Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng

Một phần của tài liệu khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1822) (Trang 33)

Sự phân hóa sinh trưởng trong quần đàn là quy luật tự nhiên vì cá thát lát còm có tính ăn thiên vềđộng vật. Sau 8 tuần thí nghiệm, ảnh hưởng của nguồn protein thay thế lên tỷ lệ phân hóa sinh trưởng được thể hiện qua 3 nhóm khối

25

Hình 4.2: Sựphân hóa sinh trưởng theo nhóm khối lượng cá

Nhìn chung, các nghiệm thức đều có sự xuất hiện của ba nhóm khối lượng, riêng ở nghiệm thức 60% BĐN và 75% BĐN không có nhóm khối lượng >35 g. Tần suất xuất hiện của cá ở nhóm khối lượng <20 g tăng dần theo tỷ lệ

protein BĐN thay thế protein bột cá, cao nhất ở nghiệm thức 75% BĐN (85%), kếđến ở nghiệm thức 60% BĐN (65%), thấp nhất ở nghiệm thức 15% BĐN (2,42%). Điều này phù hợp với kết quả FCR và WG ở 2 nghiệm thức 60% BĐN và 75% BĐN, trong khi khối lượng thức ăn sử dụng nhiều nhưng cho kết quả tăng trọng thấp dẫn đến khối lượng cá thu được ở nhóm khối

lượng nhỏ cao hơn các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, tần suất xuất hiện của cá ở nhóm khối lượng >35 g lại có xu hướng giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế BĐN và không xuất hiện ở nghiệm thức 60% BĐN, 75% BĐN. Nhóm khối lượng 20-35 g xuất hiện ở tất cả các nghiệm thức, có sự chênh lệch không đáng kểở 4 nghiệm thức đầu tuy nhiên có sự giảm mạnh ở nghiệm thức 60% BĐN, 75% BĐN.

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lớn này, đặc biệt không có nhóm khối

lượng >35 g ở 2 nghiệm thức 60% BĐN, 75% BĐN có thể do tỷ lệ BĐN ở 2 nghiệm thức này cao, sự thiếu hụt acid amin lớn dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, tăng trưởng thấp nên tỷ lệ cá ở nhóm khối lượng nhỏ cao trong khi ở nhóm khối lượng lớn thì thấp hơn. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0% BĐN 15% BĐN 30% BĐN 45% BĐN 60% BĐN 75% BĐN Nghiệm thức

Sự phân nhóm khối lượng cá

<20 g 20-30 g

26

4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn

4.5.1 Lượng thức ănăn vào và hệ số thức ăn

Lượng thức ăn ăn vào (FI) có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ sử dụng BĐN trong công thức thức ăn. Cá sử dụng thức ăn nhiều nhất ở nghiệm thức 0% BĐN (326 mg/con/ngày), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa khi tỷ lệ

thay thế lên đến 45% (P<0,05). Lượng thức ăn cá sử dụng giảm ở nghiệm thức 60% BĐN và thấp nhất ở nghiệm thức 75% BĐN (157 mg/con/ngày), khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05).

Bảng 4.4 Lượng thức ăn ăn vào của cá thát lát còm

Nghiệm thức FI (mg/con/ngày) 0% BĐN 326 ± 3,57a 15% BĐN 314±10,73a 30% BĐN 302±18,02a 45% BĐN 307±6,93a 60% BĐN 241±17,8b 75% BĐN 157±35,2c

Khi tỷ lệ thay thế protein BĐN lên đến 60%, lượng thức ăn cá sử dụng ít hơn do hàm lượng bột cá ở 2 nghiệm thức này thấp làm cho viên thức ăn

không có mùi vị hấp dẫn, giảm tính ngon miệng (Trần Thị Thanh Hiền, 2008). Kết quả ghi nhận được trên cá Hồng đốm (Lutjanus guttatus) (Silva et al., 2012) cũng cho kết quả tương tự, lượng thức ăn cá ăn vào giảm và khác biệt có ý nghĩa khi hàm lượng protein BĐN vượt 20%.

Hệ số thức ăn (FCR) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chuyển hóa thức ăn của cá, quan trọng hơn được nhiều hộ nuôi quan tâm là đánh giá giá thành sản phẩm khi sản xuất.

Hệ số thức ăn (FCR) có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ thay thế protein bột cá. FCR đạt hiểu quả nhất ở nghiệm thức 15% BĐN (0,72), khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng 0% BĐN và 30% BĐN (P>0,05). Ở

nghiệm thức 75% BĐN cho kết quả FCR cao nhất (1,23) và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05).

