Theo dõi và quản lý người bệnh tâm thần tại khoa điều trị ở bệnh viện và ở cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Phần 2 (Trang 27)

II. Phần chọn câu đúng nhất: Khoanh tròn vào đầu câu chọn

1.Theo dõi và quản lý người bệnh tâm thần tại khoa điều trị ở bệnh viện và ở cộng đồng

2. Mô tả được trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người bệnh tâm thần.

3. Hỗ trợ, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập cộng đồng, phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cho người bệnh tâm thần.

4. Tuyên truyền giáo dục toàn dân về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tâm thần.

NỘI DUNG

Bệnh tâm thần là một bệnh lý nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội. Người bệnh tâm thần bị hạn chế trong quyền cơ bản nhất, đó là quyền nhận thức làm người. Đối với gia đình, việc chạy tiền chữa trị và tốn nhiều thời gian để chăm sóc bệnh nhân tầm thần là một gánh nặng thực sự. Bệnh tâm thần được phân loại vào nhóm bệnh xã hội và phản ánh thực trạng y tế của một quốc gia và cần phải có sự hợp lực của nhiều ban ngành liên quan để phòng tránh và xử lý, nhất là việc quản lý, hỗ trợ, phục hồi tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần, để giúp họ có thể tái lao động, sớm hòa nhập với cộng đồng. Để làm được điều này, người bệnh tâm thần rất cần đến sự giúp đỡ của gia đình, xã hội và của cộng đồng.

1. Theo dõi và quản lý người bệnh tâm thần tại khoa điều trị ở bệnh viện và ở cộng đồng cộng đồng

1.1 Theo dõi và quản lý người bệnh tâm thần tại khoa điều trị ở bệnh viện

Nhiệm vụ của bác sĩ tại khoa điều trị

- Bác sĩ thăm khám người bệnh ngay khi được điều dưỡng trưởng khoa báo cáo. - Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án của người bệnh, có chẩn đoán sơ bộ và hướng điều trị (chậm nhất trong vòng 24 giờ đối với trường hợp cấp cứu, 36 giờ đối với các trường hợp khác).

- Cho làm xét nghiệm cần thiết trong vòng 48 giờ, trường hợp cấp cứu phải làm ngay.

- Làm xét nghiệm tại giường những trường hợp cấp cứu, chăm sóc cấp I.

- Tiến hành điều trị, kê đơn thuốc (3 lần/tuần) theo đúng quy định, chỉ định chế độ dinh dưỡng và chế độ chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh tật.

- Đối với các trường hợp người bệnh không thuộc diện cấp cứu, bác sĩ hoặc cử nhân tâm lý thực hiện các liệu pháp tâm lý.

- Trường hợp người bệnh diễn biến nặng phải báo cáo ngay cho trưởng khoa để phối hợp xử lý, hội chẩn và báo cáo lãnh đạo.

- Chỉ định các hoạt động phục hồi chức năng và tái thích ứng xã hội cho người bệnh.

- Bác sĩ có trách nhiệm sơ kết và tổng kết điều trị theo quy chế hồ sơ bệnh án. Bác sĩ Trưởng khoa có trách nhiệm kiểm tra và ký vào hồ sơ bệnh án trong vòng tuần đầu nằm viện.

Nhiệm vụ của điều dưỡng tại khoa điều trị

- Lấy mạch nhiệt độ huyết áp và ghi vào hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Có trách nhiệm theo dõi diễn biến của người bệnh, ghi chép vào phiếu theo dõi và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ để xử trí.

- Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

- Hướng dẫn người bệnh thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng, vui chơi giải trí theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa.

Trường hợp cấp cứu

- Nhóm điều dưỡng và bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải khẩn trương cấp cứu người bệnh trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn.

1.2 Quản lý người bệnh theo phân cấp chế độ

1.2.1 Phân cấp chế độ quản lý người bệnh (QLNB)

- Quản lý người bệnh cấp 1: Những người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, có hành vi nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh, phải cử người theo dõi chặt chẽ.

- Quản lý người bệnh cấp 2: Những người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi trốn viện, không yên tâm điều trị, phải cử người theo dõi thường xuyên.

1.2.2 Quản lý người bệnh trong khu vực của khoa điều trị

- Hàng ngày điều dưỡng trưởng khoa có trách nhiệm phân công người quản lý chăm sóc người bệnh. Mỗi khoa lâm sàng phải có sổ theo dõi quản lý người bệnh ra vào khoa.

- Người bệnh muốn ra ngoài khoa phải có người nhà và được sự đồng ý của bác sĩ, người quản lý, phải được ghi và ký vào sổ, ghi rõ quan hệ với người bệnh, thời gian ra và quay trở lại.

- Nếu quá thời gian cho ra ngoài mà người bệnh không trở lại thì phải tổ chức đi tìm. Nếu không tìm thấy sau 1 giờ phải báo cáo lên phòng kế hoạch tổng hợp hoặc trực lãnh đạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cấm không được để cho người bệnh ra ngoài mà không có người quản lý giám sát. Trường hợp người bệnh ra ngoài tự do gây ra những hậu quả cho bản thân hoặc cho những người xung quanh thì những người cho ra phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

- Những trường hợp người bệnh tự ý bỏ viện thì khoa phải tổ chức đi tìm ngay và báo ngay cho Phòng kế hoạch tổng hợp hoặc trực lãnh đạo.

1.2.3 Quản lý người bệnh ngoài khu vực khoa điều trị

- Trường hợp người bệnh được đưa đi hoạt động phục hồi chức năng, làm xét nghiệm và các hoạt động khác phải được quản lý chặt chẽ.

- Bảo vệ bệnh viện có trách nhiệm không để người bệnh tự do ra khỏi cổng bệnh viện. Khi phát hiện phải thông báo cho khoa có người bệnh và phối hợp với khoa điều trị đưa người bệnh về.

- Nếu bảo vệ bệnh viện để người bệnh tự do ra ngoài cổng gây rối trật tự hoặc gây hậu quả xấu thì người thường trực và tổ trưởng tổ bảo vệ phải chịu trách nhiệm các hậu quả do người bệnh gây ra.

1.3 Theo dõi và quản lý người bệnh tâm thần tại cộng đồng

(đọc nội dung trong bài chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Phần 2 (Trang 27)