PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề nuôi nhím, cày hương, chim trĩ (Trang 44)

1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra định kỳ

+ Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm.

+ Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo thái độ thực hiện, trong quá trình thực hiện và bài báo cáo thực hành để đánh giá cho từng bài thực hành.

- Kiểm tra kết thúc mô đun: Người học thiếu 1 bài thực hành trở lên không được dự kiểm tra kết thúc mô đun.

+ Phần lý thuyết: Kiểm tra viết (tự luận hay trắc nghiệm) tổng hợp các kiến thức của mô đun.

+ Phần thực hành: Kiểm tra tổng hợp các nội dung tiêu thụ sản phẩm cho một cơ sở cụ thể.

2. Nội dung đánh giá

- Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về công việc tiêu thụ sản phẩm. - Thực hành:

Bài 1: Thu thập thông tin sản phẩm, thị trường Bài 2: Thiết kế mẫu phiếu thu thập thông tin Bài 3: Xác định giá thành của sản phẩm Bài 4: Tính chi phí cho một sản phẩm

Bài 5: Xây dựng mẫu phiếu lấy ý kiến khách hàng Bài 6: Soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán sản phẩm

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình 1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Chương trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).

- Chương trình áp dụng cho cả nước.

- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học

- Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành dạy tích hợp để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

a) Phần lý thuyết

trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán.

b) Phần thực hành

- Phương pháp hướng dẫn thực hành theo trình tự của quy trình hướng dẫn kỹ năng.

- Giáo viên thực hiện làm các bài tập mẫu và miêu tả từng bước một trên những dụng cụ thiết bị, máy móc đã nêu trong phần lý thuyết một cách chậm rãi theo trật tự lôgíc của bài thực hành.

- Người học quan sát, dụng cụ trực quan và những kỹ năng của giáo viên làm, sau đó học viên làm theo và làm nhiều lần.

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.

- Giáo viên kiểm tra xem các kỹ năng mà người học đã thực hiện đã đạt yêu cầu chưa.

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của sinh viên, nêu ra những khó khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Lý thuyết: Xác định qui mô sản xuất

- Thực hành: Thực hiện thành thạo các tính toán cần thiết cho quá trình lập kế hoạch bán sản phẩm.

4. Tài liệu cần tham khảo

[1] Nguyễn Ngọ Nhã Thư, 2005. Những Kỹ năng bán hàng thành công trong thương trường. Nhà xuất bản Thời Đại.

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề nuôi nhím, cày hương, chim trĩ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w