Sự biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1822) (Trang 29)

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình ương nuôi các

đối tượng thủy sản, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý mà còn tác

động đến quá trình trao đổi chất, khảnăng bắt mồi hay khảnăng sử dụng thức

ăn của cá.

Bảng 4.1: Các yếu tốmôi trường trong thí nghiệm

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn.

Cá là loài động vật biến nhiệt, rất nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt

độ, nhất là đối với môi trường nước nong như bể nuôi. Khi nhiệt độ tăng thì quá trình trao đổi chất, vận tốc thức ăn qua ống tiêu hóa tăng lên ảnh hưởng

đến sự tiêu hóa thức ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Nhìn chung nhiệt

độ trong thí nghiệm dao động không lớn giữa sáng và chiều. Theo Trương

Quốc Phú (2000), khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của cá là 25- 300C. Do đó yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm (26,5-29,50C) là hoàn toàn thuận lợi cho sự phát triển của cá thát lát còm.

Oxy được xem là chất khí quan trọng nhất trong các chất khí hòa tan trong

nước, rất cần thiết cho đời sống của động vật thủy sản. Hàm lượng oxy hòa tan trong thí nghiệm (6,43 mg/L vào buổi sáng và 6,62 mg/L vào buổi chiều)

dao động ít và nằm trong khoảng tốt nhất cho cá là 5ppm đến bão hòa (Trương

Quốc Phú, 2000).

Bên cạnh nhiệt độ và oxy, pH cũng là yếu tố quan trọng cho quá trình phát triển, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên cá nuôi. Sự biến động lớn của pH

theo ngày và đêm là nguyên nhân làm cá bị sốc, có thể bỏ ăn và yếu đi (Trương Quốc Phú, 2000). Tuy nhiên, trong quá trình nuôi pH đã được quản lý tốt phù hợp với khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của cá là 6,5-9

(Trương Quốc Phú, 2000).

Lượng N-NH4+ trong thí nghiệm được ghi nhận tương đối thấp (0,58 mg/L) do thí nghiệm sử dụng hệ thống chảy tràn, lượng nước mới được thay đổi liên tục nên dư lượng đo được thấp. N-NH4+ không độc hại cho động vật thủy sản Chỉ tiêu Nhiệt độ (0C) Oxy (mg/L) pH NH4+ (mg/L) NO2- (mg/L) Sáng 26,5±0,25 6,43±0,36 7,40±0,09 0,58±0,10 0,25±0,38 Chiều 29,5±0,38 6,62±0,45 7,64±0,12

21

nhưng hàm lượng quá cao (>2 mg/L) sẽ dẫn đến sự biến động của các yếu tố môi trường khác (Trương Quốc Phú, 2000).

Tương tự như N-NH4 +

, lượng NO2 -

trong suốt quá trình thí nghiệm được theo dõi là 0,55 mg/L và luôn trong khoảng thích hợp cho sựsinh trưởng bình

thường của cá. Theo Trương Quốc Phú (2000) thì hàm lượng NO2- cho phép trong các ao nuôi cá là từ 0,01-1 mg/L.

Nhìn chung, các chỉ tiêu môi trường được theo dõi trong thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá thát lát còm. Hệ thống chảy tràn và sục khí liên tục giúp ổn định các chỉ tiêu chất lượng nước nên ít có sự biến động giữa sáng và chiều.

Một phần của tài liệu khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1822) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)