Nhược điểm của SEMAT và EssWork

Một phần của tài liệu Nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm (Trang 94)

Tất cả các hướng dẫn của SEMAT hay EssWork đều bằng tiếng anh chứ không phải là một ngôn ngữ tự chọn khi hiển thị gây khó khăn cho việc những người không thành thạo tiếng anh phải tra cứu mất nhiều thời gian.

Việc xây dựng một quy trình mới bằng cách kết hợp giữa Kernel và các quy trình khác như: Thác nước, xoắn ốc hay Agile không phải là việc dễ dàng. Trong công cụ EssWork lại chỉ xây dựng một quy trình mẫu EssUp, nếu muốn áp dụng sự kiết hợp giữa thác nước với nhân Kernel thì phải nghiên cứu và xây lại và sẽ mất khá nhiều công sức trong việc xây dựng này.

Công cụ EssWork không cho người dùng quay lại màn hình công việc ngay trước đó khi xem hướng dẫn thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Rõ ràng điều này không gây khó khăn cho người sử dụng. Nếu có nút “Back” để quy lại màn hình trước đó thì sẽ hoàn hảo hơn.

Công cụ EssWork có chức năng lưu lại các công việc thực hiện trong Work Pad tuy nhiên không lưu theo phân cấp mỗi Alpha mà lưu theo mỗi lần Submit (tức là lưu các công việc theo từng giai đoạn trong quy trình áp dụng) là một phần cấp riêng gây khó

87

khăn cho việc khi tra cứu lại theo từng Alpha sẽ gặp khó khăn. Nếu có thêm lựa chọnđể người dùng có thể tra cứu các công việc theo từng Alpha hoặc theo từng giai đoạn thì sẽ tốt hơn là việc chỉ có thể xem theo từng lần “Submit”.

Các công việc trong Work Pad lưu theo dạng cây nhưng lại chỉ có hai cấp độ, những công việc ở cấp độ sau đó lại được lưu trên một dòng khác, như thế làm cho việc theo dõi các công việc thực hiện khó khăn và rối mắt. Ví dụ như ở giai đoạn xác định yêu cầu gồm các nhiệm vụ: Đặc tả yêu cầu, tìm tác nhân và các ca sử dụng chi nhỏ các các ca sử dụng, kiểm tra và chỉnh sửa các ca sử dụng. Thì những ca sử dụng được chia nhỏ và các nhiệm vụ thực hiện để đạt được ca sử dụng đó lại được đưa ra một dòng mới chứ không phải thuộc cấp độ chia nhỏ ca sử dụng hay mục tìm ca sử dụng và tác nhân.

Các công việc được liệt kê từ trên xuống dưới, chỉ có sự phân biệt giữa các công việc đã làm và một công việc mới nhất bằng một nét gạch đứt chứ không chia rõ công việc trong từng giai đoạn đạt được. Điều này cũng làm cho việc theo dõi khó khăn hơn. Lẽ ra có sự phân biệt rõ ràng giữa các giai đoạn nhìn vào sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.

Về trạng thái của công việc hiện tại: Lẽ ra khi người dùng đã đạt được trạng thái này và chuyển sang trạng thái khác thì ứng dụng sẽ tự động chuyển trạng thái của công việc trước đó sang “Complete”, nhưng ở đây là do người dùng tự lựa chọn, nếu khi người thực hiện quên mà người khác nhìn vào sẽ không biết là công việc nào hoàn thành thực sự, công việc nào chưa hoàn thành, nó đang ở giai đoạn nào của dự án

88 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Đề tài “Nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm” đã đạt được một số kết quả như sau:

- Đã nghiên cứu những thành phần trong SEMAT và ứng dụng nó trong việc phát triển phần mềm. Trong luận văn đã tập trung nghiên cứu chủ yếu về Kernel, một thành phần quan trọng trong SEMAT, có ứng dụng rất quan trọng trong phát triển phần mềm.

- Nghiên cứu và sử dụng công cụ EssWork, mô phỏng quá trình sử dụng nó trong quá trình phát triển xây dựng ứng dụng quản lý khách hàng.

- Đưa ra một số nhận xét đánh giá của bản thân khi nghiên cứu và áp dụng kiến thức SEMAT và công vụ EssWork.

Khó khăn gặp phải: Bởi nghiên cứu SEMAT là rất mới trên thế giới đặc biệt là ở Việt

Nam do vậy tôi gặp phải khá nhiều khó khăn như: Tài liệu để tham khảo về nghiên cứu không nhiều, cộng đồng người sử dụng SEMAT ở Việt Nam chưa có nên khó khăn trong việc trao đổi thông tin. Đặc biệt là có khá nhiều khái nhiệm mới, ngôn ngữ chỉ bằng tiếng anh nên việc đọc tài liệu cũng như sử dụng công cụ gặp nhiều khó khăn.

Hướng nghiên cứu trong tương lai: Trong luận văn này tôi chỉ áp dụng quy trình đã có

sẵn, vận dụng nó để hỗ trợ cho việc phát triển phần mềm. Trong tương lại tôi hy vọng có thể xây dựng một quy trình riêng để áp dụng cho việc phát triển ứng dụng game hoặc ứng dụng web.

89 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.ivarjacobson.com/EssWork/ 2. http://www.ivarjacobson.com/alphastatecards/ 3. http://www.SEMAT.org

4. Fujitsu, AB, I. J., & Solution, M. D. (2012). Essence – Kernel and Language for Software Engineering Methods. Initial Submission – Version 1.0.

5. Fujitsu, AB, I. J., & Solutions, M. D. (2014). Essence – Kernel and Language for Software Engineering Methods. Essence 1.0 Beta 2.

6. Jacobson, I. (2011). Discover the Essence of Software Engineering. CSI Communications .

7. Jacobson, I., & Meyer, B. (2009). Methods Need Theory. Dr.Dobb's .

8. Jacobson, I., Bertrand, & Richard. (2009). Software Engineering Method and Theory - A Vission Statement. 1.0.

9. Jacobson, I., Ng, P.-W., E.McMahon, P., Spence, I., & Lidman, I. (2013). The Essence of Software Engineering Applying the SEMAT Kernel.

10.Jacobson, I., Ng, P.-W., McMahon, P. E., Spence, I., & Lidman, S. (10. 2012). The

Essence of Software Engineering: The SEMAT Kernel. Acmquece , 1-12.

11.Johnson, P., Ekstedt, M., & Jacobson, I. (2012). Where’s the Theory for Software

Một phần của tài liệu Nghiên cứu SEMAT và ứng dụng công cụ EssWork trong phát triển phần mềm (Trang 94)