Tiến hành khảo sát giá bán lẻ thực tế tại các quầy bán lẻ của hiệu thuốc, nhà thuốc, đại lý bán thuốc, trạm y tế. Kết quả thu được như sau:
Bảng 19. Giá bán lẻ bình quân một số thuốc thiết yếu có bán tại các cơ sở bán lẻ (tháng 4/2003) Đơn vị: đồng ST T Tên thuốc, nồng độ hoặc hàm lượng Nơi sx Đơn vi tính ' Giá bán lẻ HT NT ĐLB T CTTN HH TYT 1 Vitamin BI 5mg VN Lo 10ÒV 1200 1500 1500 1350 1200 2 Vitamin c lOOmg VN Lo 10ỏv 4500 4000 4500 4500 4500 3 Paracetamol 500mg VN o< 600 700 600 600 700 4 Penicilin 400.000ul VN vỉ/10v 1600 1800 1600 1700 1800 5 Ampicilin 500mg VN vỉ/10v 5600 5500 5500 5500 5600 6 Amoxicilin 500mg VN vỉ/10v 6000 6000 6000 6000 6000 7 Erythromycin 250mg VN vỉ/10v 5000 4500 5000 4500 5000 8 Trimazon VN viên 100 100 100 100 150 9 Atroprinsulfat 0,025mg VN ống 140 150 120 120 120 10 Gentamycin 80mg VN ống 1000 800 800 800 1200 11 Vitamin BI VN ống 350 350 350 400 300 12 Vitamin B12 500|j,g VN ống 380 400 380 400 300 13 Novocain 3% VN $ ŨTQ 190 200 200 150 300 14 Ringerlactat 500ml VN lo 7500 8000 - 8000 10000 15 Glucose 30% 500ml VN lo - 13000 - 14000 15000 Nhận xét:
> Nói chung giá thuốc thiết yếu chênh lệch không nhiều giữa nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý.
> Riêng TTY giá thuốc cao hơn hẳn do điều kiện vận chuyển xa. Mặt khác do lượng bệnh nhân đến mua thuốc tại các trạm xá ít hơn ở
các loại hình khác càng làm cho giá thuốc ở đây cao hơn.
> Các đại lý bán thuốc thiếu các loại dịch truyền do đại lý thường ở xa khu vực các bệnh viện, đồng thời việc vận chuyển các loại thuốc này có khó khăn hơn các dạng thuốc viên.
3.10. TÌNH HÌNH CHAT LƯỢNG THUỐC
Theo báo cáo của trung tâm kiểm nghiệm Thái Nguyên, kết quả của công tác kiểm nghiệm thuốc trong 2 năm 2001-2002 như sau:
Bảng 20. Tình hình chất lượng thuốc năm 2001-2002
Các tiếu chí Năm 2001 Năm 2002
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ
1. Tổng số mẫu kiểm nghiệm 809 100 903 100
2. Thuốc không đạt chất lượng 01 012 09 0,99
Trong đó:
- Theo vùng phát hiện
+ ở thành thị 01 100,00 07 77,70
+ ở nông thôn 0 0,00 02 22,30
- Theo nguồn gốc xuất xứ
+ Thuốc sản xuất trong nước 01 100,00 09 100,00
+ Thuốc sản xuất ở nước 0 0,00 0 0,00
- Theo đối tượng
+ Thuốc đông dược 01 100,00 0 0,00
+ Thuốc tân dược 0 0,00 09 100,00
- Theo dạng thuốc
+ Đơn chất 0 0,00 09 100,00
+ Đa chất 01 100,00 0 0,00
(Nguồn: Trung tâm kiểm nghiệm Thái Nguyên) Nhận xét:
> Tổng số mẫu thuốc kiểm nghiệm năm 2002 tăng 11% so với năm 2001, tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng tăng từ 0,10%(năm 2001) lên 0,99% (năm 2002). Năm 2002 có 9 mẫu không đạt trong đó toàn bộ là thành phẩm tân dược: 06 mẫu kháng sinh, 02 mẫu là vitamin va 01 mẫu
nước, điều này phản ánh quy trình công nghệ của nước ta còn lạc hậu, hoặc cũng có thể do quá trình bảo quản không tốt nên khi lưu hành trên thị trường thuốc bị giảm chất lượng nhanh chóng.
