Lựa chọn giải pháp SXSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong tuyến quặng tại mỏ sắt Suối Láo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Trang 57)

Thuyết minh 3 giải pháp cần nghiên cứu thêm:

Xây dựng bể chứa nước cấp và lắp đặt hệ thống dẫn nước có khóa tắt/mở. Thiết kế định mức sử dụng nước hiệu quả đối với từng công đoạn và vận hành hệ thống cấp nước đúng định mức: (Giải pháp số 1)

Cần xây dựng bể chứa nước cấp cho sản xuất, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước từ bể chứa tới từng công đoạn và có khóa tắt/mở để có thể tắt khi không sử dụng.

49

Căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của xí nghiệp và tư vấn của các kỹ sư chuyên ngành tuyển khoáng tại Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất – Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, nghiên cứu này đã tính toán, thiết kế định mức tiêu thụ nước hiệu quả tại từng công đoạn trong sản xuất như sau:

Bảng 3.17. Định mức tiêu thụ nước hiệu quả trong sản xuất

TT Công đoạn Định mức/tấn quặng thô (m3)

Định mức sử dụng(m3/h)

Quy trình tuyển quặng không từ

1 Vít rửa 4 67,2

Tổng 4 67,2

Quy trình tuyển quặng không từ

1 Nghiền búa 1 16,8 2 Vít rửa 3 50,4 3 Nghiền bi 1,5 25,2 4 Xoắn phân cấp 0,5 8,4 5 Tuyển từ 4 67,2 6 Bể thành phẩm 0,1 1,68 Tổng 10,1 169,68

Sau khi xây dựng được bể chứa nước cấp và tính toán được định mức tiêu thụ nước tại từng công đoạn, xưởng tuyển có thể vận hành, điều chỉnh lượng nước cấp tại từng công đoạn theo đúng định mức đã được nghiên cứu và khóa van nước khi không sử dụng.

Nâng hàm lượng sắt trong sản phẩm quặng không từ (Giải pháp số 2)

Nghiên cứu đề xuất thay đổi quy trình tuyển quặng không từ để thu được sản phẩm tinh quặng có hàm lượng sắt cao hơn hiện nay như sau:Quy trình đề xuất giống quy trình tuyển quặng có từ nhưng quặng sau công đoạn vít rửa sẽ được nghiền tới cấp hạt <1mm và sử dụng công nghệ tuyển trọng lực để tuyển quặng.

50

Các công đoạn trong quy trình đề xuất hoạt động giống quy trình tuyển quặng có từ hiện nay xưởng tuyển đang áp dụng, tuy nhiên công đoạn tuyển từ được thay thế bằng vít tuyển trọng lực. Tại vít tuyển trọng lực, dung dịch quặng và các vật chất phi quặng được phân loại nhờ trọng lượng riêng. Quặng được tháo ra ngoài ở cửa tháo phía dưới, các vật chất phi quặng tràn ra ngoài theo cửa tràn ở phía trên của thiết bị tuyển. Sản phẩm quặng tháo ra bể chứa sẽ được xử lý giống quá trình tuyển quặng có từ hiện nay.

Sơ đồ quy trình đề xuất:

Hình 3.7. Đề xuất quy trình tuyển quặng không từ nâng cao chất lượng sản phẩm

Sản phẩm Quặng nguyên khai

Đập hàm sơ cấp Đập hàm thứ cấp Vít rửa Phễu cấp liệu Máy nghiền bi Vít tuyển trọng lực Hệ thống xoắn phân cấp Nước thải Nghiền búa Nước Nước

Nước thải chứa bùn, cát Nước

Nước Nước Quặng >1mm

Bể chứa Nước thải

51

Quy trình đề xuất trong nghiên cứu này đã được đã được thiết kế đầu tư và lắp đặt từ năm 2008. Tuy nhiên, hiện nay công ty chỉ tập trung chế biến sản phẩm quặng có từ khai thác từ mỏ Tân Pheo và sản phẩm quặng không từ chỉ qua khâu đập, rửa đã có thể tiêu thụ với giá thành rẻ nên hệ thống này không được sử dụng.

