Work Package

Một phần của tài liệu Nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm (Trang 58)

2.2.3.1 Tạo một Work Package

Để tạo một Work Package chỉ cần nhấn phải chuột vào mục Work Package và chọn Creat Work Package. Một cửa sổ sẽ hiện ra, chúng ta sẽ điền tiêu đề của Work Packe ở phần Title, chọn mẫu Process mà dự án muốn áp dụng ở phần Process, một vài mô tả về Work Package sẽ ghi ở phần Description giống như hình 2.2.3.2.1:

2.2.3.2 Sửa một Work Packge

Khi cần thay tên một gói công việc vừa tạo thì bạn chỉ việc nhấn phải chuột vào Work Package cần sửa chọn Modifiy rồi chỉnh sửa.

2.2.3.3 Xóa một Work Package

Để xóa một Work Package chỉ cần nhấn phải chuột vào Work Package cần xóa và chọn Delete. Khi đó gói công việc vừa tạo sẽ được xóa khỏi cửa sổ các gói công việc.

2.2.3.4 Làm việc với một Work Package

Sau khi tạo xong môt Work Package trong cửa sổ Explorer sẽ có danh mục đầy đủ các Alpha có trong Work Package đó.

Muốn làm việc với bất kỳ Alpha nào ta chỉ cần kích chọn Alpha đó, cửa sổ chứa các trạng thái của Alpha đó sẽ xuất hiện bên tay phải màn hình. Khi đó chúng ta sẽ làm

51

việc có thể làm các công việc với Alpha đó như: Thêm một Alpha mới, Xóa một Alpha…

Ví dụ như ta chọn làm việc với Alpha Requirement, ta kích chọn mục Alpha Requirement bên tay trái của gói công việc mà chúng ta đang thao tác, bên phải cửa sổ sẽ xuất hiện như hình 2.5.

Các chức năng khi làm việc với một Work Package như sau: 1: Làm mới.

2: Lưu lại công việc vừa thực hiện lên EssWork Server.

3: Thêm một Alpha, sau khi thêm một Alpha thì phía bên phải của hình sẽ là cửa sổ mô tả các thuộc tính của Alpha đó như: Tiêu đề Alpha, mô tả ngắn gọn về Alpha, trạng thái hiện thời, trạng thái đích mà Alpha đó muốn đạt đến.

4: Xóa một Alpha được chọn. 5: Xóa tất cả các Alpha trong bảng. 6: Chọn tất cả các Alpha có trong bảng. 7: Hủy các Alpha được chọn trong bảng.

52

8: Lưu lại và gửi các đối tượng Alpha được chọn cùng với trạng thái mục tiêu đến bảng Work Pad, lúc này EssWork sẽ tự động tạo ra các danh mục công việc cần thực hiện để đạt trạng thái mục tiêu. Khi một Alpha được Submit thì sẽ chuyển thành chữ in nghiêng và đậm hơn những Alpha khác.

Ở ví dụ trên thì Alpha đó có tên là Requirement 1, trạng thái đích cần đạt đến là trạng thái Shared.

Để có được hướng dẫn tiếp theo cần làm những gì để đạt được trạng thái đích ta chỉ việc tích chọn ở ô vuông phía ngoài cùng ở cột “select to submit” và nhấn nút mũi tên màu xanh hướng lên phía trên (nút số 8). Khi đó công việc này sẽ được chuyển đến bảng chi tiết công việc Work Pad.

Mỗi một gói công việc trong Work Package của một dự án tương ứng sẽ có một Work Pad, nó được cấu tạo dưới dạng cây, có chứa các nhiệm vụ lớn và các nhiệm vụ nhỏ hơn đồng thời tương ứng với mỗi nhiệm vụ sẽ là các định hướng công việc và các định hướng công việc này sẽ liên kết trực tiếp đến các thẻ hướng dẫn để giúp cho người làm việc khi cần gợi ý có thể tra cứu.

Hình 2.6 sẽ mô tả về một Work Pad

53

Muốn xem chi tiết một nhiệm vụ nào đó trong bảng công việc trên ta chỉ cần kích chọn vào công việc đó, cửa sổ Tasks Detail bên tay phải sẽ chứa các hướng dẫn chi tiết hơn. Dòng đầu tiên là chứa tiêu đề và trạng thái cần đạt được của của Alpha đó. Dòng thứ hai chứa gợi ý về công việc cần thực hiện để đạt được trạng thái đó, dòng thứ ba chứa mức yêu cầu chi tiết hơn về Alpha đó và trạng thái cần đạt được.

Để hiểu rõ hơn về công cụ này tôi xin trình bày một ví dụ cụ thể sử dụng công cụ này ở chương sau.

54

CHƯƠNG 3 - ỨNG DỤNG CÔNG CỤ ESSWORK

Trong chương này tôi sẽ trình bày lại ví dụ đã có ở chương 1 đó là xây dưng quy trình phát triển chương trình quản lý khách hàng nhưng áp dụng công cụ EssWork.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)