vi khuẩn Xoo) trong 10 ml môi trường King’s B agar đã nấu tan để nguội ở 500C, hòa đều và đổ ra đĩa Petri thanh trùng, mỗi đĩa Petri vạch 5 dòng thực khuẩn thể khác nhau và mỗi đĩa là một lần lặp lại. Đĩa được đặt ở điều kiện phòng.
Chỉ tiêu ghi nhận: Xác định sự phân giải của các dòng thực khuẩn thể trên các kí chủ khác nhau hình thành trên đĩa Petri sau 24 giờ.
2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng tiêu diệt vi khuẩn Xoo của thực khuẩn thể
trong điều kiện phòng thí nghiệm
Mục đích: tìm ra dòng thực khuẩn thể có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Xoo hiệu quả cao trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Gồm 4 nghiệm thức là số dòng thực khuẩn thể có phổ kí chủ rộng và 1 chủng vi khuẩn bị kí sinh nhiều nhất bởi các dòng thực khuẩn thể từ thí nghiệm 2.2.2
Các thực khuẩn thể được chọn từ thí nghiệm 2 được nuôi trong đĩa petri cho nhân mật số trong 24 giờ. Thực hiện đếm mật số thực khuẩn thể có trong huyền phù bằng phương pháp pha loãng và đổ đĩa. Dựa vào mật số xác định sau 48 giờ, thực hiện phương pháp pha loãng để tạo các huyền phù của các dòng thực khuẩn thể khác nhau với mật số 103 plaques/ml.
25
Rút 100 µl huyền phù thực khuẩn thể (103 plaques/ml) của mỗi dòng + 250 µl huyền phù vi khuẩn Xoo (109 cfu/ml) cho vào ống nghiệm chứa 10 ml môi trường King B agar đã nấu tan để nguội ở 500 C, hòa đều và đổ ra đĩa Petri thanh trùng, mỗi đĩa Petri là một lần lặp lại. Đĩa được đặt ở điều kiện phòng
Chỉ tiêu ghi nhận: quan sát và ghi nhận đường kính vòng vô khuẩn (plaque) mà từng dòng thực khuẩn thể phân giải trên đĩa Petri vào các ngày sau khi nuôi cấy bằng cách đo 20 vòng vô khuẩn ngẫu nhiên trên đĩa và lấy trung bình.
Xử lý số liệu: số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm MstatC qua phép thử Duncan, từ đó chọn ra các chủng có bán kính vòng tiêu diệt vi khuẩn cao đồng thời khả năng nhân mật số cao để đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh trong điều kiện nhà lưới.
2.2.4 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae của một số dòng thực khuẩn thể triển vọng
trong điều kiện nhà lưới
Mục đích: tìm ra dòng thực khuẩn thể cũng như mật số thực khuẩn xử lý cho hiệu quả phòng trị bệnh cao nhất ở điều kiện nhà lưới.
Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, với 5 lần lặp lại và 9 nghiệm thức trong đó gồm: 4 dòng thực khuẩn thể (được chọn từ thí nghiệm 2.2.3) ở mật số 108 plaques/ml với hai biện pháp xử lý thực khuẩn thể khác nhau (trước hoặc sau khi chủng bệnh 1 ngày), và một nghiệm thức đối chứng chủng bệnh không xử lý thực khuẩn thể.
Chuẩn bị cây lúa: Chuẩn bị chậu trồng lúa bằng nhựa có kích thước 17,5 x 12 cm, cho vào mỗi chậu 1kg đất. Cho nước vào ngâm và xả phèn trong 2 tuần. Hạt giống lúa Jasmine 85 được xử lý 2 sôi 3 lạnh trong 30 phút, sau đó đem ủ với nhiệt độ 37oC trong 48 giờ cho hạt nảy mầm. Đem hạt gieo vào chậu, mỗi chậu gieo 20 hạt, 10 hạt/hàng. Sau khi gieo được 7 ngày thì tỉa lại còn 5 hạt/hàng. Lúa được chăm sóc, tưới nước, bón phân đảm bảo cho lúa phát triển tốt. Lượng phân bón được quy ra diện tích chậu nhựa từ công thức phân bón của Nguyễn Ngọc Đệ (1998) với công thức 120 N - 40 P2O5 - 30 K2O và chia ra thành 5 lần bón như sau: Bón lót: 100% P2O5
Bón thúc lần 1 (7 ngày sau khi gieo): ¼ N + 100% K2O Bón thúc lần 2 (15 ngày sau khi gieo): ¼ N
Bón thúc lần 3 (20 ngày sau khi gieo): ¼ N Bón thúc lần 4 (30 ngày sau khi gieo): ¼ N
26
Phân bón được hòa tan vào 2750 ml H2O, tưới 50 ml/chậu và sử dụng phân đơn dạng hạt.
