Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển CTR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 53)

3. Yêu cầu nghiên cứu

3.2.3.Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển CTR

a) Hiện trạng phân loại, ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR: Hiện nay, việc phân loại CTRCN phát sinh đã được thực hiện, tại các cơ sở công nghiệp:

- Các cơ sở sản xuất chỉ phân loại CTR đối với các chất thải mang lại giá trị kinh tế như: gỗ vụn trong chế biến gỗ, mộc dân dụng, hàng thủ công mĩ nghệ: vải vụn trong công nghiệp may mặc; trong sản xuất rượu, bia... Những loại chất thải này được sử dụng làm chất đốt, hoặc bán phế liệu, bán cho các hộ chăn nuôi một phần đem chôn lấp hoặc đốt.

- CTR nguy hại tại các cơ sở công nghiệp trong KCN được Sở TN&MT Bắc Giang quản lý chặt chẽ, đã có điểm tập kết CTR nguy hại tại mỗi nhà máy, riêng CTR nguy hại (như giẻ lau dính dầu, bóng đèn tuýp hỏng...) tại các CCN, chưa thực hiện phân loại, còn để lẫn giữa CTR nguy hại với CTRCN thông thường.

- Căn cứ theo số liệu điều tra của tại 50 doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang điều tra cho thấy có 90% cơ sở, công nghiệp thuộc diện phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký chủ nguồn thải CTR nguy hại với cơ quan quản lý thấm quyền. Hầu hết CTRCN nguy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

hại vẫn chưa được phân loại riêng mà thực tế vẫn thu gom và để lẫn với chất thải sinh hoạt.

- Các chất thải còn lại không có giá trị kinh tế, bao gồm cả chất thải nguy hại (như giẻ lau dính dầu, bóng đèn tuýp hỏng...) được thu gom và đổ thải lẫn lộn cùng với chất thải sinh hoạt hoặc đốt và chôn lấp.

Bảng 3.6: Hiện trạng, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Nhóm ngành Khả năng tái sử dụng/tái chế Đơn vị tham gia tái chế, tái sử dụng

Ngành dệt may

Các sản phẩm vải vụn, da thừa có khả năng tái chế cao

Điển hình tại công ty TNHH

Crystal Martin (Việt Nam), tại

lô C4, C5 khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên được các đơn vị thu gom, vận chuyển đi nơi khác tái chế Sản xuất linh

kiện diện tử và các sản phẩm phụ trợ

Hầu hết toàn bộ nhựa, bìa cattong phát sinh từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử và láp ráp linh kiện điện tử đều được thu gom bán cho một số đơn vị

thu gom làm nguyên liệu tái chế ….

Công TNHH điện tử Rongxin

(Việt Nam), khu công nghiệp

Vân Trung, huyện Việt Yên

Chế biến đồ gỗ

xuất khẩu

Phần lớn là dăm bào, gỗ hư và sản phẩm lỗi, mùn cưa được thu gom từ

hệ thống cyclon được đựng trong các nhà chứa kín

Các sản phẩm này được các Công ty đưa vào làm chất đốt để

sấy sản phẩm hoặc ký hợp đồng bán lại cho các Công ty làm chất đốt tạo hơi. Sản xuất thiết bị vệ sinh và vật liệu hợp kim

Đầu mẩu thừa, phoi sắt, đồng cát thừa, lõi khuôn đúc. Được thu gom trong mặt bằng nhà máy, một phần được thu gom tái chế tại nhà máy, một số loại chất thải thu gom trong

nhà máy sau đó thuê đơn vị mang đi

xử lý.

Công ty TNHH Italisa Việt Nam, Khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng, thành phố Bắc Giang

Sản xuất bao bì, sản phẩm nhựa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần lớn là sản phẩm lỗi. Các chất thải này sẽ được các đơn vị thu gom, bán cho các đơn vị nhằm tái chế.

Các cơ sở công nghiệp tự tái chế hoặc bán cho các đơn vị

có khả năng tái chế

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở trong khu công nghiệp năm 2013 và Biên bản kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của một số Công ty trong 04 Khu công nghiệp, 2013,2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

b) Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR

Tình trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất CTRCN chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Đây là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường do CTR tại các KCN, CCN. Việc thu gom, vận chuyển CTRCN do các cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý. CTR tại mỗi cơ sở công nghiệp được thu gom và tập trung tại vị trí nhất định. Phần lớn CTRCN được thu gom, vận chuyên cùng với CTR sinh hoạt trong cơ sở công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang CTRCN được thải ra một phần được tận dụng tái chế, một phần được thải ra môi trường cùng với CTRSH. Mô hình thu gom, vân chuyển hiện đang được áp dụng phổ phiến theo hình dưới đây.

