PHẦN 5: THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC

Một phần của tài liệu CHỌN ĐỘNG cơ và PHÂN PHỐI tỷ số TRUYỀN (Trang 46)

I. Trục: 1 Chọn vật liệu:

PHẦN 5: THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC

Chọn ổ lăn: Trục I, II và III không có lực dọc trục tác dụng, nên chọn ổ bi đỡ. Sơ đồ chọn ổ đỡ cho trục I: 2 2 1114,312 786,312 1363,81 ( ) A A y A x R = R + R = + = N 2 2 2 2 442, 49 1693,59 1750, 44( ) B B y B x R = R + R = + = N

Hệ số khả năng làm việc tính theo công thức 8.1 [1]. C = Q . (n . h)0,3 ≤ Cbảng n = 728 (vòng/phút) h = 4000 (h) Q = R . Kv . Kn . Kt (Công thức 8.6 [1]) Trong đó: Kt = 1 Tải trọng tĩnh (Bảng 8.3 [1])

Kn = 1 Nhiệt độ làm việc dưới 1000C (Bảng 8.4 [1]) Kv = 1 Vòng trong của ổ quay (Bảng 8.5 [1])

QB = RB . Kv . Kn . Kt = RB = 1750,44 (N) C = 175 . (728 . 4000)0,3

Bảng 8.7 cho (728 . 4000)0,3 ≈ 89 C = 175 . 89 = 15575

Tra bảng 14P, ứng với d = 35 (mm) lấy ổ có kí hiệu: 107, Cbảng = 18500, đường kính ngoài của ổ D = 62 (mm), chiều rộng B = 14 (mm).

Sơ đồ chọn ổ đỡ cho trục II: 2 2 1141,912 4710,182 4846,62 ( ) C C y C x R = R + R = + = N 2 2 207, 492 3957,32 3962,74 ( ) D D y D x R = R + R = + = N n = 190,676 (vòng/phút) Qc = Rc = 484,662 daN C = 484,662 . (190,676 . 4000)0,3 C ≈ 484,662 . 59 = 28595

Tra bảng 14P, ứng với d = 45 (mm) lấy ổ có kí hiệu: 209, Cbảng = 39000, đường kính ngoài của ổ D = 85 (mm), chiều rộng B = 19 (mm).

Sơ đồ chọn ổ đỡ cho trục III:

2 2 1428,12 3923,832 4175,6 ( ) E E y E x R = R + R = + = N 2 2 2 2 823,9 2263, 75 2409 ( ) F F y F x R = R + R = + = N n = 64,92 (vòng/phút) Q = RE = 4175,6 (N) = 417,56 daN C = 417,56 . (64,92 . 4000)0,3 C ≈ 417,56 . 41,7 = 17412,25

Tra bảng 14P, ứng với d = 45 (mm) lấy ổ có kí hiệu: 109, Cbảng = 25000, đường kính ngoài của ổ D = 75 (mm), chiều rộng B = 16 (mm).

Chọn kiểu lắp ổ lăn:

Tuổi thọ của ổ lăn phụ thuộc rất nhiều vào việc lắp ghép các vòng ổ vào trục và vỏ hộp. Kiểu lắp ổ lăn trên trục và trong vỏ hộp phụ thuộc vào chế độ làm việc và dạng chịu tải trọng của ổ.

Trong hệ thống lắp ghép vòng ổ với trục và vỏ hộp, vòng ổ được coi là tiết máy cơ bản. Vòng ổ được chế tạo với sai lệch không phụ thuộc tính chất lắp ghép. Chọn các khoảng dung sai tiêu chuẩn đối với trục và lỗ vỏ hộp, phối hợp với các khoảng dung sai của vòng ổ để đạt được sự lắp ghép cần thiết.

Chọn kiểu lắp cần xét tới chế độ làm việc của ổ. Tải trọng càng lớn và va đập càng nhiều thì phải lắp càng chặt, vì biến dạng đàn hồi, biến dạng dư của các lớp bề mặt và biến dạng của vòng ổ càng lớn.

Các ổ lăn lớn được lắp chặt hơn các ổ lăn nhỏ và trung bình vì chịu tải lớn hơn.

Khi chọn kiểu lắp ghép (chọn khoảng dung sai của trục và lỗ vỏ hộp) phải xét đến điều kiện chịu tải của vòng ổ (chịu tải cục bộ, tuần hoàn hoặc dao động), chế độ làm việc (nhẹ, trung bình, nặng), loại và kích thước ổ, tần số quay, cách lắp và điều chỉnh khe hở trong ổ.

Trong trường hợp bài toán đang giải quyết là trường hợp trục quay, phương tác dụng của lực ổn định, vòng trong của ổ chịu tải tuần hoàn, còn vòng ngoài chịu tải cục bộ, chế độ làm việc bình thường hoặc nặng, chọn kiểu lắp T3. Các vòng ngoài được lắp có khe hở hoặc lắp trung gian với lỗ vỏ hộp, vỏ hộp chế tạo với khoảng dung sai H7. Các vòng trong của ổ lắp có độ dôi với trục, trục được chế tạo với khoảng dung sai K6.

Bôi trơn ổ lăn:

Bộ phận ổ được bôi trơn bằng mỡ, vì vận tốc bộ truyền bánh răng thấp, không thể dùng phương pháp bắn tóe để hắt dầu trong hộp vào bôi trơn bộ phận ổ. Có thể dùng mỡ loại T ứng với nhiệt độ làm việc từ 60 ÷ 1000C và vận tốc dưới 1500 (vòng/phút) (1458) Bảng tra 8.28 [1].

Lượng mỡ chứa 2/3 chỗ rỗng của bộ phận ổ. Để mỡ không chảy ra ngoài và ngăn không cho dầu rơi vào bộ phận ổ, nên làm vòng chắn dầu.

Che kín ổ lăn:

Để che kín các đầu trục ra, tránh sự xâm nhập của bụi bặm và tạp chất vào ổ, cũng như ngăn mỡ chảy ra ngoài, ở đây dùng loại vòng phớt là đơn giản nhất.

Một phần của tài liệu CHỌN ĐỘNG cơ và PHÂN PHỐI tỷ số TRUYỀN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w