THUẾ QUAN LÀM GIA TĂNG VIỆC LÀM TRONG MỘT NGÀNH

Một phần của tài liệu Lý thuyết kt quốc tê (Trang 31)

Thuế quan làm gia tăng việc làm trong một ngành dựa trên quan điểm vi mô của vấn đề việc làm. Tranh luận được đưa ra ở đây là, nếu việc bảo hộ mậu dịch được ban cho một ngành nào đó, thì nhu cầu sẽ dịch chuyển từ việc sử dụng hàng nhập khẩu đến việc sử dụng hàng trong nước bởi vì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ gia tăng tương đối với giá cả của hàng hóa nội địa. Sự dịch chuyển này sẽ đẩy giá cả của hàng nội địa lên làm cho những nhà sản xuất trong nước gia tăng lượng cung lên. Sự gia tăng sản xuất này sẽ dẫn đến việc thuê mướn thêm lao động trong nước, do vậy làm gia tăng việc làm trong ngành này. Tuy nhiên, những việc làm mới trong những ngành được bảo hộ có thể bị bù trừ do phí tổn cao cho việc làm trong những ngành khác. Do vậy, việc thêm vào việc làm trong đất nước có thể không xảy ra, nhưng đây không phải là mục tiêu của thuế quan. Thay vào đó, mục tiêu ở đây chỉ là làm tăng việc làm trong một ngành cụ thể nào đó thôi và chính sách này đã được mục tiêu của nó trong thảo luận này.

Những nhà kinh tế không bàn cãi là thuế quan có thể làm gia tăng việc làm trong một ngành nào đó. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra cho họ là liệu chính sách thuế quan có phải là phương pháp tốt nhất để làm tăng việc làm hay không. Nếu mục tiêu làm tăng việc làm trong một ngành nào đó được chấp nhận - thậm chí việc làm bị giảm xuống trong những ngành khác- lúc đó việc trợ cấp sản xuất hoặc việc làm lại là cách tốt nhất để đạt mục tiêu này. Do vậy, trong khi tranh luận này về việc bảo hộ có thể là có giá trị về mặt lý thuyết từ quan điểm của nó, nhưng nó không có nghĩa là việc bảo hộ bằng thuế quan nên được áp dụng. Một công cụ có thể lựa chọn khác là trợ cấp của chính phủ cho ngành có thể sẽ đỡ tốn kém nhất đứng về mặt phúc lợi. Tình huống 1 cho ta thấy điều này.

Tranh luận này thường được gọi là tranh luận chống bán phá giá đối với thuế quan đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ trong những năm gần đây. Trước hết cần thiết để định nghĩa từ bán phá giá. Ðối với nhà kinh tế, bán phá giá xảy ra khi một xí nghiệp bán hàng hóa của nó tại một giá thấp hơn giá trong thị trường xuất khẩu. Ðịnh nghĩa này không nói gì về bán hàng hóa dưới chi phí- ý nghĩa của việc bán phá giá. Ở đây, những nhà kinh tế đơn giản chỉ muốn nói tới hình thức phân biệt giá cả. Như chúng ta còn nhớ, sự phân biệt xảy ra khi một xí nghiệp bán cùng một sản phẩm trong những thị trường khác nhau tại những giá cả khác nhau.

Tranh luận về việc bảo hộ ở đây là việc bán phá giá bởi những xí nghiệp nước ngoài đối với nước chủ nhà là một hành vi không công bằng và tạo ra mối đe dọa cho những nhà sản xuất trong nước bởi giá cả hàng nhập khẩu thấp; do vậy một thuế quan có thể bù đắp lại việc bán phá giá của những xí nghiệp nước ngoài. Một định nghĩa khác về bán phá giá là một tình trạng mà ở đó xí nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi phí và để chống lại hành vi này, nước chủ nhà đã đưa ra một loại thuế chống lại việc bán phá giá.

Chúng ta có thể đánh giá giá trị của tranh luận này cho việc bảo hộ như thế nào? Trong bất kỳ đánh giá nào, những nhà kinh tế thường phân biệt 3 loại bán phá giá. Trong việc bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với giá cả trong nước trong nước nhập khẩu. Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng trong nước nhập khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi của chúng đã được thảo luận trong chương trước. (hành vi này không thể kéo dài trong dài hạn theo định nghĩa bán hàng hóa nằm dưới chi phí bởi vì những lỗ lã của nhà sản xuất, ngoại trừ chính phủ cho một trợ cấp.)

Tuy nhiên, việc bán phá giá không thể kéo dài mà có những gián đoạn của nó. Bán phá giá gián đoạn có thể có 2 loại: bán phá giá thường xuyên và bán phá giá không thường xuyên. Trong bán phá giá thường xuyên, một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến khi những nhà sản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện. Những nhà sản xuất trong nước lúc đó có thể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại. Có một tranh luận có giá trị cho việc bảo hộ với việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyển nguồn lực lãng phí. Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào và ra một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho xã hội.

Việc bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài (hoặc chính phủ) với một thặng dư sản phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần. Việc bán phá giá theo kiểu này có thể có những ảnh hưởng xấu tạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà bởi việc làm gia tăng rủi ro trong hoạt động của ngành. Những rủi ro này cũng như sự mất mát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được tránh khỏi bởi việc đưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưa vào trong phân tích khi xem xét những hạn chế thương mại. Tuy nhiên, việc bán phá giá thường xuyên dường như không biện hộ được việc bảo hộ trong ngắn hạn.

Trong thực tế, vấn đề khó khăn để xác định là loại phá giá nào đã được nêu đang xảy ra. Không có một nhà hoạch định chính sách nào có khả năng xác định một cách đúng đắn về động lực phía sau của việc bán phá giá.

Một phần của tài liệu Lý thuyết kt quốc tê (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w