THUẾ QUAN LÀM GIẢM THẤT NGHIỆP CHUNG Thảo luận về vấn đề thuế quan làm giảm thất nghiệp chung được thể hiện như sau Giả định rằng một đất nước có thất nghiệp, việc

Một phần của tài liệu Lý thuyết kt quốc tê (Trang 30)

làm giảm thất nghiệp chung được thể hiện như sau. Giả định rằng một đất nước có thất nghiệp, việc đưa ra thuế quan sẽ dẫn đến một sự dịch chuyển trong nhu cầu bởi những người tiêu dùng trong nước từ việc tiêu dùng hàng hóa nước ngoài đến tiêu dùng hàng hóa trong nước. Với sự gia tăng này trong nhu cầu, những ngành sản xuất trong nước sẽ mở rộng qui mô, do đó sẽ thuê thêm nhiều lao động, làm giảm lượng thất nghiệp trong nước xuống. Ðến lượt nó, những lao động mới được thuê mướn này gia ăng thêm thu nhập và tạo ra nhu cầu nhiều hơn với nhiều hàng hóa khác nhau khiến cho nhiều ngành sản xuất khác trong nước cũng sẽ đồng thời gia tăng.

Trong việc đánh giá thảo luận này, những nhà kinh tế đưa ra một số quan điểm tranh luận cho rằng có rất ít việc làm mới được tạo ra do thuế quan. Nước chủ nhà có thể sẽ đánh mất đi những việc làm trong những ngành xuất khẩu trước đây đến mức độ hiệu quả thực của việc tạo thêm việc làm mới mang số âm. Sự mất mát việc làm trong những ngành xuất khẩu trong nước có thể xuất hiện với một số lý do sau:

1. Việc làm được mở rộng trong những ngành thay thế nhập khẩu trong nước chủ nhà - việc tạo ra việc làm thông qua những hiệu quả theo cấp số nhân - sẽ xảy ra trong cách thức làm nghèo hàng xóm bởi vì những việc làm này bị mất đi trong nước đối tác. Khi nước chủ nhà giảm lượng nhập khẩu của nó bởi thuế quan thì sẽ có một sự mất mát tương đương của những hàng hóa xuất khẩu và việc làm

của những nước đối tác. Ðể hạn chế sự mất mát việc làm này, những đất nước đó có thể đưa ra những thuế quan trả đũa để làm giảm việc làm trong ngành xuất khẩu đối với nước chủ nhà.

2. Thậm chí khi không có sự trả đũa nào xảy ra thì những hàng hóa xuất khẩu của nước chủ nhà có thể giảm xuống bởi vì việc giảm xuống của những hàng hóa xuất khẩu trong những nước đối tác sẽ làm giảm thu nhập quốc dân. Ðiều này dẫn đến một sự cắt giảm chi tiêu trong việc tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của nước chủ nhà và làm giảm việc làm trong những ngành xuất khẩu của nước chủ nhà.

3. Nếu nước chủ nhà có một tỷ giá hối đoái tự do thay đổi, lúc đó đồng tiền nước ngoài sẽ giảm giá trị khi nước chủ nhà đưa ra thuế quan và mua ít hơn hàng hóa nước ngoài. Việc mua ít hơn những hàng hóa nước ngoài chỉ ra có một sự gia giảm trong nhu cầu đối với ngoại tệ. Việc đồng tiền nước ngoài bị giảm giá tương ứng với sự tăng giá đồng tiền trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu trong nước (bởi vì nó phải bỏ ra nhiều ngoại tệ hơn để mua hàng hóa trong nước) và sẽ làm tăng hàng hóa nhập khẩu trong nước chủ nhà (những hàng hóa này bây giờ tương đối rẻ hơn đối với những người tiêu dùng trong nước). Ảnh hưởng thực của việc giá trị đồng tiền trong nước gia tăng là sẽ làm giảm việc làm trong những ngành xuất khẩu và những ngành thay thế nhập khẩu trong nước.

Chúng ta có thể dẫn ra những ảnh hưởng khác đối với việc đưa ra thuế quan. Những nhà kinh tế cho là không chắc chắn là thuế quan có thể làm giảm thất nghiệp và họ nhấn mạnh rằng, nếu mục tiêu là nhằm để gia tăng việc làm, thì tại sao sử dụng thuế quan trong khi những chính sách khác có thể hoàn thành mục tiêu này trực tiếp hơn và chắc chắn hơn? Những chính sách khác- những công cụ vĩ mô về tiền tệ và tài chánh -có thể được sử dụng rộng rãi để gia tăng việc làm. Việc làm trong những nước đối tác cũng có thể gia tăng khi nước chủ nhà sử dụng thu nhập gia tăng của nó để mua nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn và mở rộng sản xuất sang một số quốc gia khác. Do vậy, phúc lợi của toàn cầu có thể gia tăng thay vì giảm xuống như khi áp dụng thuế quan. Nếu vấn đề thất nghiệp chung tồn tại, lúc đó những chính sách hợp lý được sử dụng phải mang tính chất đặc thù cho việc giải quyết vấn đề được nêu ra.

Một phần của tài liệu Lý thuyết kt quốc tê (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w