Liều lượng sử dụng cho mỗi lần bón: urê: 0,55 g/chậu; super lân: 0,56 g/chậu; KCl: 0,105 g/chậu. Phân urê và KCl được hòa tan vào nước và tưới đều cho mỗi chậu. Mực nước trong chậu khoảng 2cm, chăm sóc và bảo vệ cây lúa không bị sâu bệnh tấn công.
Chuẩn bị nguồn thực khuẩn thể: thực khuẩn thể được nuôi trong đĩa Petri sau 24 giờ thu hoạch huyền phù và xác định mật số và đưa về mật số như nhau là 108 plaques/ml.
Chuẩn bị nguồn vi khuẩn gây bệnh Xoo: Chủng vi khuẩn Xoo bị nhiều thực khuẩn thể kí sinh nhất được nuôi trên đĩa Petri chứa môi trường Wakimoto trong 4 ngày, sau đó cho 10 ml nước muối sinh lý vô trùng 0,9% vào, thu hoạch huyền phù vi khuẩn. Xác định mật số vi khuẩn trong huyền phù bằng phương pháp đo độ quang truyền ở bước sóng 600 nm, sau đó dựa vào đường chuẩn để quy ra mật số, từ đó thực hiện pha loãng để tạo ra huyền phù vi khuẩn Xoo mật số (2,5x1011 cfu/ml).
Phương pháp chủng bệnh: khi lúa được 45 NSKG, thực hiện chủng bệnh nhân tạo bằng kéo nhún vào huyền phù vi khuẩn Xoo sau đó cắt các chóp lá lúa (khoảng 2 cm tử chóp vào), mỗi lần nhún kéo vào huyền phù sẽ thực hiện cắt 1 lá. Các lá có chủng bệnh sẽ được đánh dấu để ghi nhận chỉ tiêu.
Phương pháp xử lý thực khuẩn thể: thực hiện phun thực khuẩn thể trước hoặc sau khi chủng bệnh với huyền phù thực khuẩn thể ở mật số 108 plaques/ml, phun đều khắp bề mặt lá lúa tương ứng từng nghiệm thức và áp dụng phun vào buổi chiều. Cây lúa sau khi chủng bệnh và xử lý thực khuẩn thể được đặt trong điều kiện nhà lưới có phun sương định kỳ 2 giờ lần.
Chỉ tiêu ghi nhận:
Đo chiều dài vết bệnh của từng lá trên cây, lấy giá trị trung bình.
Cấp bệnh được ghi nhận và đánh giá theo thang đánh giá của Kaufman và ctv., (1973) phân ra 5 cấp bệnh như sau:
Cấp 1: Không có vết bệnh
Cấp 3: Vết bệnh <1/4 chiều dài lá Cấp 5: Vết bệnh từ 1/4 -1/2 chiều dài lá Cấp 7: Vết bệnh >1/2 chiều dài lá Cấp 9: Vết bệnh lan ra toàn lá
27
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm MsStatC qua phép thử Duncan.
28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1 Kết quả phân lập các dòng thực khuẩn thể phân bố ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bằng phương pháp phân lập thực khuẩn thể Xoo trên 26 chủng vi khuẩn Xoo khác nhau tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu. Kết quả ghi nhận được 10 dòng thực khuẩn thể (Bảng 3.1) có khả năng phân giải vi khuẩn Xoo tương ứng từng kí chủ chúng.
Kết quả trên cho thấy rằng có thể phân lập thực khuẩn thể từ môi trường trên
không (tán lá cây). Theo một số nghiên cứu về thực khuẩn thể của Erwinia
amylovora đã ghi nhận rằng, thực khuẩn thể ít được phân lập từ các phần trên
không (aerial portions) của cây, thậm chí trong suốt thời gian hoạt động xâm nhiễm của vi khuẩn lên kí chủ (Erskine, 1973; trích dẫn Gill và Abedon, 2003). Ngược lại, hầu hết thực khuẩn thể luôn được phân lập từ đất xung quanh cây bị nhiễm bệnh. Điều này cho thấy rằng, nơi chứa thực khuẩn thể nằm trong đất, có thực khuẩn thể kí sinh bên trong vi khuẩn rơi từ cây xuống mặt đất. Một nghiên cứu khác về thực
khuẩn thể trên cùng một vi khuẩn kí chủ như trên, đã tìm thấy thực khuẩn thể E.