Hình 3.11: Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR tại các cơ

sở công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Theo kết quả điều tra cho thấy CTRCN thu gom tại các KCN, CCN trung bình đạt 77,9%, CTR từ các nhà máy nhỏ lẻ, làng nghề hầu như chưa được thu gom, xử lý.

CTRCN nguy hại tại một số KCN trên địa bàn tỉnh, một phần nhỏ được thu gom, vận chuyển về KXL Nham Sơn, huyện Yên Dũng xử lý. Các cơ sở công nghiệp khác trong CCN được vận chuyển về KXL CTR sinh hoạt (KXL Đa Mai, TP. Bắc Giang), ngoài ra một số CCN chưa tìm được địa điểm xử lý, đổ thải tự do gần cơ sở CN, không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Việc sử dụng các xe đẩy, xe có trong tải nhỏ trong việc thu gom và vận chuyển CTR cũng chưa đạt yêu theo đúng quy định. Công tác quản lý CTRCN còn nhiều vấn đề tồn tại như: Lượng CTRCN thu gom xử lý theo đúng quy định còn quá ít so với thực tế. CTR được thu gom hầu như được chôn lấp tự nhiên hoặc đổ bừa bãi cạnh CCN.

c) Hiện trạng xử lý chất thải công nghiệp

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bắc giang, CTRCN nguy hại và CTRCN có khả năng tái chế đã được Công ty Cổ phần xử lý và tái chế chất thải CN Hòa Bình tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, đây là đơn vị tư nhân tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý, sử dụng công nghệ đốt và tái chế. Công suất thiết kế 145.000 tấn/năm, công suất sử dụng hiện nay rất thấp, đạt khoảng 20% công suất thiết kế. Đây là khu xử lý CTRCN nguy hại quy mô lớn, có khả năng xử lý CTRCN không chỉ cho tỉnh Bắc Giang, tuy nhiên khối lượng CTRCN tiếp nhận hiện nay chưa lớn.

Thực trạng Công ty Cổ phần xử lý và tái chế chất thải CN Hòa Bình tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng: Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0102963031 cấp thay đổi lần thứ 05 ngày 30/7/2013 của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2010 trong lĩnh vực xử lý các loại chất thải rắn, lỏng và tái chế phế liệu có công suất 145.000 tấn/năm, trên diện tích mặt bằng khoảng 160.000 m2 với tổng số cán bộ, công nhân viên khoảng 50 người. Trong quá trình hoạt động, Công ty sử dụng hóa chất gồm: Thuốc tím KMnO4 (100 kg/năm), NaOH (2.520 kg/năm), Phèn nhôm Al2(SO4)3 (7.500 kg/năm), Polyme xử lý nước (50 kg/năm), Axit H2SO4 (50 kg/năm), Na2CO3 (200 kg/năm). Nhiên liệu sản xuất: Dầu DO, Điện ba pha. Lượng nước sử dụng trung bình: 60 m3/ ngày..

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

- Chất thải rắn:

+ Giẻ lau dính dầu, găng tay cao su, giấy… nhiễm TPNH được xử lý bằng phương pháp đốt bằng thiết bị Lò đốt CTNH có hệ thống xử lý khí đa cấp. Tro xỉ đóng gạch block hoặc phụ liệu cho xi măng.

+ Bóng đèn huỳnh quang: Nghiền hấp phụ trong hệ kín áp suất âm. + Chất thải điện tử có linh kiện: Bóc tách, Linh kiện đốt.

+ Chất thải điện tử: Bóc tách.

+ CTR chứa TPNH: Tẩy rửa. Nước được xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Chất thải lỏng:

+ Xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng phương pháp hóa lý (Oxy hóa, Trung hòa, Keo tụ, Lắng lọc ….).

+ Dầu thải – Lắng tách – Bể tách dầu – Hệ thống xử lý Dầu thải. + Dung môi – Chưng cất – Cặn thiêu đốt Lò đốt CTNH.

