Duy trì SXSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong tuyến quặng tại mỏ sắt Suối Láo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Trang 68)

SXSH là một hành trình, không phải là điểm đến.Khi đánh giá SXSH này kết thúc, đánh giá khác được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với cơ hội khác được lựa chọn. Do vậy, SXSH yêu cầu sự cải tiến liên tục.

Sau khi triển khai xong các giải pháp SXSH đã nghiên cứu, nhóm SXSH cần trở lại bước phân tích quy trình, tiến hành xác định cũng như lựa chọn các bước quy trình gây lãng phí tiếp theo. Chu trình này sẽ lại diễn ra liên tục tới khi có những kết quả không mong đợi, hoặc khi tất cả các công đoạn được hoàn thành và sau đó bắt đầu một chu kỳ mới. Khi đó, các cơ hội SXSH khác sẽ có thể xác định được và chu trình SXSH lại tiếp tục.

60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, thu thập tài liệu và khảo sát thực tế, nghiên cứu đã lập quy trình sản xuất, thực hiện cân bằng nguyên liệu, định giá dòng thải và tìm ra nguyên nhân phát sinh dòng thải. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH và phân tích tính khả thi của các giải pháp khi áp dụng tại xí nghiệp.

Đề tài đã đề xuất 10 giải pháp SXSH, trong đó 7 giải pháp có thể thực hiện ngay vì không tốn hoặc tốn ít chi phí, dễ thực hiện và 3 giải pháp cần nghiên cứu thêm.

Các giải pháp có thể thực hiện ngay sẽ giúp xí nghiệp tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nước, giảm thất thoát nguyên vật liệu, tái sử dụng chất thải,... Các giải pháp này nên thực hiện ngay do không tốn hoặc tốn ít chi phí và dễ thực hiện

Ba giải pháp cần nghiên cứu thêm, bao gồm:

 Xây dựng bể chứa nước cấp và đường ống dẫn nước, thiết kế định mức sử dụng nước hiệu quả và vận hành sản xuất theo đúng định mức: Giải pháp này cần đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng và lợi ích kinh tế đem lại khi sản xuất 1 tấn tinh quặng là rất nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên, khi giải pháp này được thực hiện, lượng nước sử dụng khi sản xuất 1 tấn quặng tinh giảm rất nhiều (giảm 4,3 m3 đối với quặng không từ và 8,96 m3 đối với quặng tinh có từ).

 Nâng cao chất lượng sản phẩm quặng không từ: Giải pháp này không cần đầu tư ban đầu do xưởng tuyển đã có sẵn các thiết bị cần thiết, chỉ cần thêm 1 nhân công vận hành máy nhưng đem lại hiệu quả về kinh tế và giúp tận thu tài nguyên là rất lớn. Thực hiện giải pháp này, quặng đuôi có hàm lượng sắt chỉ đạt 11,27% và lợi nhuận tăng 288.000 đồng/1 tấn tinh quặng.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm quặng nhiễm từ: Đây là giải pháp rất đơn giản, chỉ cần thay đổi thông số tại máy nghiền bi để nghiền quặng đạt cấp hạt <0,2mm thay vì <0,5mm như hiện nay đồng thời tăng công suất lõi từ lên

61

2500OE thay vì 1500OE như hiện nay. Lợi nhuận thu được tăng so với hiện nay là 850.000 đồng/1 tấn tinh quặng và quặng đuôi có hàm lượng sắt là 7,7%.

Sau khi phân tích khả thi đối với 3 giải pháp, nghiên cứu đề xuất cần ưu tiên

thực hiện giải pháp Nâng cao chất lượng sản phẩm quặng nhiễm từ do thực hiện

đơn giản nhưng mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường rất lớn. KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu có một số kiến nghị như sau:

 Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho mỏ sắt Suối Láo thuộc công ty Hoàng Nam sớm được tiếp cận với hợp phần SXSH trong công nghiệp.  Công ty Hoàng Nam cần trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, đặc

biệt những vật dụng giúp công nhân có thể làm việc được trong môi trường có tiếng ồn lớn để đảm bảo sức khỏe người lao động. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng SXSH, công ty cần có những chính sách khen thưởng để khích lệ tinh thần làm việc của công nhân.

 Trong nghiên cứu này, do vấn đề về thời gian và kinh phí nên:Quặng đuôi không từ và quặng đuôi có từ chưa được phân tích thành phần để đề xuất phương án giải quyết;Nước thải sản xuất, chất lượng đất, nước mặt và nước ngầm tại khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải sản xuất chưa được phân tích để phát hiện ra các vấn đề môi trường.Quá trình đánh giá SXSH sau cần quan tâm tới các vấn đề này để cải thiện hiện trạng tốt hơn.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Công ty TNHH thương mại dịch vụ và nuôi trồng thủy hải sản Hoàng Nam

(2006), Đề án thiết kế khả thi khai thác lộ thiên mỏ quặng sắt khu Suối Láo, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình.

2. Công ty TNHH thương mại dịch vụ và nuôi trồng thủy hải sản Hoàng Nam

(2008), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Nhà máy chế biến tinh quặng sắt, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình.

3. Công ty TNHH thương mại dịch vụ và nuôi trồng thủy hải sản Hoàng Nam

(2011), Dự án cải tạo môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Suối Láo, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình.

4. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010, Nhà xuất bản thống kê,Hòa Bình.

5. Phạm Hữu Giang (2009), Hướng dẫn Đồ án môn học tuyển trọng lực thiết kế xưởng tuyển than, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

6.Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (2008), Tài liệu đào tạo sản xuất sạch hơn cho tư vấn sản xuất sạch hơn,Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội.

7. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (2008), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trung tâm sản xuất sạch

Việt Nam, Hà Nội.

8. Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/09/2009 Phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”.

9. Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 Phê duyệt “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

10. Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 Phê duyệt “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030”.

11.Văn phòng giúp việc Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm

2020 (2010),Tài liệu hỗ trợ Đào tạo cán bộ tư vấn sản xuất sạch hơn, Trung

tâm sản xuất sạch Việt Nam, Hà Nội. Tiếng Anh:

12. RalphLuken and Ann-Christin Freij (1994), Cleaner industrial production in developing countries: Market opportunities for developed countries and

63

potential cost savings for developing countries, United Nations Industrial

Development Organization.

13. UNEP (2002), Sustainable Consumption and Cleaner ProductionGlobal Status 2002.

Website

14. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

(2009),http://www.hoabinh.gov.vn/web/guest/dia_chi_hoa_binh/-

/vcmsviewcontent/YuHJ/2207/2207/11450, truy cập ngày 18/05/2014.

15. Nguyễn Hảo (2014), “Kiểm tra hiệu quả thu hút đầu tư và kết quả thực hiện các

dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đà Bắc”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình, http://www.hoabinh.gov.vn/web/guest/ct_dukhach/-

/vcmsviewcontent/8sPV/2422/2422/86501,truy cập ngày 18/05/2014.

16. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, “Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn”, http://sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-

14/2011/Tuyen-ngon-quoc-te-ve-san-xuat-sach-hon-894.aspx, truy cập ngày

20/06/2014.

17. Tập đoàn khoáng sản Hamico, “Khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam”, http://www.hamico.vn/index.php?act=newsdetail&cid=50&id=157

PHỤ LỤC

Hình ảnh 1: Khu vực chứa sản phẩm không có tường bao và mái che

Hình ảnh 3: Quặng không từ <5mm chất đống chưa có phương án giải quyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong tuyến quặng tại mỏ sắt Suối Láo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Trang 68)