Nghiên cứu này đã tiến hành thí nghiệm với đầu vào là quặng không từ của mỏ Suối Láo, thực hiện các công đoạn của quy trình đề xuất như trên và thu được sản phẩm tinh quặng có khối lượng và hàm lượng sắt như sau:

Bảng 3.18. Đặc điểm sản phẩm quá trình tuyển quặng không từ bằng phương pháp tuyển trọng lực

Sản phẩm Thu hoạch (khối lượng, %) %Fe

Tinh quặng 62,82 52,21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quặng đuôi 37,18 11,27

Nguyên khai 100 36,99

Sản phẩm tinh quặng sau thu được bằng phương pháp tuyển trọng lực có hàm lượng sắt đạt 52,21%, hiện nay được tập đoàn Hòa Phát thu mua với giá 1.000.000 đồng/tấn. Quặng đuôi có hàm lượng sắt nhỏ, giảm mức độ lãng phí tài nguyên so với quặng có cỡ hạt <5mm trong quy trình tuyển hiện nay rất nhiều.

Nâng hàm lượng sắt trong sản phẩm quặng nhiễm từ (Giải pháp số 3)

Dây chuyền chế biến quặng có từ tại mỏ Suối Láo có công nghệ tiên tiến. Để có thể tuyển quặng đạt hàm lượng sắt cao hơn chỉ cần thay đổi cỡ hạt tại bộ phận nghiền bi (có thể đạt tới cỡ hạt <0,01mm), đồng thời tăng công suất lõi từ.

Nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với đầu vào là quặng nhiễm từ khai thác từ mỏ Tân Pheo, thực hiện các công đoạn như quy trình tuyển tại xí nghiệp. Tuy nhiên, máy nghiền bi sẽ được điều chỉnh để nghiền quặng đạt tới cấp hạt <0,2mm thay vì cấp hạt <0,5mm như hiện nay; hệ thống tuyển từ vận hành với cường độ từ trường là 2500 OE (đơn vị của cường độ từ trường) thay vì 1500 OE như hiện nay. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:

52

Bảng 3.19. Đặc điểm sản phẩm quá trình tuyển quặng có từ cấp hạt <0,2mm

TT Sản phẩm Thu hoạch(khối lượng, %) %Fe %SiO2

1 Tinh quặng 35,41 66,14 5,2

2 Quặng đuôi 41,67 7,7

3 Thải rắn 22,92 8,51

4 Nguyên khai 100 28,58

Sản phẩm thu được sau khi thay đổi cấp hạt quặng tại máy nghiền bi đạt <0,2mm và cường độ từ trường là 2500OE có hàm lượng sắt đạt 66,14%, có thể bán cho tập đoàn Hòa Phát với giá từ 2,1 – 2,3 triệu đồng/tấn.

Đối với 3 giải pháp cần phân tích thêm, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích tính khả thi về kỹ thuật, tính khả thi về kinh tế và tính khả thi về môi trường.

a. Phân tích khả thi về kỹ thuật

Bảng 3.20. Phân tích khả thi về kỹ thuật

Giải

pháp Mô tả

Tính khả thi kỹ thuật/ yêu cầu Không gian Thiết bị Nhân lực

Giải pháp số

1

-Đề ra mức sử dụng nước hiệu quả tại từng công đoạn

-Điều chỉnh đường ống cấp nước đảm bảo hoạt động đúng định mức Đảm bảo Thiết bị đơn giản, chỉ cần đầu tư nhỏ Đảm bảo Giải pháp số 2

Máy nghiền bi nghiền quặng đạt cấp hạt <1mm và tuyển bằng vít tuyển trọng lực Đảm bảo Có sẵn Đảm bảo Giải pháp số 3

-Điều chỉnh máy nghiền bi để thu được quặng <0,2mm -Tuyển từ với cường độ 2500OE

53

Giải pháp số 1 yêu cầu về không gian để xây dựng bể chứa và thiết bị lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước. Do khu vực xây dựng xưởng tuyển có diện tích rộng nên vấn đề không gian để xây dựng bể chứa là hoàn toàn đảm bảo. Đường ống dẫn nước là những thiết bị đơn giản, dễ lắp đặt, có thể tận dụng hệ thống ống dẫn hiện tại của xí nghiệp hoặc mua mới nếu cần thiết.

