Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất kết hợp với thống kê mô tả (Descriptive Statistics trong Excel) để tóm tắt, trình bày dữ liệu, mô tả các thuộc tính của các biến quan sát.
Sử dụng thống kê ADF (augmented Dickey-Fuller statistic) để kiểm định tính dừng của số liệu về sự thay đổi trong tỷ suất sinh lợi và tỷ giá thực trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các biến được lựa chọn dựa trên paper gốc của tác giả (sẽ được trình bày rõ trong phần sau). Sau khi hồi quy mô hình, sử dụng giá trị p-value kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến phụ thuộc, từ đó kết luận về mối liên hệ giữa các yếu tố này với sự biến động trong tỷ suất sinh lợi tại thị trường chứng khoán Việt Nam qua 3 giai đoạn: giai đoạn bình ổn (10/2004-2/2008), giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu (3/2008-11/2010) và giai đoạn sau khủng hoảng (12/2010-4/2014).
Phạm vi nghiên cứu Về số liệu:
• Tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư trên thị trường thế giới được tính toán bằng chỉ số MSCI world theo tháng (index level: gross, currency: USD) lấy từ nguồn
www.msci.com.
• Tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư trong nước được tính toán từ chỉ số VN-index theo ngày và được tính toán lại theo trung bình tháng (nguồn http://www.hsx.vn,
http://s.cafef.vn).
• Sự thay đổi trong tỷ giá thực được tính toán bằng công thức:
Với:
- Sjt là tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD/VND được lấy theo ngày và tính toán lại về trung bình tháng (nguồn http://www.sbv.gov.vn/, IFS)
- Pjt là chỉ số CPI của Việt Nam được tính toán theo tháng với kỳ gốc là tháng 10/2004 (số liệu lấy từ http://www.gso.gov.vn)
- Pt là chỉ số CPI của Mỹ được tính toán theo tháng với kỳ gốc là 10/2004 (số liệu lấy từ http://www.usinflationcalculator.com/)
Về thời gian: nhóm nghiên cứu bị giới hạn thời gian do số liệu về chỉ số CPI của Việt Nam chỉ được Tổng cục thống kê đưa ra từ tháng 10/2004 và chỉ số CPI của Mỹ chỉ có đến tháng 4/2014. Do đó, các biến số hồi quy cũng được thu thập trong khoảng thời gian này.
Đóng góp của nghiên cứu:
• Bài nghiên cứu mở rộng chỉ ra rằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá có ý nghĩa thống kê và có tác động mạnh mẽ hơn đến tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay không.
• Ngân hàng nhà nước Việt Nam có can thiệp để ngăn cản rủi ro tỷ giá xảy ra hay không và sự can thiệp đó có hiệu quả không.
2.1. Số liệu thống kê:Market return GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 Market return GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 Mean 0.036067 -0.00246 0.006573 ADF -3.99417 -3.92735 -5.12177 Standard Deviation 0.107274 0.114468 0.054933 Kurtosis 0.683045 -0.30761 0.889159 Skewness 1.028944 0.420943 0.979168 Range 0.405324 0.440127 0.228977 Minimum -0.11536 -0.21006 -0.07544 Maximum 0.289967 0.230067 0.153539 Sum 1.406596 -0.07886 0.262934 Count 39 32 40 Exchange rate changes GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 Mean 0.005267 0.001737 0.002898 ADF -3.98333 -4.85043 -4.74743 Standard Deviation 0.00986 0.011204 0.010845 Kurtosis 1.634857 1.412763 6.958078 Skewness 0.974506 -0.32491 -1.78668 Range 0.045362 0.054678 0.066478 Minimum -0.01141 -0.02813 -0.0421 Maximum 0.033953 0.026546 0.024379 Sum 0.205409 0.055589 0.115934 Count 39 32 40
Figure 6_(Nguồn: www.hsx.vn; www.gso.gov.vn, tính toán của SV )
Bảng 6 biểu diễn thống kê mô tả cho biến động tỉ suất sinh lợi hàng tháng của chỉ số giá VN_Index và tỉ giá hối đoái thực2 của Việt Nam trong ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2008, giai đoạn 2 từ tháng 3/2008 đến tháng 11/2010 và giai đoạn 3: