Hỗ trợ, phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cho người bệnh tâm thần

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Phần 2 (Trang 30)

II. Phần chọn câu đúng nhất: Khoanh tròn vào đầu câu chọn

4. Hỗ trợ, phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cho người bệnh tâm thần

- Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và thói quen lao động của người dân mà ta tổ chức lựa chọn loại hình lao động cho phù hợp. Ở nước ta, trên 80% dân số làm nông nghiệp, do vậy loại hình lao động chính là trồng trọt, chăn nuôi và lao động thủ công.

- Đối với người bệnh tâm thần công việc bắt đầu trở lại là những công việc đơn giản, nhẹ nhàng, không đòi hỏi chi tiết phức tạp.

- Tại cộng đồng, có thể tổ chức một nhóm lao động phục hồi chức năng như trồng trọt, chăn nuôi hoặc gia công, sản xuất các sản phẩm thủ công, đồ dùng vật dụng công đoạn thô cho các nhà máy, xưởng sản xuất tư nhân… Có thể gửi người bệnh vào các hợp tác xã, xưởng bảo trợ, nhà máy… Khi tiến hành liệu pháp lao động cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

+ Lao động phải có người hướng dẫn kèm cặp nhằm hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

+ Bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, luôn ưu tiên những công việc mà trước đây người bệnh đã làm, có năng khiếu và niềm ham thích.

+ Lao động với hình thức tập thể là chủ yếu. + Có sự đánh giá, động viên khen thưởng.

+ Ít nhiều nhưng phải có trả công thích hợp cho từng người bệnh.

- Phải có cơ sở vật chất, kinh phí cho cơ sở đáp ứng cho việc tổ chức các hoạt động, huy động xã hội hoá với các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ thiện, cá nhân hảo tâm, gia đình người bệnh…

LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC

I. Phần câu trả lời đúng sai: Đánh dấu A cho câu đúng– B cho câu sai

1. Người bệnh tâm thần được hưởng quyền lợi chăm sóc, điều trị như những bệnh tật khác theo luật sức khoẻ và các chính sách chế độ khác của nhà nước.

A. Đúng. B. Sai.

2. Đối với người bệnh tâm thần công việc bắt đầu trở lại là những công việc đơn giản, nhẹ nhàng, từ từ nâng lên chi tiết phức tạp.

A. Đúng. B. Sai.

3. Người bệnh tâm thần muốn ra ngoài khoa, nếu không có người nhà phải có sự đồng ý của bác sĩ, người quản lý và phải được ghi và ký vào sổ.

A. Đúng. B. Sai.

4. Giáo dục cộng đồng không phân biệt đối xử, kỳ thị hành hạ ngược đãi người bệnh tâm thần dưới bất cứ hình thức nào.

A. Đúng. B. Sai

5. Gia đình và cộng đồng có trách nhiệm phát hiện sớm người có biểu hiện rối loạn tâm thần để chữa bệnh sớm tại các cơ sở y tế.

A. Đúng. B. Sai.

II. Phần chọn câu đúng nhất: Khoanh tròn vào đầu câu chọn

6. Những người bệnh tâm thần có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh phải được quản lý.

A. Cấp 1. B. Cấp 2. C. Cấp 3. D. Cấp 4.

7. Trường hợp người bệnh tâm thần trốn ra ngoài, nếu không tìm thấy sau 1 giờ điều dưỡng phải báo cáo .

A. Người trực lãnh đạo. B. Bác sĩ trưởng khoa. C. Phòng kế hoạch tổng hợp. D. Phòng điều dưỡng bệnh viện.

8. Người có trách nhiệm không để người bệnh tâm thần tự do ra khỏi cổng bệnh viện là.

A. Điều dưỡng trưởng khoa. B. Điều dưỡng viên.

C. Bảo vệ bệnh viện. D. Nhân viên y tế.

9. Khi tiến hành liệu pháp lao động cho người bệnh tâm thần tái hòa nhập cộng đồng, cần lưu ý một số nguyên tắc, nhất là.

A. Phải có người hướng dẫn kèm cặp. B. Bắt đầu từ dễ đến khó.

C. Có sự đánh giá, động viên khen thưởng. D. Đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

10. Trách nhiệm quan trọng nhất của gia đình và cộng đồng đối với người bệnh tâm thần là.

A. Không phân biệt đối xử, kỳ thị. B. Khuyến khích bệnh nhân tập thư giãn. C. Phát hiện sớm và điều trị tích cực.

D. Đặt kế hoạch cho những hoạt động có ích.

ĐÁP ÁN

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Phần 2 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)