27

Hình 4.3: Hệ số thức ăn của cá thát lát còm

Nghiên cứu khả năng sử dụng BĐN trong khẩu phần ăn của cá nóc (Takifugu rubripes) chỉ số FCR cũng tăng theo sự gia tăng tỷ lệ BĐN, đạt hiệu quả ở các nghiệm thức có mức thay thế 30% BĐN và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05) (Lim et al., 2011). Ghi nhận của Lê Vinh Phong (2009) trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống (4,77 g) FCR cũng đạt hiệu quả khi thay thếđến 30% protein BĐN và giá trị này tăng lên ở

các mức thay thế cao hơn. Kết quả ở nghiên cứu này cho thấy hệ số FCR tương đối thấp trong khi cá tra giai đoạn giống khi cho ăn thức ăn có các mức thay thế protein bột cá bằng protein BĐN khác nhau cho kết quả FCR từ 2,39

đến 2,90 (Huỳnh Nguyễn Bình Khang, 2008), cao hơn hẳn so với kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu này. Thí nghiệm có hệ số chuyển hóa thức ăn

thấp là do cá thát lát còm được cho ăn tối đa thỏa mãn nhu cầu, lượng thức ăn

thừa được ghi nhận hằng ngày và trừ đi để tính lượng thức ăn sử dụng. Hệ

thống chảy tràn và sục khí liên tục tạo môi trường thuận lợi cho cá sinh trưởng khỏe mạnh, sử dụng hiệu quả thức ăn.

4.5.2 Hiệu quả sử dụng protein (PER) và chỉ số tích lũy protein (NPU)

Hiệu quả sử dụng protein đánh giá khả năng sử dụng protein của cá thát lát còm đối với 6 loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm. Chỉ số này cao hay thấp tùy thuộc vào lượng và loại protein cá ăn vào (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). 0.75 a 0.72 a 0.76 a 0.94 b 1.13 c 1.23 d 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 0% BĐN 15% BĐN 30% BĐN 45% BĐN 60% BĐN 75% BĐN Nghiệm thức Hệ số thức ăn FCR

28

Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng protein của cá thát lát còm

Nghiệm thức PER NPU

0% BĐN 3,13±0,05a 41,0±0,45c 15% BĐN 3,28±0,08a 43,1±2,66c 30% BĐN 3,12±0,13a 41,2±3,12c 45% BĐN 2,51±0,14b 34,1±2,98b 60% BĐN 2,08±0,13c 29,4±2,69ab 75% BĐN 1,90±0,10c 26,7±4,74a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột theo sau

bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thông kê (P<0,05).

Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá thát lát còm có xu hướng giảm khi tỷ lệ thay thế protein bột đậu nành trong thức ăn tăng. PER cao nhất ở nghiệm thức 15% BĐN (3,28%), khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 0% BĐN, 30% BĐN (P>0,05) và sai khác có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Giá trị PER thấp nhất ở nghiệm thức 75% BĐN (1,90) khác biệt nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Kết quả này tương tự kết quả

ghi nhận được trong nghiên cứu của Lê Vinh Phong (2009) trên cá lóc (Channa striata) chỉ số PER khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng (P>0,05) khi tỷ lệ thay thếđến 30% và giảm dần khi mức thay thế này tăng lên. Xu hướng giảm dần của PER cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Lin and Luo (2011) trên cá rô phi (Oreochoromis niloticus x O. aureus) khi tăng tỷ lệ BĐN trong thức ăn.

Hiệu quả sử dụng protein ở nghiệm thức 60% BĐN, 75% BĐN thấp là do khối lượng thức ăn cá ăn vào hay lượng protein cá ăn vào ở hai nghiệm thức này nhỏ hơn các nghiệm thức còn lại. Thêm vào đó tỷ lệ BĐN ở 2 nghiệm thức này cao dẫn đến sự thiếu hụt các acid amin lysine, methionine, cystine làm cho cá sử dụng nguồn protein này không hiệu quả so với các nghiệm thức 0% BĐN, 15% BĐN và 30% BĐN.

Tương tự PER, chỉ số tích lũy protein (NPU) giảm khi tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein BĐN trong công thức thức ăn tăng lên. NPU dao động từ 26,7% đến 43,1%, cao nhất ở nghiệm thức 15% BĐN và khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 0% BĐN, 30% BĐN (P>0,05). Khi tỷ lệ thay thế

protein BĐN tăng vượt mức 30% thì NPU giảm dần khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Chỉ số NPU giảm theo tỷ lệ BĐN tăng

cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Hennández et al., (2007) trên cá tráp mõm nhọn (Diplodus puntazzo) ( ở thí nghiệm cá đầu vào có khối lượng 48 g).

29

4.6 Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm

Thành phần hóa học cơ thể cá là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt của chúng mà chất lượng thịt phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn sử dụng (Trần Thị

Thanh Hiền, 2004).