> Công tác kiểm nghiệm thuốc ở Thái Nguyên ngày càng được làm tốt hơn nhằm phát hiện và ngăn chặn các thuốc không đạt chất lượng lưu hành trên thị trường. Cùng với đội ngũ cán bộ kiểm nghiệm có trình độ chuyên môn và sự hiện đại hoá về trang thiết bị máy móc, hoá chất đã nâng số mẫu thuốc kiểm nghiệm lên 903mẫu (so với năm 2001 là 809 mẫu) và không có mẫu thuốc nào phải gửi lên viên kiểm nghiêm. 3.11. BÀN LUẬN CHUNG
Bằng phương pháp hồi cứu và tổng hợp số liệu báo cáo của sở Y tế Thái Nguyên, công ty Dược Thái Nguyên và các loại hình bán thuốc qua khảo sát thực tế, tính toán rút ra một số nhận xét chung như sau.
3.11.1. Về các chỉ tiêu mạng lưới cung ứng thuốc
Từ bảng 10,11,12 cho thấy: Số lượng các loại hình bán thuốc của Thái Nguyên tương đối ổn định, số lượng nhà thuốc tăng 3, công ty TNHH tăng 2. Có sự giảm số lượng đại lý bán thuốc do thực hiện thông tư 02/2000.
Sự phân bố điểm bán thuốc là không đồng đều. NTTN và công ty TNHH chỉ tập trung ở trung tâm thành phố. Ở các huyện việc cung ứng thuốc chủ yếu do các quầy của hiệu thuốc ĐLBT và TYT đảm nhiệm. Bình quân điểm bán thuốc/xã, phưòng là 2,22 trong đó ở thành phố là 4,48 còn ở Võ Nhai (một huyện vùng cao của Thái Nguyên) là 1,67 (thuốc chủ yếu được cung ứng bởi TYT xã).
Các chỉ tiêu P,R,S:
> Bình quân cứ 2.734 dân thì có một điểm bán lẻ phục vụ nếu, nếu so với cả nước chỉ số này là 2.100. Như vậy số điểm bán thuốc Thái Nguyên còn thấp, đặc biệt ở các huyện như Phú Bình chỉ số này là 3804.
> Các chỉ số s, R cũng rất cao, thể hiện sự khó khăn trong việc mua thuốc đặc biệt đối với nhân dân các xã vùng sâu vùng xa.
3.11.2. Các chỉ tiêu về phục vụ cung ứng thuốc của các loại hình bán thuốc. thuốc.
* Hiêu thuốc thuốc DNNN
+Trình độ chuyên môn của người bán thuốc như sau: 31,2% DSTH, 62,4% dược tá còn lại là chuyên môn khác chiếm 6,4% (chủ yếu là y sĩ và KTV). Với đội ngũ bán hàng như trên thì kể cả trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng bán hàng chưa thật tốt, cần phải được thường xuyên tập huấn, cập nhật thông tin về thuốc và các quy chế chuyên môn nhằm đảm bảo hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
+ Nguồn thuốc: đa số được cung cấp từ công ty dược phẩm Thái Nguyên với chủ yếu các thuốc nhập từ công ty dược phẩm TW.
Ưu điểm: Dễ quản lý về chất lượng, giá bán ổn định theo sự chỉ đạo của công ty dược.
Nhược điểm: giá cả do công ty quản lý còn cứng nhắc chưa nhanh nhạy theo cơ chế thị trường, chủng loại hàng còn kém phong phú. Nói chung giá cả cao hơn NTTN và công ty TNHH.
+ Tỷ lệ thuốc thiết yếu so vói danh mục thuốc thiết yếu tương đối đầy đủ đảm bảo nhu cầu TTY phục vụ CSBVSK nhân dân.
+ Số giờ phục vụ: đa số mở cửa hành chính, không có hiệu thuốc phục vụ 24/24h do đó chưa đáp ứng nhu cầu thuốc mọi lúc cần thiết của nhân dân.
+ Giá bán lẻ: thường không chênh lệch giữa các hiệu thuốc tuy nhiên giá cao hơn so với NTTN và công ty TNHH.
+ Việc chấp hành quy chế chuyên môn ở hiệu thuốc nhà nước tốt hơn các loại hình bán thuốc khác do thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở bởi các đơn vị trực thuộc.
* Nhà thuốc tư nhân.
+ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc: 30% DSĐH, 7,9% DSTH 62,1% dược tá. Với đội ngũ bán thuốc như vậy đảm bảo việc hướng dẫn sử dụng thuốc tương đối tốt, khả năng cập nhật thông tin về thuốc nhanh hơn.
+ Nguồn thuốc: phần lớn mua của công ty cổ phần, công ty TNHH và NTTN.
• Ưu điểm: Mặt hàng đa dạng, phong phú, giá rẻ.
• Nhược điểm: Nguồn thuốc không ổn định, khó kiểm soát
chất lượng.
+Tỷ lệ TTY/DMTT đạt 80,92% thấp hơn so với hiệu thuốc, thường kinh doanh thuốc biệt dược đắt tiền phục vụ các đối tượng có thu nhập cao và thích dùng thuốc ngoại.
