Các chỉ tiêu về phục vụ cung ứng thuốc của các loại hình bán

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá hoạt động cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh thái nguyên năm 2001 2002 (Trang 40)

3.11.2. Các chỉ tiêu về phục vụ cung ứng thuốc của các loại hình bán thuốc. thuốc.

* Hiêu thuốc thuốc DNNN

+Trình độ chuyên môn của người bán thuốc như sau: 31,2% DSTH, 62,4% dược tá còn lại là chuyên môn khác chiếm 6,4% (chủ yếu là y sĩ và KTV). Với đội ngũ bán hàng như trên thì kể cả trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng bán hàng chưa thật tốt, cần phải được thường xuyên tập huấn, cập nhật thông tin về thuốc và các quy chế chuyên môn nhằm đảm bảo hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

+ Nguồn thuốc: đa số được cung cấp từ công ty dược phẩm Thái Nguyên với chủ yếu các thuốc nhập từ công ty dược phẩm TW.

Ưu điểm: Dễ quản lý về chất lượng, giá bán ổn định theo sự chỉ đạo của công ty dược.

Nhược điểm: giá cả do công ty quản lý còn cứng nhắc chưa nhanh nhạy theo cơ chế thị trường, chủng loại hàng còn kém phong phú. Nói chung giá cả cao hơn NTTN và công ty TNHH.

+ Tỷ lệ thuốc thiết yếu so vói danh mục thuốc thiết yếu tương đối đầy đủ đảm bảo nhu cầu TTY phục vụ CSBVSK nhân dân.

+ Số giờ phục vụ: đa số mở cửa hành chính, không có hiệu thuốc phục vụ 24/24h do đó chưa đáp ứng nhu cầu thuốc mọi lúc cần thiết của nhân dân.

+ Giá bán lẻ: thường không chênh lệch giữa các hiệu thuốc tuy nhiên giá cao hơn so với NTTN và công ty TNHH.

+ Việc chấp hành quy chế chuyên môn hiệu thuốc nhà nước tốt hơn các loại hình bán thuốc khác do thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở bởi các đơn vị trực thuộc.

* Nhà thuốc tư nhân.

+ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc: 30% DSĐH, 7,9% DSTH 62,1% dược tá. Với đội ngũ bán thuốc như vậy đảm bảo việc hướng dẫn sử dụng thuốc tương đối tốt, khả năng cập nhật thông tin về thuốc nhanh hơn.

+ Nguồn thuốc: phần lớn mua của công ty cổ phần, công ty TNHH và NTTN.

• Ưu điểm: Mặt hàng đa dạng, phong phú, giá rẻ.

• Nhược điểm: Nguồn thuốc không ổn định, khó kiểm soát

chất lượng.

+Tỷ lệ TTY/DMTT đạt 80,92% thấp hơn so với hiệu thuốc, thường kinh doanh thuốc biệt dược đắt tiền phục vụ các đối tượng có thu nhập cao và thích dùng thuốc ngoại.

+ Giờ phục vụ: số giờ mở cửa của nhà thuốc nhiều hơn so vói hiệu thuốc (trừ một số nhà thuốc ngoài giờ). Tuy nhiên chưa có nhà thuốc phục vụ 24/24h, chưa đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời cho nhân dân nhất là trong trường hợp cấp cứu.

+ Giá bán lẻ: với các mặt hàng thuốc thông thường, giá bán lẻ của nhà thuốc cao hơn so với hiệu thuốc. Tuy nhiên với các loại biệt dược được bán với giá rất cao do DNNN chưa đáp ứng đủ những loại thuốc này.

+ Chấp hành quy chế chuyên môn: việc chấp hành quy chế chuyên môn đặc biệt quy chế là đơn thuốc chưa thật tốt. Một số nhà thuốc đăng ký mở cửa ngoài giờ nhưng thực tế vẫn mở trong giờ hành chính. Một số do ngại rườm rà về thủ tục đã không bán thuốc an thần gây khó khăn cho nhân dân trong việc mua thuốc hướng thần để điều trị.

* Đai lý bán thuốc

+ Trình độ chuyên môn người bán thuốc chủ yếu là dược tá chiếm 89,02%. Việc hướng dẫn sử dụng thuốc tốt chưa đảm bảo, thông tin về thuốc

mới cũng như các văn bản pháp quy chưa được cập nhật. Đây là đội ngũ cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn.

+ Nguồn mua thuốc: chủ yếu từ các hiệu thuốc huyện, thị thuộc công ty được phẩm tỉnh, chất lượng thuốc đảm bảo. Tuy nhiên quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu nhiều loại thuốc đặc biệt các dạng thuốc ống, chai do vận chuyển khó khăn.

+ Tỷ lệ TTY/DMTTY đạt 27,46%, tỷ lệ thấp chưa đảm bảo nhu cầu TTY phục vụ nhân dân.

+ Gía bán lẻ: giá bán hơi cao do phụ thuộc vào giá của DNNN, hơn nữa do thường ở xa nguồn cung ứng do đó phí vận chuyển cao.

+ Chấp hành quy chế chuyên môn còn yếu. * Cống tỵ TNHH

+ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc: 50% DSTH, 50% dược tá + Nguồn thuốc chủ yếu mua của tư nhân, số lượng chủng loại mặt hàng phong phú, gía rẻ hơn DNNN. Tuy nhiên cũng gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát chất lượng thuốc.

+ Tỷ lệ TTY/DMTTY đạt 57,8%.

+ Chấp hành quy chế chuyên môn tương đối tốt.

* Tram Y tế

+ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc như sau: 1,18%DSTH, 38,8% dược tá, 60,02% chuyên môn khác. Như vậy việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn là rất khó khăn. Cần phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về dược cho cán bộ trạm y tế.

+ Giá thuốc TYT thường cao hơn các loại hình khác do TYT phải vận chuyển xa, mặt khác đối với các vùng sâu vùng xa TYT gần như độc quyền trong việc bán thuốc nên giá cao hơn; còn ở thành thị, người dân đến mua thuốc ở TYT thường ít hơn các loại hình khác nên càng làm cho giá

+ Chấp hành quy chế chuyên môn: do chủ yếu là y sĩ bán thuốc nên kiến thức chuyên môn về dược cũng như hiểu biết về các văn bản pháp quy còn yếu nên phải được tập huấn bồi dưỡng thường xuyên.

+ Đáp ứng tương đối đầy đủ TTY đối với tuyến xã.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá hoạt động cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh thái nguyên năm 2001 2002 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)