Giải pháp số 2 yêu cầu thay đổi quy trình tuyển nhưng do quy trình đề xuất giống quy trình trong đầu tư thiết kế dự án từ năm 2008 nên khi thực hiện giải pháp này, chỉ cần vận hành lại hệ thống đã có sẵn. Do vậy, yêu cầu về không gian và thiết bị của giải pháp đều được đảm bảo. Tuy nhiên, khi vận hành quy trình đề xuất, cần thêm 1 nhân công vận hành máy so với hiện nay.

Giải pháp số 3 là giải pháp đơn giản nhất trong 3 giải pháp cần nghiên cứu thêm. Thực hiện giải pháp này không yêu cầu về không gian, thiết bị và nhân lực, chỉ cần điều chỉnh máy nghiền bi và hệ thống tuyển từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo như phân tích, cả 3 giải pháp trên đều khả thi về mặt kỹ thuật và hoàn toàn có thể thực hiện ngay.

b. Phân tích khả thi về kinh tế

Đối với các công ty, tính khả thi về kinh tế là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Khi thực hiện các giải pháp đề ra sẽ mất chi phí đầu tư ban đầu và chi phí cho quá trình vận hành.

Giải pháp số 1:

Cần xây dựng bể chứa nước cấp và lắp đăt hệ thống đường ống gây tốn kém chi phí. Việc xây dựng bể có thể tận dụng lượng cát nạo vét từ bể lắng số 1. Khi thực hiện giải pháp này, sản xuất 1 tấn quặng thô không từ sẽ tiết kiệm được 4,93m3 nước (19.878m3/tháng) và sản xuất 1 tấn quặng thô có từ sẽ tiết kiệm được 4,48m3 nước (18.063m3/tháng).

54

Do nước sử dụng trong sản xuất được bơm trực tiếp từ suối Láo nên giải pháp này chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế thông qua giảm lượng điện sử dụng từ hệ thống bơm nước – mức lợi nhuận kinh tế này nhỏ, không đáng kể.

Giải pháp số 2:

Do thực hiện quy trình đề xuất sử dụng các thiết bị đã được đầu tư ban đầu nên không tốn chi phí đầu tư, chỉ tốn chi phí vận hành thông qua việc sử dụng nước, điện, bảo dưỡng máy móc. Chi phí tăng thêm bao gồm:

 Chi phí cho quặng thô: Tuyển được 1 tấn tinh quặng theo quy trình đề xuất sẽ cần lượng quặng thô tăng thêm so với quy trình hiện tại là 439kg, tương đương với 80.000đồng.

 Chi phí sử dụng điện: Khi sản xuất 1 tấn tinh quặng, lượng điện sử dụng tăng thêm của quy trình đề xuất, đối với quy trình hiện tại là 18,2kW, tương đương với 25.400 đồng.

 Chi phí trả lương 1 nhân công vận hành máy là 4 triệu đồng/tháng, tương đương với 1.600 đồng/tấn tinh quặng.

Từ đó, có thể so sánh được lợi nhuận thu được khi bán 1 tấn quặng thô, 1 tấn tinh quặng tinh quặngcủa quy trình hiện tại và 1 tấntinh quặng của quy trình đề xuất như sau:

Bảng 3.21. Lợi nhuận thu được khi thực hiện giải pháp số 2

Sản phẩm Giá bán (đồng) Chi phí tăng thêm

(đồng) Lợi nhuận (đồng)

Nguyên khai 200.000 - 18.000

Quy trình cũ 600.000 - 262.000

Quy trình đề xuất 1.000.000 112.000 550.000

Như vậy, thực hiện giải pháp số 2 sẽ đem lại lợi nhuận là 550.000 đồng/1 tấn tinh quặng, tăng thêm 288.000 đồng/tấn tinh quặng so với quy trình cũ, đây là mức

55

lợi nhuận lớn nên nghiên cứu đánh giá giải pháp số 2 là giải pháp mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế cho xí nhiệp.