amylovora phong phú trong môi trường tán lá cây bị nhiễm bệnh (Ritchie và Klos,
1977; trích dẫn Gill và Abedon, 2003). Lời giải thích có thể là do thực khuẩn thể xâm nhập vào tán lá cây khi cây nảy mầm và là một phần của hệ thực vật của cây bình thường. Ngoài ra, thực khuẩn thể có thể di chuyển từ cây này sang cây trồng trong môi trường tán lá, còn đất là nơi chứa thực khuẩn thể của môi trường tán lá cây chứ không phải là môi trường sống (Gill và Abedon, 2003).
Mặt khác, kết quả trên cũng nói lên rằng, thực khuẩn thể có khả năng tấn công vi khuẩn kí chủ, khi thực khuẩn bắt đầu xâm nhiễm lên tế bào ký chủ, sự phân giải hoặc ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn có thể xảy ra. Dẫn đến một khu vực trong suốt trên lớp tế bào ký chủ phát triển, vùng trong suốt gọi là plaque, và nó được cho rằng mỗi plaque được hình thành từ việc sao chép của virion. Thực vậy, Micheal và ctv. (1997) cũng đã chứng minh phương pháp plaque có thể dùng để định lượng, đồng thời cũng cho phép phân lập dòng thực khuẩn thể thuần khiết bởi vì plaque phát sinh từ đơn virion, tất cả virion trong plaque hầu như đông nhất về mặt di truyền (Hình 3.1a).
Để có thể xâm nhiễm thành công, thực khuẩn thể phải vượt qua các rào cản đó là vách tế bào chủ. Một số trường hợp được biết đến là thực khuẩn thể chứa các enzyme lytic có khả năng mở các vị trí vào bên trong thành tế bào vi khuẩn (như thành phần Murein sacculus hình thành từ peptidoglycan polymer liên kết ngang, đảm bảo sự ổn định về cơ cấu và thành tế bào vi khuẩn) (Rydman và Bamford 2002; trích dẫn Tan và ctv., 2009).
29
Các enzym của thực khuẩn thể được sử dụng, khai thác như công cụ sinh học phân tử bao gồm DNA polymerase, RNA polymerase, DNA ligase, RNA ligase and polynucleotide kinase (Promega Life Science Catalogue, 1999; Invitrogen Product Catalogue Invitrogen, 1999; trích dẫn Marks và Sharp, 2000).
Một khi đã xâm chiếm các tế bào vi khuẩn, thực khuẩn thể sẽ bắt đầu sản sinh thế hệ con bằng cách kết hợp DNA của nó vào DNA vi khuẩn và chuyển đổi thành "nhà máy sản xuất thực khuẩn". Sau khi quá trình hoàn tất, thực khuẩn thể sẽ tiết ra enzyme lytic để thủy phân vách tế bào vi khuẩn và giải phóng thực khuẩn mới (Tan và ctv., 2009).
Từ kết quả của thí nghiệm 1, sử dụng 10 dòng thực khuẩn phân lập từ 26 chủng vi khuẩn để tiến hành thí nghiệm 2.
Bảng 3.1 Danh sách chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae và thực khuẩn
thể tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long
STT Mã số Vị trí phân lập vi khuẩn Xoo trên lúa Thực khuẩn thể
1 7 Phong Điền - Cần Thơ +
2 9 Châu Thành A - Hậu Giang +
3 10 Châu Thành A - Hậu Giang +
4 12 Châu Thành A - Hậu Giang +
5 13 Phong Điền - Cần Thơ +
Hình 3.1a Plaques dòng thực khuẩn thể 12 Hình 3.1b Nhân mật số thực khuẩn thể bằng đơn plaque
30
6 14 Châu Thành A - Hậu Giang +
7 17 Thới Lai - Cần Thơ +
8 27 Châu Thành A - Hậu Giang +
9 29 Châu Thành A - Hậu Giang -
10 38 Bình Mỹ - Châu Phú - An Giang -
11 39 Bình Mỹ - Châu Phú - An Giang -
12 40 Bình Long - Châu Phú - An Giang -
13 41 Bình Long - Châu Phú - An Giang -
14 42 Thới Lai - Cần Thơ -
15 43 Thới Lai - Cần Thơ -