Bảng 4.6: Thành phần hóa học của cá thát lát còm

Nghiệm thức Ẩm độ (%) Protein (%) Lipid (%) Tro (%)

Cá đầu vào 82,1±2,3 12,7±0,12 0,52±0,04 4,15±0,13 Cá đầu ra 0% BĐN 79,5±0,95a 13,6±0,08a 1,24±0,10a 5,17±0,93a 15% BĐN 78,6±1,30a 14,1±0,49a 1,38±0,32a 5,08±0,31a 30% BĐN 79,4±0,58a 13,9±0,45a 0,91±0,13b 4,84±1,60a 45% BĐN 78,6±1,04a 14,3±1,02a 0,75±0,13b 5,15±1,39a 60% BĐN 80,1±0,29a 14,2±0,32a 0,69±0,07b 4,49±0,53a 75% BĐN 79,1±0,26a 14,6±0,37a 0,60±0,12b 4,88±1,17a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột theo sau

bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thông kê (P<0,05).

Ẩm độ của cá sau thí nghiệm dao động không lớn từ 78,6% đến 80,1% vì vậy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05). Ẩm độ

của cá đầu ra nhỏ hơn ẩm độ cá đầu vào do cá nhỏthường có hàm lượng nước cao hơn cá lớn. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Bình Khang (2008) khi sử dụng thức ăn có các mức thay thế bột đậu nành khác nhau không ảnh hưởng đến ẩm độ của cá.

Hàm lượng protein trong cơ thịt cá có sự chênh lệch không lớn, cao nhất ở

nghiệm thức 75% BĐN (14,6%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0% BĐN (13,6%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05). Kết quả này tương tự các nghiên cứu của Lê Vinh Phong (2009) trên cá lóc (Channa striata), Lin and Luo (2011) trên cá rô phi, trên cá nóc (Takifugu rubripes) của Lim et al., (2011) khi sử dụng thức ăn có tỷ lệ protein bột đậu nành thay thế protein bột cá ở các mức khác nhau không làm ảnh

hưởng đến hàm lượng protein cá tích lũy được sau thí nghiệm.

Hàm lượng lipid của cá có xu hướng giảm tỷ lệ nghịch với hàm lượng protein trong cơ thịt cá và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ BĐN được sử dụng. Hàm

lượng này cao nhất ở nghiệm thức 15% BĐN (1,38%) khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng (P>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Khi tỷ lệ BĐN tăng lên 30%, hàm lượng lipid giảm từ 0,91% ở nghiệm thức 30% BĐN còn 0,60% ở nghiệm thức 75% BĐN và khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nghiệm thức này với các nghiệm thức 45% BĐN, 60% BĐN (P>0,05). Nghiên cứu Hernández et al., (2007) và Lim

30

et al., (2011) cũng cho kết quả tương tự, hàm lượng lipid của cá sau thí nghiệm bị ảnh hưởng và giảm khi tăng tỷ lệ sử dụng BĐN. Ngược lại, thí nghiệm trên cá ba sa (P. bocourti) (Phuong and Hien, 1998), cá bóp (Rachycentron canadum) (Chou et al., 2004) cho kết quả hàm lượng lipid trong cơ thịt cá tăng theo xu hướng tăng tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein BĐN trong công thức thức ăn.

Kết quả ghi nhận được hàm lượng tro trong cơ thịt cá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn sử dụng các mức BĐN khác nhau. Hàm lượng tro cao nhất ở

nghiệm thức 0% BĐN (5,17%), thấp nhất ở nghiệm thức 60% BĐN (4,49%) và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05). Điều này phù hợp với nhận định của Trần Thị Thanh Hiền (2004) hàm lượng tro trong cá ít chịu ảnh hưởng của chất lượng thức ăn, ít biến động theo thức ăn nhưng có sự

khác biệt giữa các loài cá. Ghi nhận được của Lim et al., (2011) thí nghiệm trên cá nóc (Takifugu rubripes) thì hàm lượng tro trong cơ thịt cá cũng không bịảnh hưởng bởi các mức thay thế BĐN khác nhau.

31

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Tỷ lệ sống của cá thát lát còm bị tác động khi tỷ lệ protein BĐN trong thức

ănvượt mức 30%.

Tăngtrưởng (WG, DWG) không bịảnh hưởng khi tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng bột đậu nành đến 30%. Sự khác biệt trở nên có ý nghĩa khi tỷ lệ thay thế này tăng lên.

Hệ số thức ăn (FCR) của cá tăng trong khi hiệu quả sử dụng protein (PER), chỉ số tích lũy protein (NPU) giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế BĐN trong công thức thức ăn. Tuy nhiên, FCR, PER, NPU khác biệt không có ý nghĩa khi mức thay thếđến 30%.

Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng ở nhóm khối lượng <20 g có xu hướng tăng , trái lại tần suất xuất hiện của cá ở nhóm khối lượng >35 g lại giảm khi tăng tỷ

lệ thay thế BĐN.

Hàm lượng protein, ẩm độ, tro của cá sau thí nghiệm không bị ảnh hưởng khi sử dụng thức ăn có tỷ lệ BĐN thay thế bột cá khác nhau. Tuy nhiên, hàm

lượng lipid trong cơ thịt cá giảm và sự khác biệt có ý nghĩa khi mức thay thế vượt 15%.

5.2 Đề xuất

Nghiên cứu bổ sung các acid amin thiết yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng protein bột đậu nành ở cá thát lát còm.

Sử dụng chất dẫn dụ hay sử dụng một lượng nhỏ nguồn cung cấp protein khác bột cá ở các nghiệm thức có tỷ lệ bột đậu nành cao để kích thích cá bắt mồi.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albert G.J, Tacon, Marc Metian. 2008. Global overview on the use of fish meal and fish oil in industrially compounded aquafeeds: Trends and future prospects. Aquaculture 285 (2008) 146–158.

Carrillo, Y. S., Hern´andez, C., Hardy, R. W. and BlancaGonz´alez-

Rodr´ıguez. The effect of substituting fish meal with soybean meal on

growth, feed efficiency, body composition and blood chemistry in juvenile spotted rose snapper Lutjanus guttatus (Steindachner, 1869). Aquaculture 4- Agust 2012.

Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản – ĐHCT.

Fagbenro, O.A., Davies, 2001. Use of soybean fluor (dehulled, solvent- extracted soybean) as a fish meal substitute in practical diets for African catfish, Clarias gariepinus (Burchell 1822): growth, feed utilization and digestibility. J. Appl. Ichthyol. 17, 64-69.

Halver J. E. and R. W. Hardy, 2002. Fish Nutrition. Third Edition. National Academic Press, USA. 839p.

Hernández, M.D., F.J. Martínez, M. Jover and G. García. Effects of partial replacement of fish meal by soybean meal in sharpsnout seabream (Diplodus

puntazzo) diet Aquaculture 263 (2007) 159–167.

Huỳnh Nguyễn Bình Khang, 2008. Khả năng sử dụng bột đậu nành làm thức ăn cho cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống. Luận văn đại học ngành Nuôi trồng thủy sản, khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ.

Lâm Đăng Khoa, 2006. Nghiên cứu khả năng sử dụng bột đậu nành trong công thức thức ăn cho cá rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn đại học Nuôi trồng thủy sản, khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ.

Lê Ngọc Diện, Phan Văn Thành, Mai Bá Trường Sơn và Trịnh Thu Phương, 2006. Nghiên cứu ương giống và nuôi thương phẩm cá thát lát

(Notopterus notopterus Pallas). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

2006: trang 79 – 85.

Lê Quốc Phong, 2010. Nghiên cứu kha năng sử dụng bột đậu nành làm thức ăn cho cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Luận văn thạc sĩ

33

Lê Quốc Toán, 2010. Nghiên cứu sử dụng bột đậu nành làm thức ăn chế

biến cho cá lóc bông (channa micropeltes, Cuvier, 1831). Luận văn thạc sĩ

Nuôi Trồng Thủy Sản, 2010. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Thanh Hùng, 2000. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 84 trang.

Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 299 trang

Lê Vinh Phong, 2009. Khảnăng sử dung bột đậu nành thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của cá lóc (Channa striata). Luận văn đại học Nuôi trồng thủy sản, khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.

Lim, S.J, S.S. Kim, G.Y. Ko, J.W. Song, D.Han, J.D. Kim, J.U. Kim and K.J. Lee, 2011. Fish meal replacement by soybean meal in diets for Tiger puffer, Takifugu rubripes. Aquaculture 313: 165–170.

Lin, S.M., Luo, L., 2011. Effects of different levels of soybean meal inclusion in replacement for fish meal on growth, digestive enzymes and transaminase activitives in practical diets for juvenile tilapia, Oreochoromis niloticus x O. aureus. Aquaculture 168: 80-87.

Mai Đình Yên, 1983. Định loại cá nước ngọt ở Nam bộ. Nhà xuất bản khoa học – kĩ thuật

Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Nàng Hai. NXB Nông Nghiêp Tp Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đình Mão, Phạm Đức Hùng., 2009. Ảnh hưởng của thay thế bột cá bằng bã đậu nành trong thức ăn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của cá Giò (Rachycentron canadum) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Sốđặc biệt/2009, trang 19 – 24.

Nguyễn Huy Lâm, Võ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Trúc và Lê

Thanh Hùng, 2012. Đánh giá khảnăng sử dụng thức ăn bánh dầu nành lên sức

Một phần của tài liệu khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1822) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)