Giải pháp xử lý CTR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 69)

3. Yêu cầu nghiên cứu

3.3.2.Giải pháp xử lý CTR

3.3.2.1.Lựa chọn công nghệ, vị trí các khu xử lý CTRCN

Vị trí các khu xử lý CTR công nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào quy hoạch công nghiệp của tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có thế mạnh sản xuất công nghiệp chế biến nông lâm, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:

Trên cơ sở thành phần, tính chất, khối lượng CTR tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các công nghệ xử lý CTRCN cần áp dụng gồm:

- Công nghệ đốt CTRCN nguy hại và CTR vô cơ dễ cháy, tái chế CTR, chôn lấp CTR vô cơ được áp dụng tại KXL Nham Sơn thuộc xã Nham Sơn – huyện Yên Dũng.

- Công nghệ tái chế CTRCN, chôn lấp CTR vô cơ được áp dụng tại KXL Cao Xá, thuộc thôn Ngọc Yên, xã Cao Xá, huyện Tân Yên.

- Công nghệ phân loại, thu hồi các thành phần có khả năng tái chế trong CTRCN thông thường, chôn lấp CTRCN không nguy hại, không có khả năng tái chế phát sinh tại các CCN được áp dụng tại tất cả các khu xử lý CTRSH tập trung các huyện.

Ngoài ra, cần áp dụng các công nghệ phụ trợ như:

- Phân loại và xử lý cơ học: Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải nhằm xử lý sơ bộ và tái chế CTR ngay tại cơ sở công nghiệp.

- Xử lý hóa - lý: Mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường và thu hồi, tái chế một số loại CTR, áp dụng tại các khu xử lý liên hợp.

3.3.2.2. Xác định phạm vi phục vụ, quy mô diện tích và công suất xử lý CTRCN

Căn cứ vào sự phân bố phát triển công nghiệp, khu xử lý CTR công nghiệp yêu cầu phải có tính chất vùng tỉnh, phục vụ cho nhiều huyện/thành phố trong tỉnh,đề xuất vị trí quy hoạch các khu xử lý CTR công nghiệp như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

- Khu liên hợp xử lý Cao Xá thuộc thôn Ngọc Yên, xã Cao Xá, huyện Tân Yên: Xử lý toàn CTRCN thông thường cho TP. Bắc Giang, các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên. Công nghệ sử dụng: tái chế CTRCN; Chôn lấp hợp vệ sinh.

- Khu liên hợp Nham Sơn thuộc xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng: Xử lý CTRCN cho các KCN, CCN h. Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam, xử lý CTRCN nguy hại toàn tỉnh Bắc Giang. Công nghệ sử dụng: tái chế CTRCN; Chôn lấp hợp về sinh; Đốt CTRCN nguy hại cho toàn tỉnh.

- Các khu xử lý tập trung CTRSH đô thị của các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế một phần CTRCN huyện Lục Nam sẽ xử lý CTRCN thông thường phát sinh tại các CCN trên địa bàn mỗi huyện.

3.3.2.3 Giải pháp đối với các đơn vịđầu tư, hoạt động sản xuất trong KCN

- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN, phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về BVMT, xây dựng, vận hành và thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường theo cam kết trong báo cáo ĐTM, đề án BVMT, cam kết BVMT đã được phê duyệt hoặc xác nhận trong thời gian hệ thống xử lý nước thải tập chung của KCN chưa được xây dựng hoàn thiện;

- Bố trí khu vực tập kết chất thải rắn và phân loại chất thải đúng quy định, bố trí cán bộ quản lý môi trường của nhà máy có chuyên môn về môi trường.

- Ưu tiên lựa chọn, từng bước áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và áp đụng tiêu chuẩn ISO về môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất.

- Bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp để tham mưu thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo nội dung cam kết về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định về bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

- Báo cáo định kỳ về công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp theo nội dung đã cam kết và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, thông báo xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát.

- Từng bước nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về BVMT, phải xem công tác bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.

3.3.2.4. Giải pháp đối với Ban quản lý các KCN tỉnh

- Ban quản lý các KCN tỉnh không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới đối với các dự án đầu tư vào KCN khi Chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa đầu tư hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải theo quy định.

- Tăng cường lựa chọn, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án BVMT.

- Chỉ xem xét cấp giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tư sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hướng dẫn đôn đốc Chủ đầu tư hạ tầng KCN và các doanh nghiệp thực hiện đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo nội dung cam kết về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định.

- Hiện nay, Ban quản lý KCN tỉnh đã có bộ phân chuyên trách tham mưu về công tác BVMT (là phòng Quy hoạch Môi trường), có 01 cán bộ chuyên trách về môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần bố trí thêm 01 cán bộ chuyên trách về môi trường có chuyên môn, kinh nghiệm phù

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

hợp để tham mưu, giám sát thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo nội dung cam kết về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý các KCN tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.5 .Giải pháp đối với các đơn vị quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp

- Chủ động, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức đối với vấn đề BVMT bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực như tổ chức các buổi hội nghị tập huấn, cử cán bộ đến hướng dẫn, đôn đốc trực tiếp, tuyên truyền trên các trang báo đài đến từng cơ sở, phát tờ rơi, làm panô, áp phích về bảo vệ môi trường tại khu vực có KCN; giúp các chủ doanh nghiệp đầu tư vào trong KCN ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề BVMT trong và ngoài KCN.

- Tăng cường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT các KCN; khuyến khích công tác xã hội hóa hoạt động BVMT. Đẩy mạnh hoạt động thi đua khen thưởng trong công tác BVMT, động viên kịp thời các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác BVMT.

- Tăng cường sự phối hợp trong công tác của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương để chánh việc chồng chéo về công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về BVMT giữa các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến tỉnh và đến cấp cơ sở. Từng bước kiện toàn, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu hoặc chưa đồng bộ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện.

- Do ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa chuyển biến thành ý thức tự giác, các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm chú trọng đến phát triển sản xuất mà chưa quan tâm hoặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

quan tâm chưa đúng mức, chưa đáp ứng được với yêu cầu về BVMT. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan quản lý cần: Tâp trung đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện các nội dung BVMT đã cam kết theo quy định của pháp luật; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) về BVMT đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nhân lực quản lý nhà nước về BVMT các KCN. Từng bước đổi mới, cải cách thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu ban hành luật BVMT sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp thời triển khai áp dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 69)