Kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.4 cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) giảm dần khi hàm lượng protein trong thức ăn tăng lên. FCR dao động trong khoảng 1,14- 1,85. FCR thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn có chứa 40% protein (1,14) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 20%, 25%, 30%, 35% và 50% protein nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. FCR cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có 20% hàm lượng protein (1,85) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên FCR lại tăng lên khi hàm lượng protein trên 40%.
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
NT FCR 20 % protein 1,85±0,05d 25 % protein 1,58±0,02c 30 % protein 1,53±0,01c 35 % protein 1,28±0,01b 40 % protein 1,14±0,03a 45 % protein 1,18±0,03a 50 % protein 1,24±0,07b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các số liệu trong cùng một cột theo mang các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Kết quả nay tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2003) khi nghiên cứu nhu cầu đạm trên cá basa, cá tra, cá hú giai đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy FCR giảm dần khi hàm lượng protein trong thức ăn tăng lên. Tuy nhiên khi vượt quá nhu cầu của cá thì FCR tăng lên. Cụ thể FCR của cá hú giảm khi hàm lượng đạm tăng từ 15- 40%, nhưng khi hàm lượng protein tăng trên 40% thì FCR cũng tăng lên. Tương tự, FCR của cá tra và cá basa giảm khi hàm lượng protein trong thức ăn tăng từ 15- 35% và có xu hướng tăng khi hàm lượng protei trên 35%.FCR của thí nghiệm này thấp hơn so với thí nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) của Trần Lê Cẩm Tú (2006) có hệ số thức ăn là 4,06 – 6,13.
Nghiên cứu trên cá trê phi (Clarias gariepius) giống của Morennike and Akinola (2012) thì FCR giảm từ 2,75 xuống còn 1,44 khi hàm lượng protein trong thức ăn tăng từ 25- 35% và bắt đầu tăng khi hàm lượng protein tăng trên 35% (trích bởi Lê Đức Duy, 2011).