Đánh giá một số đặc tính của viên chưa bao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén indomethacin tác dụng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu (Trang 32)

Viên được bảo quản trong lọ kín, để ổn định trong ít nhất 24 giờ. Các nhóm viên được đem đánh giá về các đặc tính: lực gây vỡ viên, độ dày viên, khả năng giải phóng dược chất. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Đặc tính của viên nhân INDO

Đặc tính của viên

Các mẫu viên

P1 P2 P3 C1 C2 C3

Lực gây vỡ viên (N) 60,2 72,1 89,3 42,4 64,2 71,5 Độ dày viên trung bình (mm) 2,77 2,71 2,61 2,54 2,48 2,44

❖ Nhận xét:

Khi tăng lực dập viên lên, các tiểu phân dược chất liên kết với nhau chặt chẽ hơn làm độ cứng của viên tăng lên. Đồng thòi chúng xếp xít nhau hơn do vậy độ dày của viên giảm, nhưng vói bán kính chày cối là 10 mm mà khối lượng viên chỉ trong khoảng từ 0,27 g đến 0,28 g- bản thân mỗi viên đã có bề dày nhỏ - nên mức độ giảm này không đáng kể.

Giữa viên chứa Na3PƠ4 và NaHCOg có sự khác biệt, trong đó viên chứa Na3PƠ4 cần lực gây vỡ viên lớn hơn. Có thể giải thích vì Na3P0 4 chịu nén tốt hofn NaHCOg nên ở cùng một lực dập, độ cứng viên cao hơn.

Tiến hành thử khả năng giải phóng dược chất bằng phương pháp thử hòa tan như đã mô tả ở mục 2.1.2.5. Bảng 2.4 và hình 2.3; 2.4 là kết quả thí nghiệm.

Bảng 2.4: Lượng INDO giải phóng theo thòi gian Thòi gian

(phút)

Giải phóng của các mẫu viên

P1 P2 P3 C1 C2 C3 3 36,3 33,1 29,4 30,1 24,7 20,1 6 48,3 45,1 43,2 44,4 40,1 34,6 9 59,4 54,2 53,2 53,6 50,2 45,1 12 67,8 64,3 62 63,5 58,9 52,9 15 73,2 70,0 67,3 68,8 65,3 60,7 18 78,9 74,8 72,2 73,2 70,1 66,3 21 82,3 81,4 78,1 79,9 75,2 70,7 24 88,2 85,2 82,1 73,7 79,5 76,5 27 93,4 89,7 85,2 87 84,3 80,2 30 97,6 92,9 89,5 90,8 87,3 83,4 33 100 96,4 93,6 94 91,3 87,4 35 100 97,5 96,7 93,2 88,3 37 100 98,2 95,4 90,2 39 100 98,8 93,1 41 100 98,3 43 100

Hình 2.4: Lượng INDO giải phóng theo thời gian theo CT2 ❖ Nhân xét:

Như đã nhận định, INDO nguyên liệu rất khó tan. Khi kết hợp sử dụng cùng tá dược có tính base, độ tan của nó tăng lên một cách rõ rệt. Cùng môi trường là đệm phosphat 6,2; 100% INDO đã hòa tan sau 33 đến 37 phút với các viên bào chế theo công thức 1; 39 đến 41 phút vói các viên bào chế theo công thức 2; con số này chỉ xấp xỉ 50 % ở bột INDO nguyên liệu dạng acid.

Vai trò làm tăng độ tan cho INDO của Na3PƠ4 và NaHCOj tương tự nhau. Nhưng qua quá trình thực nghiệm thấy rằng mẫu viên dùng NaHCOg dập rất dính chày cối, nhanh biến màu, dễ hút ẩm do gốc HCOj' khi phản ứng với ion của INDO tạo HịO và COj. Mặt khác sản phẩm CO2 sẽ làm màng bao không đồng đều, phồng rộp nên chúng tôi quyết định lựa chọn mẫu viên có phối hợp Na3PƠ4 cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén indomethacin tác dụng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)