Tình trạng thiết bị: Các thiết bị xử lý và công trình phụ trợ vẫn hoạt động bình thường. Công nghệ mới.

Tình hình chấp hành các thủ tục hành chính về môi trường: Công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Xử lý chất thải công nghiệp, tái chế phế liệu tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” và được Bộ TN&MT phê duyệt tại Quyết định số 1304/QĐ-BTNMT ngày 10/7/2009; đã được Tổng cục Môi trường xác nhận việc thực hiện nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM tại Giấy xác nhận số 594/TCMT ngày 28/4/2010; Tổng cục Môi trường cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH có mã số QLCTNH: Mã số QLCTNH: 1-2-3-4.014.VX, cấp lần 2 ngày 31/07/2014 có giá trị đến ngày 31/7/2017 (Thay thế Giấy phép hành nghề quản lý CTNH có mã số QLCTNH: 1-2-3-4.014.VX, cấp lần đầu ngày 16/01/2012 do Tổng cục Môi trường cấp); Thực hiện giám sát môi trường định kỳ với tần suất 4 lần/năm, tần suất giám sát theo quy định của báo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

cáo ĐTM là 04 lần/năm. Năm 2014, Công ty đã thực hiện giám sát đến hết quý III, đầy đủ thông số, vị trí giám sát. Đối với thông số dioxin/furan trong khí thải Công ty đã được Tổng cục Môi trường chấp thuận không bắt buộc phải thực hiện giám sát đình kỳ tại Văn bản số 390/TCMT-QLCT&CTMT ngày 11/3/2014; Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đến hết quý III/2014; Báo cáo quản lý CTNH định kỳ của chủ hành nghề quản lý CTNH gửi cơ quan chức năng theo quy định; Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số: 334/QĐ-TNMT ngày 28/12/2012 và Giấy phép xả thải vào nguồn nước số: 158/QĐ-TNMT ngày 27/8/2010 so Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang cấp.

(Nguồn: Biên bản kiểm tra thực hiện Luật bảo vệ môi trường) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.12: Khu lò đốt, tái chế CTR công nghiệp Hòa Bình, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng

Tại một số các KCN, CCN khác, các doanh nghiệp đã hợp đồng với đơn vị vận chuyển, xử lý CTRSH đô thị, thu gom, vận chuyển về khu xử lý CTR sinh hoạt tập trung.

CTRCN và sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực TP. Bắc Giang được Công ty CP QLCT đô thị Bắc Giang thu gom, vận chuyển đến KXLCTR Đa Mai chôn lấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Các cơ sở CN trong KCN Quang Châu, huyện Việt Yên đã tự vận chuyển CTRCN, đổ thải tự do tại các khu đất trống gần CCN, gần QL1A gây ô nhiễm môi trường.

Hình 3.13: Bãi rác CTRCN lộ thiên tự hình thành cạnh KCN Quang Châu và QL1A

Ngoài ra, trong Khu công nghiệp Đình Trám có Công ty TNHH Hoa Hạ hoạt động sản xuất bao bì nhựa, phụ gia nhựa và giấy với công suất khoảng 100 triệu sản phẩm bao gì nhựa/năm; 1000 tấn sản phẩm từ giấy; 300 tấn phụ gia ngành nhựa và giấy; 800 tấn các loại sản phẩm khác. Công ty này đi thu gom toàn bộ các loại chất thải như: bao bì nilong, túi nilon thải bỏ của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về làm nguyên liệu sản xuất.

Toàn bộ chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp đều được các cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định (phần lớn các cơ sở hợp đồng với Hợp tác xã thương mại và dịch vụ Phúc Lợi có địa điểm tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên; Công ty TMDV và Môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Ngôi Sao Xanh có địa điểm tại Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh; Công ty cổ phần Urenco 10 có địa điểm tại Sóc Sơn, Hà Nội và một số đơn vị lẻ tẻ khác).Tuy nhiên bên cạnh đó có một số doanh nghiệp nước ngoài chưa tìm hiểu kỹ văn bản pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải do đó đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định.

Đánh giá chung: CTRCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là CTRCN nguy hại, mặc dù đã xây dựng lò đốt CTRCN nguy hại tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng. CTRCN hiện nay chưa có giải pháp thu gom, xử lý hiệu quả tại TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên, huyện Yên Dũng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 53)