Giải pháp số 3:

Giải pháp này đơn giản, chỉ cần điều chỉnh các thông số trên máy nghiền bi và hệ thống tuyển từ nên không tốn chi phí đầu tư. Chi phí tăng thêm chỉ gồm chi phí cho quặng thô. Khi thực hiện giải pháp số 3, để tuyển được 1 tấn tinh quặng sẽ cần lượng quặng thô tăng thêm so với hiện tại là 824kg, tương đương với 150.000 đồng.Lợi nhuận thu được khi bán 1 tấn quặng thô, 1 tấn quặng tinh như hiện nay và 1 tấn quặng tinh khi thực hiện giải pháp số 3 như sau:

Bảng 3.22. Lợi nhuận thu được khi thực hiện giải pháp số 3

Sản phẩm Giá bán (đồng) Chi phí tăng thêm

(đồng) Lợi nhuận (đồng)

Nguyên khai 200.000 - 18.000

Quy trình cũ 1.000.000 - 585.000

Quy trình mới 2.100.000 150.000 1.435.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, thực hiện giải pháp số 3 sẽ đem lại lợi nhuận là 1.435.000 đồng/1 tấn tinh quặng, tăng thêm 850.000 đồng so với hiện nay, đây là mức lợi nhuận rất lớn.Sau khi phân tích tích khả thi về mặt kinh tế đối với 3 giải pháp cần nghiên cứu thêm, Bảng 3.23 sẽ giúp tổng hợp lại những chi phí phát sinh và lợi ích đem lại của từng giải pháp khi được thực hiện tại xí nghiệp.

Bảng 3.23. Phân tích khả thi về kinh tế

Giải pháp Tính khả thi kinh tế Chi phí đầu tư (đồng) Phí vận hành (đồng/tấn quặng tinh)

Lợi ích/tiết kiệm (đồng/tấn quặng tinh)

Giải pháp số 1 10.000.000 0 -

Giải pháp số 2 0 112.000 288.000

56

c. Phân tích khả thi về môi trường

Sau khi phân tích tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, các giải pháp SXSH phảiđược đánhgiátrên phương diệnảnh hưởng của chúngtới môi trường:

Bảng 3.24. Phân tích ảnh hưởng tới môi trường

Giải pháp Tích cực Tiêu cực

Giải pháp số 1

- Tiết kiệm 4,3 m3 nước khi sản xuất 1 tấn quặng tinh không từ

- Tiết kiệm 8,96 m3 nước khi sản xuất 1 tấn quặng tinh có từ

Không

Giải pháp

số 2 - Tận thu tài nguyên tốt hơn

-Tăng lượng điện và nước sử dụng

-Tăng lượng quặng thô khi sản xuất 1 tấn quặng tinh Giải pháp

số 3 - Tận thu tài nguyên tốt hơn

Tăng lượng quặng thô khi sản xuất 1 tấn quặng tinh

d. Lựa chọn giải pháp thực hiện

Sau khi tiến hành đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, bước tiếp theo là lựa chọn các phương án thực hiện. Kết quả thu được của quá trình phân tích khả thi thấy rằng:

 Cả 3 giải pháp đều khả thi về mặt kỹ thuật.

 Giải pháp số 3 là giải pháp đơn giản nhất, không yêu cầu về không gian, thiết bị và đầu tư nhưng mang lại lợi ích về kinh tế lớn nhất.

 Giải pháp số 2 cần thay đổi quy trình công nghệ nhưng xưởng tuyển đã có sẵn thiết bị nên không cần đầu tư và đem lại lợi nhuận lớn.

 Giải pháp số 1 cần đầu tư (khoảng 10 triệu đồng) nhưng đem lại lợi ích về kinh tế rất nhỏ, không đáng kể. Tuynhiên, giải pháp này có tác động tích cực về mặt môi trường do giảm lượng nước sử dụng trong quá trình tuyển là rất lớn (4,3m3/1 tấn quặng tinh không từ và 8,96 m3/1 tấn quặng tinh có từ).

57

Vì vậy, nghiên cứu đề xuất 3 giải pháp này cần sớm được thực hiện tại đây. Đặc biệt, giải pháp số 3 cần ưu tiên thực hiện ngay do đơn giản và đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, môi trường.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong tuyến quặng tại mỏ sắt Suối Láo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Trang 57)