Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá trƣớc và sau thí nghiệm
NT Ẩm độ (%) Protein(%) Lipid(%) Tro(%)
Cá trƣớc TN 74,53±0,31 15,83±0,63 4,43±0,09 6,15±0,19
20% protein 72,29±2,17a 14,.71±1,25a 7,00±0,77c 8,37±0,80abc
25% protein 73,51±0,48a 14,88±0,39a 5,68±1,13ab 8,24±1,04ab
35% protein 73,08±0,82a 15,49±0,39ab 5,24±1,06ab 9,34±1,11abc
40% protein 73,69±1,26a 17,71±0,42c 4,92±1,98ab 9,77±0,86bc
45% protein 72,80±1,01a 16,43±0,14b 4,58±1,68a 9,67±1,28bc
50% protein 72,99±0,81a 16,32±0,29b 4,19±1,10a 9,87±0,77c
Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các số liệu trong cùng một cột theo mang các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Ẩm độ của cá sau thí nghiệm từ 72,29 – 74,10% và tương đương với ẩm độ cá trước thí nghiệm (74,53%), chỉ tiêu ẩm độ không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức.
Kết quả phân tích thành phần hóa học của cá rô đầu vuông sau thí nghiệm cho thấy hàm lượng đạm có khuynh hướng tăng dần theo mức tăng hàm lượng đạm của thức ăn, cao nhất ở nghiệm thức 40% đạm (17,71%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, hàm lượng đạm thấp nhất ở nghiệm thức 20% đạm (14,71%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 25% đạm (14,88), 30% đạm (15,21%) và 35% đạm (15,49%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), nếu thức ăn cung cấp quá nhiều đạm thì đạm dư không được cơ thể hấp thu để tổng hợp đạm mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó cơ thể còn phải tốn thêm năng lượng cho quá trình tiêu hóa đạm dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm. Kết quả này tương tự thí nghiệm của Morenike and Akinola (2010) khi cho cá trê phi (Clarias gariepius) giống ăn thức ăn có hàm lượng đạm tăng lần lượt 25%, 30% và 35% đạm thì hàm lượng protetin trong cơ thể cá tăng từ 56,01 lên 60,57%. Kết quả thí nghiệm cho thấy sinh trưởng của cá bắt đầu bắt đầu tăng chậm khi cho cá ăn thức ăn 45% đạm. Điều này cho thấy cá rô đầu vuông có nhu cầu đạm thấp hơn 45% đạm. Kết quả này phù hợp với nhu cầu đạm tối đa đã được xác định theo phương pháp Zeitoum et al., (1976) ở trên (42,34%).
Hàm lượng lipid trong cơ thể cá có khuynh hướng giảm dần theo mức tăng hàm lượng đạm trong thức ăn. Hàm lượng lipid cao nhất ở nghiệm thức 20% đạm (7,00%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 45% và 50% đạm. Thấp nhất ở nghiệm thức 50% đạm (4,19%), khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 40%, 45% và 50% đạm. Hàm lượng chất béo trong cơ thể cá trước thí nghiệm thấp hơn so với cá sau thí nghiệm.
Hàm lượng tro của cá cao nhất ở nghiệm thức 50% đạm (9,87%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 25% và 30% đạm. Sự chênh lệch hàm lượng tro giữa các nghiệm thức không lớn, cho thấy chỉ tiêu này ít chịu ảnh hưởng bởi thức ăn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận
Tỷ lệ sống của cá dao động trong khoảng 95,83% đến 100%, thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Tốc độ tăngrưởng tăng theo sự gia tăng của hàm lượng protein trong thức ăn và giảm khi hàm lượng protein cao hơn 40%.
Hệ số thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức 40% đạm (1,14). Hiệu quả sử dụng đạm (PER) và giảm theo mức tăng hàm lượng đạm của thức ăn.
Hàm lượng protein trong thức ăn khác nhau cá làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cá rô đầu vuông. Hàm lượng protein của cá tăng theo hàm lượng protein trong thức ăn. Hàm lượng lipid giảm theo mức tăng của hàm lượng đạm trong thức ăn. Hàm lượng đạm thích hợp cho tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất cho cá rô đầu vuông là 42,34% đạm.