+ Giờ phục vụ: số giờ mở cửa của nhà thuốc nhiều hơn so vói hiệu thuốc (trừ một số nhà thuốc ngoài giờ). Tuy nhiên chưa có nhà thuốc phục vụ 24/24h, chưa đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời cho nhân dân nhất là trong trường hợp cấp cứu.
+ Giá bán lẻ: với các mặt hàng thuốc thông thường, giá bán lẻ của nhà thuốc cao hơn so với hiệu thuốc. Tuy nhiên với các loại biệt dược được bán với giá rất cao do DNNN chưa đáp ứng đủ những loại thuốc này.
+ Chấp hành quy chế chuyên môn: việc chấp hành quy chế chuyên môn đặc biệt quy chế là đơn thuốc chưa thật tốt. Một số nhà thuốc đăng ký mở cửa ngoài giờ nhưng thực tế vẫn mở trong giờ hành chính. Một số do ngại rườm rà về thủ tục đã không bán thuốc an thần gây khó khăn cho nhân dân trong việc mua thuốc hướng thần để điều trị.
* Đai lý bán thuốc
+ Trình độ chuyên môn người bán thuốc chủ yếu là dược tá chiếm 89,02%. Việc hướng dẫn sử dụng thuốc tốt chưa đảm bảo, thông tin về thuốc
mới cũng như các văn bản pháp quy chưa được cập nhật. Đây là đội ngũ cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn.
+ Nguồn mua thuốc: chủ yếu từ các hiệu thuốc huyện, thị thuộc công ty được phẩm tỉnh, chất lượng thuốc đảm bảo. Tuy nhiên quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu nhiều loại thuốc đặc biệt các dạng thuốc ống, chai do vận chuyển khó khăn.
+ Tỷ lệ TTY/DMTTY đạt 27,46%, tỷ lệ thấp chưa đảm bảo nhu cầu TTY phục vụ nhân dân.
+ Gía bán lẻ: giá bán hơi cao do phụ thuộc vào giá của DNNN, hơn nữa do thường ở xa nguồn cung ứng do đó phí vận chuyển cao.
+ Chấp hành quy chế chuyên môn còn yếu. * Cống tỵ TNHH
+ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc: 50% DSTH, 50% dược tá + Nguồn thuốc chủ yếu mua của tư nhân, số lượng chủng loại mặt hàng phong phú, gía rẻ hơn DNNN. Tuy nhiên cũng gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát chất lượng thuốc.
+ Tỷ lệ TTY/DMTTY đạt 57,8%.
+ Chấp hành quy chế chuyên môn tương đối tốt.
* Tram Y tế
+ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc như sau: 1,18%DSTH, 38,8% dược tá, 60,02% chuyên môn khác. Như vậy việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn là rất khó khăn. Cần phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về dược cho cán bộ ở trạm y tế.
+ Giá thuốc ở TYT thường cao hơn ở các loại hình khác do TYT phải vận chuyển xa, mặt khác đối với các vùng sâu vùng xa TYT gần như độc quyền trong việc bán thuốc nên giá cao hơn; còn ở thành thị, người dân đến mua thuốc ở TYT thường ít hơn các loại hình khác nên càng làm cho giá
+ Chấp hành quy chế chuyên môn: do chủ yếu là y sĩ bán thuốc nên kiến thức chuyên môn về dược cũng như hiểu biết về các văn bản pháp quy còn yếu nên phải được tập huấn bồi dưỡng thường xuyên.
+ Đáp ứng tương đối đầy đủ TTY đối với tuyến xã.
3.11.3. Về tình hình chất lượng thuốc
Tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng trên tổng số mẫu thuốc kiểm nghiệm năm 2002 là 0,99%. Trong đó toàn bộ là thành phẩm tân dược sản xuất ở trong nước. Điều này chứng tỏ cần phải quan tâm hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng thuốc sản xuất trong nước. Để nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước cần phải thực hành tốt các tiêu chuẩn về sản xuất thuốc tốt (GMP), bảo quản tốt (GSP), phân phối tốt (GDP).
3.11.4. Về tiền thuốc bình quân đầu người
Tiền thuốc bình quân đầu người của Thái Nguyên năm 2002 là 60.000 đồng/người. Mặc dù cao hơn một số tỉnh miền núi khác song tiền thuốc bình quân của Thái Nguyên còn thấp chỉ bằng 60% so với tiền thuốc tiêu thụ bình quân của cả nước. Tiền thuốc bình quân còn chênh lệch nhiều giữa các huyện, thành. Trong khi tiền thuốc bình quân đầu người ở Thành phố Thái Nguyên là 98.000 đồng/ người, thì tiền thuốc bình quân ở huyện Võ Nhai chỉ khoảng 35.000 đồng/người/năm.
