Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý sử dụng trong nghiên cứ u:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (Trang 31 - 34)

* Đánh giá chức năng nhận thức tổng quát: sử dụng trắc nghiệm kiểm tra trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein (Mini Mental State Examination/ MMSE)

Trắc nghiệm gồm có 11 mục:

- Định hướng về thời gian: Kiểm tra nhớ thứ trong tuần, ngày, tháng, năm, mùa trong năm. Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm, tối đa của mục này là 5 điểm.

- Định hướng về không gian: Kiểm tra nhớ tên nước, thành phố, quận, bệnh viện, tầng đang ở. Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm, tối đa của mục này là 5 điểm.

- Ghi nhớ tức thì: Yêu cầu nhớ ba từ quả chanh, chìa khóa, ô tô. Mỗi từ nhắc đúng cho 1 điểm, tối đa là 3 điểm.

- Chú ý và tính toán: Yêu cầu thực hiện phép tính 100 trừ 7 năm lần liên tiếp. Mỗi lần đúng cho 1 điểm, tối đa là 5 điểm.

- Nhớ lại: Yêu cầu nhớ lại ba từ: quả chanh, chìa khóa, ô tô. Mỗi từ nhớ đúng cho 1 điểm, tối đa là 3 điểm.

- Gọi tên đồ vật: Trắc nghiệm viên đưa cho đối tượng xem bút chì và đồng hồ, yêu cầu gọi đúng tên, nếu nói đúng một đồ vật cho 1 điểm. Tối đa là 2 điểm.

- Nhắc lại câu: Đọc câu “không, nếu, và hoặc nhưng”. Yêu cầu nhắc lại, nếu đúng cho 1 điểm.

- Làm theo mệnh lệnh viết: Đưa cho đối tượng xem tờ giấy có ghi “Hãy nhắm mắt lại”. Yêu cầu thực hiện như đã xem, nếu đối tượng nhắm mắt thì cho 1 điểm.

- Làm theo mệnh lệnh 3 giai đoạn: Hướng dẫn đối tượng cầm tờ giấy bằng tay phải, gấp đôi tờ giấy bằng hai tay và đặt xuống sàn nhà. Mỗi lần thao tác đúng cho 1 điểm. Tối đa là 3 điểm.

- Vẽ theo hình mẫu: Yêu cầu đối tượng vẽ lại hai hình ngũ giác cắt nhau có sẵn. Nếu vẽ đúng như hình mẫu cho 1 điểm.

- Viết câu: Yêu cầu viết một câu bất kỳ. Nếu câu đúng nghĩa cho 1 điểm.

Tổng điểm tối đa của trắc nghiệm này là 30 điểm, từ 23 điểm trở xuống là suy giảm nhận thức.

* Đánh giá chức năng thực hiện nhiệm vụ: sử dụng bộ trắc nghiệm

đánh giá thùy trán (Frontal Assessment Battery/ FAB)

Trắc nghiệm này gồm sáu mục:

- Yêu cầu đối tượng nêu điểm chung hoặc sự giống nhau giữa các cặp từ: cam-chuối, bàn-ghế, hoa lan-hoa hồng-hoa cúc. Nếu trả lời đúng được ba cặp cho 3 điểm, đúng hai cặp cho 2 điểm, đúng một cặp cho 1 điểm, không có cặp nào đúng cho 0 điểm.

- Kể tên con vật: Trong vongg 60 giây, yêu cầu kể tên con vật bất kỳ. Nếu kể tên được trên 12 con vật cho 3 điểm, từ 8 đến 10 con vật cho 2 điểm, từ 4 đến 7 con vật cho 1 điểm, dưới 3 con vật cho 0 điểm.

- Yêu cầu đối tượng thực hiện một loạt động tác “nắm-mở-úp” bàn tay phải. Nếu tự làm đúng sáu lần cho 3 điểm, tự làm đúng ít nhất ba lần cho 2 điểm, không tự làm được nhưng làm theo đúng cùng người khám ít nhất 3 lần cho 1 điểm, không thể thực hiện được cho 0 điểm.

- Yêu cầu đối tượng “gõ 2 khi tôi gõ 1” và “không gõ khi tôi gõ 2”. Thực hiện theo thứ tự 1-1-2-1-2-2-2-1-1-2. Nếu không lỗi cho 3 điểm, một đến hai ỗi cho 2 điểm, trên hai lỗi cho 1 điểm, gõ giống người khám ít nhất 4 lần cho 0 điểm.

- Yêu cầu đối tượng “không nắm tay tôi”. Hai tay người khám vuốt nhẹ hai tay đối tượng từ cánh tay đến bàn tay, nếu không nắm tay người khám cho 3 điểm, do dự và hỏi phải làm gì cho 2 điểm, tự động nắm tay người khám cho 1 điểm, nắm tay người khám ngay cả khi yêu cầu không làm như vậy cho 0 điểm.

Tổng điểm tối đa của trắc nghiệm này là 18 điểm, từ 10 điểm trở xuống là suy giảm chức năng thực hiện nhiệm vụ.

* Đánh giá hoạt động hàng ngày: sử dụng thang điểm đánh giá hoạt

động hàng ngày bằng dụng cụ, phương tiện (Instrumental Activities of Daily Living Scale/ IADLs) qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân. Thang điểm này gồm 8 mục lớn đánh số thứ tự từ C1 đến C8, bao gồm các mục: Sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, sử dụng phương tiện giao thông, sử dụng thuốc, khả năng quản lý chi tiêu. Trong mỗi mục lớn lại chia thành bốn mục nhỏ tương ứng với bốn mức độ suy giảm hoạt động , và được cho 0 điểm hoặc 1 điểm tùy từng mục cụ thể. Tổng số điểm là 8.

2.3.4. X lý s liu

Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phần mềm Epi – Info 6.04.

Số liệu được trình bày theo số lượng và tỷ lệ %, thuật toán so sánh X2 và t (student) được sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (Trang 31 - 34)