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành khảo sát thực tế, phân tích một số chỉ tiêu cung ứng thuốc tại Thái Nguyên, thu được một số nét nổi bật sau:
4.1.1. Về mạng lưới cung ứng thuốc
- So với năm 2001, năm 2002 có sự mở rộng mạng lưới cung ứng thuốc:
số quầy thuốc DNNN tăng từ 63 lên 81 quầy, NTTN tăng từ 71 lên 74, công ty TNHH tăng thêm 2 công ty.
- Có sự giảm số lượng ĐLBT so với năm 2001 do thực hiện TT 02/2000. - Sự phân bố điểm bán thuốc không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực dân cư. Trong tổng số 68 nhà thuốc được khảo sát thì có tới 54 nhà thuốc tập trung ở thành phố (chiếm 74,9%).
- Điểm bán thuốc của DNNN phân bố khá đồng đều ở các huyện, tuy nhiên tập trung nhiều nhất vẫn ở thành phố.
4.1.2. Các chỉ tiêu phục vụ
- Các chỉ tiêu p, R, s không chênh lệch nhiều so với toàn quốc, tuy nhiên còn chênh lệch giữa các huyện trong tỉnh (đặc biệt đối với các huyện vùng cao các chỉ số này còn rất cao).
- Số giờ phục vụ tương đối đảm bảo, tuy nhiên chưa có điểm bán thuốc 24/24h.
- Nguồn mua thuốc của DNNN rõ ràng, nộp thuế đầy đủ. Riêng khu vực tư nhân còn nhiều bất cập, thuốc cũng không rõ nguồn gốc, còn trốn lậu thuế.
- TTY phục vụ trên địa bàn tương đối đầy đủ so với DMTTY. Giá thuốc TTY trên địa bàn tỉnh ổn định, chênh lệch không đáng kể giữa các loại hình.
- Đội ngũ cán bộ bán thuốc có trình độ chưa đồng đều giữa các loại hình nhưng nhìn chung phục vụ tốt công tác phòng và chữa bệnh. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
4.1.3. Doanh số bán và tiền thuốc bình quân đầu người
- Doanh số bán của các loại hình năm 2002 đều tăng hơn năm 2001 do
sự mở rộng mạng lưới cung ứng và nhu cầu sử dụng thuốc của người dân tăng.
- Tiền thuốc bình quân đầu người là 60.000 đồng/người/năm, còn thấp và chênh lệch nhiều giữa các vùng trong tỉnh.
4.1.4. Tình hình chất lượng thuốc
- Không có thuốc giả, tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng là 0,99%.
- Công tác kiểm nghiệm thuốc ngày càng được làm tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng thuốc, ngăn chặn thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường.
4.2. KIẾN NGHỊ
Đối với sở y tế và công ty dược Thái Nguyên
* Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy chế chuyên môn và các quy định khác của pháp luật. * Xây dựng tiêu chuẩn nhà thuốc tốt căn cứ trên “nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc” cho phù hợp với địa bàn tỉnh.
* Đào tạo đội ngũ cán bộ bán thuốc nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ.
Đối với UBNN tỉnh Thái Nguyên
* Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, trên cơ sở chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho DNNN vươn lên làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
* Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh đặc biệt công tác quản lý HNDTN, phối hợp liên ngành kiểm tra, xử lý nghiêm triệt để các đối tượng vi phạm nhất là các đối tượng bán thuốc trái phép.
* Có kế hoạch đào tạo cán bộ dược để bổ xung thay thế nhất là DSĐH, có chế độ ưu đãi với các cán bộ dược về công tác tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2001), Dịch tễ dược học, Trường ĐH Dược Hà Nội. 2. Lê Thanh Hà (2003), “Thủ phạm đẩy giá thuốc tăng cao ở đâu?”, Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 10/2003, trang 8.
3. Nguyễn Thị Thái Hằng (2001), Dược xã hội học, Trường ĐH Dược Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Thái Hằng - Lê Viết Hùng (2002), Pháp chế hành nghê dược,
Trường ĐH Dược HN.
5. Nguyễn Thị Thái Hằng - Lê Viết Hùng (2001), Kinh tế dược, Trường ĐH Dược HN.
6. Lê Viết Hùng (2000), “Vài nét về thị trường thuốc thế giới và Việt Nam”,
Tạp chí dược học, số 2 /2000, trang 6-7.
7. Lê Viết Hùng - Phan Thị Minh Tâm (2002), “Những yếu tố đặc trưng của
nghành Y Dược ảnh hưởng đến thị trường thuốc V iệt Nam giai đoạn 1991 -
2000 ”, Tạp chí dược học, số 8/ 2002, trang 4.